Từ lung linh thuộc từ loại nào vì sao

Soạn VNEN ngữ văn 9 tập 1

Soạn VNEN ngữ văn 9 tập 2

Soạn tiếng anh 9 mới - Tập 2

Soạn siêu hay văn 9 tập 1

Soạn tiếng anh 9 mới - Tập 1

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "lung linh", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ lung linh, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ lung linh trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Lung linh quá.

2. " Những giọt nước lung linh.

3. Nó lung linh như sông Nile.

4. Họ thật lung linh, phải không?

5. Lung linh rực rỡ mà lòng nhói đau

6. Ngoài kia tràn ngập ánh nắng lung linh

7. Nắng bên này vẫn lung linh sắc thắm

8. Em thích thắp những ngọn nến lung linh lên giá .

9. ♪ lấp lánh đám đông và lung linh mây ♪

10. ♪ rừng cây cháy rực lung linh như đuốc sáng

11. Mặt sông lại lung linh như được dát vàng, dát bạc

12. Ánh sáng... lung linh trên cao... bóng đêm không thể vây tới.

13. " Một ngôi sao lung linh, rạng rỡ trên bầu trời điện ảnh. "

14. Em được bưng ra bàn một màu trắng tươi, gần như lung linh.

15. [Tiếng cười] Em được bưng ra bàn một màu trắng tươi, gần như lung linh.

16. Trong vấn đề này lung linh vào phòng các một kẻ là rummy mức độ.

17. Nó sẽ lung linh trong một căn nhà, hơi giống một bông pháo hoa nhỏ.

18. Lội trong dòng nước lung linh màu bích ngọc là hàng ngàn chú chim màu hồng.

19. Thành phố đó một thời là ảo vọng lung linh của tôi giờ khiến tôi phát bệnh.

20. Tôi thích nhất mỗi dịp sinh nhật ai đó, mẹ tôi trang trí ngôi nhà này đẹp lung linh

21. Đây là sản phẩm từ nhóm của tôi một mô hình máy tính kém lung linh hơn một chút.

22. " Đó đây, ánh sáng phản chiếu của những ngọn đèn và các vì sao... nhảy múa lung linh trên bờ sông. "

23. Vào cuối những năm 1950, một công ty mỹ phẩm mang tên Gala giới thiệu son môi lung linh nhạt màu.

24. Chỉ khi cô nhảy múa trên từng bước tới đó như 1 nữ thần lung linh đang dạo chơi trong gió.

25. ROGER LEA MACBRIDE Charlotteville, Virginia Tháng Bảy 1970 PHẦN MỞ ĐẦU Những vì sao lung linh sà thấp trên đồng cỏ.

26. Hãy tưởng tượng xem một căn phòng nhỏ được thắp ánh nến lung linh chỉ có cô dâu , chú rể và tôi .

27. Những giọt sương của đêm qua vẫn còn đọng lại trên những cánh hoa khiến cho chúng trở nên lung linh hơn

28. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng

29. Có một ánh sáng lung linh mờ nhạt của ánh sáng trong hội trường, nhưng cửa ra vào nghiên cứu ngáp impenetrably đen.

30. Khi trở về nhà ban đêm, họ thường thấy ánh sáng của các vì sao phía bắc lung linh nhảy múa trên bầu trời.

31. Xung quanh chúng tôi, cảnh đổ nát điêu tàn của Ca Bê Na Um tỏa ánh sáng lung linh trong cái nóng ban trưa.

32. Ở hầu như mỗi khúc quanh, chúng tôi được thưởng ngoạn núi non, rừng mưa nhiệt đới, thác nước và biển lung linh huyền ảo.

33. Chúng tôi biết có người sống trong nhà gỗ này vì qua một cửa sổ nhỏ chúng tôi có thể thấy ánh sáng lung linh.

34. Những chiếc đèn màu vàng , xanh lá , xanh dương và màu đỏ toả sáng lung linh dịu nhẹ bao bọc con trai tôi và tôi .

35. "Vì vậy, chúng tôi đã có nhà sản xuất, thực hiện một vài video,hiệu ứng, các nhóm nhảy, và rất nhiều ánh sáng lung linh...

36. Rồi dưới ánh sáng lung linh của ngọn đèn dầu, cha mẹ có thể kể một câu chuyện trong Kinh Thánh và cầu nguyện với các con.

37. Trước khi cha tôi qua đời , Giáng sinh là thời khắc lung linh và đầy mê hoặc giữa mùa đông u ám lê thê ở Bathurst , New Brunswick .

38. Thành phố lấp lánh ánh đèn như những viên kim cương đỏ rực trên tấm thảm nhung, ánh trăng bạc lung linh phản chiếu trên mặt nước Vịnh Guanabara.

39. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng

40. Ở một bên, các đảo nhỏ lung linh trong vịnh phía dưới chúng tôi tương phản rõ rệt với miền đồi núi lởm chởm cằn cỗi ở phía bên kia.

41. Bạn có thể thấy đó là 1 bề mặt xanh đẹp lung linh và cứng như thép bọc bởi hàng ngàn và hàng ngàn kẽ nứt, những vết nứt sâu đến 200ft [~ 67m].

42. Chuyện kể rằng khi Cotonou được thành lập, ánh sáng của các làng ven hồ Ganvié suốt dọc phá chiếu ánh lung linh trên mặt nước, cho thấy những ngôi sao rơi bên dưới.

43. Tiên Nữ Của Hồ Nước, với bàn tay phủ áo gấm lung linh tinh khiết nhất, từ mặt hồ đưa cao thanh gươm Excalibur, ra hiệu rằng, bằng ý trời thiêng liêng, ta, Arthur, phải mang thanh gươm Excalibur.

44. Khi thảo luận về phán quyết liên quan đến vụ kiện Takeda và những gì liên can đến sự ưng thuận sáng suốt ở Nhật, Giáo Sư Takao Yamada, một thẩm quyền kỳ cựu trong ngành dân luật, viết: “Nếu để cho lập luận của quyết định này đứng vững, việc từ chối tiếp máu và nguyên tắc pháp lý về sự ưng thuận sáng suốt sẽ trở thành một ngọn nến lung linh trước gió” [Luật San Hogaku Kyoshitsu].

Từ láy là gì? Các dạng từ láy khác nhau và ví dụ kèm theo

3.9 [78.46%] 13 votes

Từ láy xuất hiện nhiều trong các văn bản và các cuộc đối thoại, giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về loại từ này cũng như nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Vậy từ láy là gì? Theo dõi những thông tin qua bài viết dưới đây của thegioimay.org để hiểu rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về từ láy và các ví dụ minh họa

Từ láy xuất hiện rất nhiều trong các bài tập tiếng Việt, nhất là tiếng Việt lớp 4, lớp 7 và được sử dụng đa dạng trong cuộc sống nhưng do chưa hiểu rõ về từ láy nên nhiều người không biết rằng những từ ngữ mà họ sử dụng đó chính là từ láy. Vậy từ láy là gì? 

Chúng ta có thể định nghĩa từ láy một cách đơn giản và dễ hiểu như sau: “Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Các tiếng cấu tạo nên từ láy thường giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, nguyên âm hoặc phụ âm. Trong từ láy, có thể có một từ không có nghĩa hoặc cả hai từ đều không mang ý nghĩa gì nhưng khi ghép lại với nhau, chúng lại trở thành có nghĩa.”

Một số ví dụ về từ láy: Tròn trịa, lung linh, long lanh, lóng lánh, hun hút, hâm hấp,….

>>> Bài viết tham khảo: Danh từ là gì? Các loại danh từ trong tiếng Việt

Tác dụng của từ láy là gì? 

Từ láy được sử dụng trong cả văn nói lẫn văn viết; nhất là trong thơ ca và các tác phẩm văn học nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh hay hình dáng của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, chúng còn được sử dụng để diễn tả cảm xúc, âm thanh,… của con người, sự vật và các hiện tượng cuộc sống. 

Tác dụng của từ láy

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của từ láy, mời các bạn cùng tham khảo ví dụ sau:  

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

[Trích Thu Điếu – Nguyễn Khuyến]

Trong bài thơ trên, Nguyễn Khuyến đã sử dụng các từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng có tác dụng làm tăng tính nhạc. Những từ láy đó vừa mô phỏng động thái, dáng dấp của các sự vật, vừa làm cho sự vật hiện lên trong mắt người đọc thật hấp dẫn và sống động. Đồng thời, nó còn thể hiện sự biến đổi tinh vi trong cảm xúc nhà thơ: 

  • Từ láy “lạnh lẽo”: Đó không chỉ là cái lạnh của nước mà còn là vẻ hiu hắt, đìu hiu của cảnh vật và tâm trạng u sầu của nhà thơ. 
  • Từ láy “tẻo teo”: Hình ảnh chiếc thuyền nhỏ bé, lênh đênh trên mặt nước mùa thu. Hình ảnh này hợp với cái nhìn của tác giả như muốn thu nhỏ mọi cảnh vật trong tầm mắt. 
  • Từ láy “lơ lửng”: Hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa các tầng mây, gợi lên trạng thái mơ màng, thực thực ảo ảo của nhà thơ.

>>> Bài viết tham khảo: Câu rút gọn là gì? Tác dụng và cách sử dụng của câu rút gọn 

Phân loại từ láy

Trong tiếng Việt, từ láy được chia làm hai loại chính. Cụ thể như sau: 

Từ láy bộ phận

Nếu bạn còn đang thắc mắc không biết “từ láy có âm đầu là gì” hay “nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì” thì câu trả lời là từ láy bộ phận nhé. Trong đó, từ láy bộ phận lại được chia làm 2 loại: 

  • Láy âm đầu là những từ có phần âm được lặp lại. Ví dụ như: gầm gừ, thấp thỏm, ngơ ngác, xinh xắn,…
  • Láy vần: Là những từ có phần vần được lặp lại. Ví dụ như: Bồi hồi, chênh vênh, càu nhàu, lẹo sẹo,….

Từ láy toàn bộ

Hay còn được gọi là từ láy hoàn toàn. Vậy từ láy hoàn toàn là gì? Đó là những từ được lặp lại cả phần âm và phần vần. Ví dụ như: Dành dành, luôn luôn, xanh xanh, tím tím, ào ào, ư ử, hằm hằm,…

Bên cạnh đó, để tạo sự tinh tế và hài hòa về âm thanh, một số từ láy toàn bộ còn được thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Ví dụ như: Thăm thẳm, thoang thoảng, ngồn ngộn, ngồng ngộng, ngò ngọ,….

Phân loại từ láy

Tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú nhưng đó cũng là hạn chế với người học bởi nó tạo ra sự phức tạp. Trong đó, từ ghép và từ láy là hai loại từ rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được hai loại từ này! Mời các bạn cùng tham khảo các cách nhận biết được chúng tôi tổng hợp dưới đây:  

Cách nhận biết Từ láy Từ ghép
Nghĩa của các từ tạo thành Thường chỉ có một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa. 

Ví dụ: Từ láy “long lanh”, chỉ có từ “long” có nghĩa còn từ “lanh” không có nghĩa. 

Hay từ láy “lung linh” thì cả hai từ tách ra đều không có nghĩa. 

Cả hai từ tạo thành từ ghép đều có ý nghĩa cụ thể. 

Ví dụ từ ghép “hoa quả”, “bàn ghế”, “sách vở”, “học tập”,…. khi tách ra chúng đều có ý nghĩa cụ thể. 

Sự lặp lại về âm hoặc vần Từ láy thường có sự lặp lại về âm hoặc vần, hoặc lặp lại cả âm lẫn vần.

Ví dụ: Bươm bướm, lóng lánh, tấp nập,… 

Thường không có sự lặp lại về âm và vần. Một số ít trường hợp từ ghép cũng có sự lặp lại về âm hoặc vần. 

Ví dụ; Bàn ghế, bánh trái,…

Đảo vị trí các từ trong câu Khi đảo vị trí, từ láy thường không có ý nghĩa. 

Ví dụ từ láy “rạo rực”, khi đảo thành “rực rạo” thì chúng không có ý nghĩa. 

Khi đổi vị trí trật tự các tiếng, từ ghép vẫn có ý nghĩa cụ thể. 

Ví dụ: Từ ghép “đau đớn” khi đảo thành “đớn đau” thì vẫn mang ý nghĩa cụ thể. 

Một trong hai từ cấu thành là từ Hán Việt Đây chắc chắn không phải là từ láy.

Ví dụ: Từ “tử tế” được lặp lại âm đầu nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép bởi từ “tử’ là từ Hán Việt.  

Là dấu hiệu nhận biết của từ ghép. 
Các cách phân biệt từ láy và từ ghép

>>> Bài viết tham khảo: Danh từ trong tiếng anh là gì?Tất tần tật về danh từ

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc từ láy là gì, các ví dụ kèm theo cũng như các phân biệt giữa từ ghép và từ láy. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thể hoàn thiện kiến thức về các loại từ. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập vào thegioimay.org mỗi ngày để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Video liên quan

Từ láy là gì? Từ ghép là gì? Mặc dù kiến thức này chúng ta đều đã được học ở chương trình Tiểu học nhưng đến nay, vẫn còn nhiều bạn chưa phân biệt được từ láy và từ ghép. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin giải đáp thắc mắc: Từ láy là gì? Từ ghép là gì? Cũng như cách phân biệt chúng.

Từ láy là gì? Từ ghép là gì?

Từ láy và từ ghép vẫn còn nhiều người nhầm lẫn và chưa phân biệt đượcTừ láy và từ ghép vẫn còn nhiều người nhầm lẫn và chưa phân biệt được

Từ láy là từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên, các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.

Từ láy là gì?Từ láy là gì?

Trong các tiếng của một từ láy sẽ có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng khi tách ra đều không có nghĩa, nhưng khi ghép chúng lại với nhau sẽ tạo nên một từ có nghĩa.

Có mấy loại từ láy?

Từ láy là các từ có thể giống nhau về vần hoặc âm, hay cũng có thể giống nhau cả về vần lẫn âm, vì thế từ láy được chia làm ba loại: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận và từ láy đặc biệt.

Có mấy loại từ láyCó mấy loại từ láy

Là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, giống nhau về âm và vần. Ví dụ như: ào ào, ầm ầm, xa xa, luôn luôn, xanh xanh,...

Bên cạnh đó, một số từ láy sẽ có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để mang đến cho âm thanh sự hài hòa khi viết hoặc nói. Chẳng hạn như: lanh lảnh, ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm,...

Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận được chia thành 2 loại, gồm từ láy âm và từ láy vần:

  • Từ láy âm: là những từ có hai âm tiết đầu tiên được lặp lại, giống nhau. Ví dụ như: thỉnh thoảng, lung linh, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, ngơ ngác,...
  • Từ láy vần: là những giống nhau, lặp lại về vần. Ví dụ như: chênh vênh, bồi hồi, cheo leo, linh tinh, liêu xiêu, càu nhàu, bứt rứt,...

Từ láy đặc biệt

Một số từ có phụ âm đầu đều là "k" nhưng được viết bằng 3 chữ cái khác nhau là k, c, q thì vẫn có thể kết hợp để tạo thành từ láy. Chẳng hạn như: cong queo, cũ kỹ, cập kềnh,... là những từ láy.

Ngoài ra, có một số từ không có phụ âm đầu vẫn có thể kết hợp thành từ láy. Chẳng hạn như những từ: ầm ĩ, êm ả, inh ỏi,... cũng là những từ láy.

Tác dụng của từ láy

  • Từ láy được sử dụng để tạo nên sắc thái biểu cảm và âm điệu cho câu từ. Ngoài ra, từ láy cũng thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người viết hay người nói.
  • Không những thế, từ láy còn được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm lý, tâm trạng, tinh thần, tình trạng,... của người và các sự vật hiện tượng.
  • Trong văn học, từ láy được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật nhằm biểu đạt và thể hiện tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật, đồng thời thể hiện chính xác ý đồ của tác giả.

Ví dụ của từ láy

Một số từ láy thông dụng như: xinh xắn, lung linh, long lanh, xanh xanh, ầm ĩ, thoang thoảng, mênh mông, róc rách, ríu rít, khanh khách, lao xao, thì thào, bong bóng, líu lo, lâm râm, ào ào, cũ kỹ, ầm ầm, linh tinh,...

Từ ghép là gì?

Từ ghép là gì?Từ ghép là gì?

Từ ghép là từ có từ hay tiếng trở lên, là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các từ có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ ghép không bắt buộc phải chung nhau về vần.

Có mấy loại từ ghép?

Từ ghép được chia thành hai loại là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là từ được ghép bởi từ chính và từ phụ, chúng hỗ trợ và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Từ chính thông thường sẽ đứng phía trước, từ phụ đứng phía sau và sẽ bổ nghĩa cho từ chính, do đó nghĩa từ phụ cũng sẽ hẹp hơn nghĩa của từ chính khá nhiều.

Ví dụ như: xe đạp, vàng hoe, bút máy, ông ngoại, tàu hỏa, sân bay, hoa hồng,...

Từ ghép đẳng lập

Không giống từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập sẽ không phân biệt từ nào là từ chính, từ nào là từ phụ. Nghĩa của những từ phụ cũng không hẹp như từ ghép chính phụ mà lại có nghĩa rộng hơn.

Ví dụ như: nhà cửa, ba mẹ, vợ chồng, quần áo, sách vở, cây cỏ, bàn ghế,...

Tác dụng của từ ghép

Từ ghép giúp cho người viết, người nói diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa câu từ trong lời văn hay lời nói của mình, tránh trường hợp bị người khác hiểu sai nghĩa.

Từ ghép cũng sẽ giúp cho người đọc, người nghe hiểu được trọn vẹn những ý nghĩa mà người viết, người nói muốn truyền tải một cách chuẩn xác mà không cần phải suy đoán.

Ví dụ của từ ghép

Sau đây là một số từ ghép thông dụng thường được sử dụng: ba mẹ, ông bà, quần áo, xe cộ, bút máy, sách vở, xe máy, mát mẻ, sân bay, cây cỏ, bàn ghế, giày dép, tàu hỏa, xanh um, đỏ lòe,...

Cách phân biệt từ ghép và từ láy

Cách phân biệt từ ghép và từ láyCách phân biệt từ ghép và từ láy

Khi đã hiểu rõ về các khái niệm: Từ láy là gì? Từ ghép là gì?, tiếp theo bạn cần phải phân biệt được từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép. Nếu vẫn chưa nắm được các cách phân biệt từ ghép và từ láy, bạn có thể tham khảo thực hiện theo các cách sau đây:

Cách 1: Tách từng từ đơn và đặt câu để kiểm tra đó là từ ghép hay từ láy

Bạn cần phải hiểu rõ một điều rất quan trọng đó là cả hai từ đơn trong từ ghép nếu tách riêng ra sẽ đều có nghĩa. Ngược lại với từ ghép, hai từ đơn trong từ láy nếu tách ra sẽ chỉ có một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.

Vì vậy, bạn cần phải tách riêng từng từ đơn và đặt câu cho các từ đơn đó, nếu cả hai từ đơn đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn nếu chỉ có một từ đơn có nghĩa hoặc cả hai từ đơn đều không có nghĩa thì xác định đó chính là từ láy.

Ví dụ 1: Từ "hoa lá" là từ ghép, vì khi tách hai từ đơn là hoa và lá thì cả hai khi đứng một mình đều có nghĩa, và mình có thể đặt câu với cả hai từ đơn này.

Giải thích ý nghĩa của hai từ đơn "hoa" và "":

Hoa: là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa, là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản của cây. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Hoa có thể tạo điều kiện thụ phấn chéo hoặc cho phép tự thụ phấn. Hoa tạo ra quả và hạt.

Lá: là một cơ quan của thực vật có mạch và là phần phụ thuộc ở bên chính của thân cây. Lá và thân cây hợp lại tạo nên chồi cây. Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp.

Đặt câu với hai từ đơn "hoa" và "":

Hoa: Những bông hoa đang khoe sắc dưới ánh nắng Mặt Trời.

Lá: Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song.

Ví dụ 2: Từ "thơm tho" là một từ láy vì khi tách hai từ đơn là "thơm" và "tho" thì chỉ duy nhất từ đơn "thơm" có nghĩa. Từ đơn "tho" không có nghĩa khi đi một mình và có tác dụng bổ nghĩa khi đi chung với từ đơn "thơm" . Từ đơn "thơm" có nghĩa là:

  • Có mùi hương dễ chịu, thoải mái.
  • Tiếng tăm tốt, được người đời nhắc tới, ca ngợi.
  • Quả thơm, cây thơm, quả dứa.

Cách 2: Thay đổi vị trí các từ đơn với nhau

Khi thay đổi vị trí của các từ đơn:

Từ ghép: nghĩa của từ vẫn không thay đổi khi đã thay đổi vị trí của các từ đơn.

Từ láy: các từ đơn của từ láy không thể thay đổi trật tự, khi thay đổi trật tự các từ đơn thì sẽ tạo thành từ không có nghĩa [trừ trường hợp từ láy toàn bộ].

Ví dụ

  • Từ "quần áo" là từ ghép vì khi thay đổi vị trí các từ đơn sẽ tạo thành từ "áo quần", nghĩa của từ vẫn không thay đổi dù đã thay đổi vị trí từ đơn. Từ "quần áo" hay "áo quần" đều có nghĩa là đồ dùng để mặc, chẳng hạn như: quần, áo,...
  • Từ "xinh xắn" là một từ láy vì khi ta thay đổi vị trí các từ đơn sẽ tạo thành từ "xắn xinh" là một từ không có nghĩa.

Cách 3: Mối liên quan về âm giữa các tiếng trong từ ghép và từ láy

Một sự khác biệt dễ nhận biết giữa từ láy và từ ghép đó là mối liên quan về âm của các từ đơn cấu thành từ. Bạn có thể dựa vào đặc điểm này để có thể phân biệt giữa từ ghép và từ láy một cách nhanh chóng và dễ dàng như sau:

Từ ghép: Giữa các tiếng tạo thành từ ghép thường không có liên quan về âm.

Từ láy: Các tiếng tạo thành thường có sự giống nhau về âm, có thể giống nhau về phụ âm đầu, phần vần hoặc giống nhau toàn bộ [từ láy toàn bộ].

Ví dụ:

Từ ghép: quần áo, mùa vụ, giáo viên, ba mẹ, xe cộ, bút máy, bàn ghế,... là các từ ghép vì các tiếng hoàn toàn không có mối quan hệ về âm vần.

Từ láy: các từ láy như từ "lung linh" giống nhau về phụ âm đầu, từ "lẩm bẩm" giống nhau về phần vần, từ "ào ào" có các tiếng giống nhau toàn bộ.

Cách 4: Dựa vào nguồn gốc của từ để xác định từ ghép hay từ láy

Từ láy là nét độc đáo của phương thức láy [láy âm, láy vần, láy toàn bộ], một phương thức tạo từ của riêng Tiếng Việt. Do đó chúng phải là những từ thuần Việt. Các từ Hán- Việt không phải là từ láy cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm.

Chẳng hạn các từ như: ngôn ngữ, nhục nhã, tâm tính, tinh tú, tham lam, náo nức, hội họa, lý lịch, báo cáo, mĩ mãn, nhũng nhiễu, nhã nhặn, vĩnh viễn, lẫm liệt, linh tinh,... là từ ghép vì chúng là từ Hán - Việt.

Còn các từ: sần sùi, sùng sục, bấp bênh, chênh vênh, chông chênh, cuồn cuộn,... là từ láy vì chúng là những từ thuần Việt.

Những từ láy không thể là từ Hán - Việt, nên những từ Hán - Việt đều là từ ghép. Chẳng hạn như từ "tử tế", khi phân tích các từ đơn, ta thấy "tử" là một từ Hán - Việt nên cho dù có láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép. Từ "tử" là từ Hán - Việt có các nghĩa như sau:

  • Từ là cái chết theo ý nghĩa thông thường.
  • Tử có nghĩa là con, cả con trai và con gái đều được gọi là tử.
  • Tử cũng có nghĩa là thế hệ sau, thế hệ con cháu.
  • Tử còn có nghĩa là chim thú còn nhỏ.

Cách 5: Từ giả định là từ ghép

Một số từ láy giả định tuy có những đặc điểm giống như từ láy nhưng các từ đơn tạo thành từ đều có nghĩa nên được xếp vào dạng từ ghép thay vì từ láy.

Chẳng hạn các từ như: chùa chiền, gậy gộc,... đều láy phụ âm đầu giống như từ láy, nhưng khi tách các từ đơn để tìm nghĩa thì cả hai từ đơn đều mang nghĩa, nên được xếp vào dạng từ ghép.

Cách 6: Xem xét quy luật hài thanh

Nếu các từ đơn trong từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép, còn các từ láy sẽ theo các quy luật hài thanh sau:

  • Âm vực cao gồm các thanh: ngang [không dấu], hỏi, sắc.
  • Âm vực thấp gồm các thanh: huyền, ngã, nặng.

Các từ sau đây là từ ghép vì hai từ đơn của từ không cùng âm vực với nhau:

  • Âm vực cao - thấp: sõng soài, dúi dụi, thớ lợ, ân cần, nháo nhào, khít khịt, mít mịt, phứa phựa, tí tị, ú ụ, chói lọi, cuống cuồng,...
  • Âm vực thấp - cao: lạng lách, đìu hiu, tạp nham, gọn lỏn, cộc lốc, trọc lóc, trật lất,...

Còn các từ sau là từ láy vì hai từ đơn của từ nằm cùng một âm vực với nhau: bồn chồn, bịn rịn, cuồn cuộn, mênh mông, quần quật, chênh vênh, cheo leo,...

Bên cạnh việc phân biệt từ láy và từ ghép, bạn cũng cần phải phân biệt được từ láy và từ đơn đa âm tiết. Cần chú ý: “Nếu hai hoặc nhiều tiếng không có nghĩa, có quan hệ âm vần nhưng tạo thành một từ chỉ sự vật thì từ đó là từ đơn đa âm tiết.”

  • “Tivi” là từ láy hay từ đơn đa âm tiết? Từ “ti” và “vi” khi tách riêng đều không mang nghĩa, giữa hai chữ lặp lại vần “i” nên rất giống các dấu hiệu của một từ láy. Tuy nhiên, tivi là danh từ chỉ sự vật, đây là từ đơn đa âm tiết. Thực chất “tivi” là từ mượn nước ngoài để chỉ một hệ thống điện tử viễn thông.
  • Chúng ta cũng có thể dựa vào một số đặc điểm hình thức viết đặc trưng như có dấu “-” nối giữa các từ thì từ đó là từ mượn nước ngoài – từ đơn đa âm tiết chứ không phải từ láy, vì từ láy là từ thuần Việt. Chẳng hạn như: rada, bia, kem, cà phê, phim, sô pha, nhạc rốc,...

Tiếng Việt vốn dĩ có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ khó để phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp xúc thường xuyên chẳng hạn như đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì vốn từ cũng như khả năng phân biệt của bạn sẽ được nâng cao nhiều.

Với những phân tích trên, hy vọng bạn đã có thêm thông tin và có thể phân biệt được từ ghép và từ láy, từ đó giải đáp được thắc mắc: Từ láy là gì? Từ ghép là gì?

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề