Uống thuốc tẩy quần áo có chết không

Nước tẩy trắng là “trợ thủ” đắc lực của phụ nữ trong những ngày giáp Tết, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý tác hại của nước tẩy trắng để bảo vệ sức khỏe nhé!

Để chuẩn bị đón chào năm mới, nhiều gia đình luôn bận rộn với công việc dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ sạch sẽ rèm cửa… Đặc biệt là các chị em phụ nữ cần phải tẩy trắng các vết bẩn, ố vàng trên quần áo, chăn ga giường. Lúc này, nước tẩy trắng luôn là “trợ lý đa năng” được các chị em tin dùng. Hãy cẩn thận với những tác hại của nước tẩy trắng khi làm mới lại quần áo để tránh những tổn thương ngoài ý muốn.

1. Tác hại của nước tẩy trắng quần áo

Tổn thương làn da

Theo cuốn sách “CRC Handbook of Laboratory Safety” của tác giả A. Kelth Furr, khi da của bạn tiếp xúc với nước tẩy trắng sẽ không có tác dụng ngay lập tức, đặc biệt là với nước tẩy trắng pha loãng với nước. Tuy nhiên, vì nước tẩy bám vào bề mặt da của bạn nên sẽ làm bạn cảm giác ngứa và kích ứng da. Nếu trong một thời gian dài có thể làm giảm sắc tố da và tổn thương mô vĩnh viễn. Các loại hóa chất có tính khử trùng và tẩy màu cực mạnh sẽ có tác dụng nhanh hơn trong thời gian ngắn như gây bỏng, ngứa rát và viêm da.

Ảnh hưởng đến mắt

Ảnh hưởng của nước tẩy trắng đối với mắt nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tổn thương trên da, thời gian phát huy tác dụng cũng xảy ra nhanh hơn, thậm chí có thể dẫn đến suy nhược. Nước tẩy trắng có thể ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn ở dạng lỏng và khí.

Triệu chứng dễ thấy nhất đó là cảm giác bỏng mắt và giảm thị lực. Cảm giác đau rát, bỏng mắt và kích ứng tỷ lệ thuận với hiệu lực của nước tẩy trắng. Sự kích thích và tổn thương ở các mô mắt sẽ dịu bớt khi các nước tẩy trắng được rửa sạch. Nếu được sơ cứu kịp thời, bạn có thể tránh được các tổn thương vĩnh viễn. Đối với các nước tẩy trắng để lâu hay có tác dụng cực mạnh có thể gây tổn thương thị lực hoặc nguy hiểm hơn là mù lòa.

Nguy hiểm đến phổi

Tác hại nguy hiểm nhất của nước tẩy trắng đối với cơ thể của chúng ta đó là khi chúng tác dụng với amoniac, giấm hoặc bất kỳ chất làm sạch có tính axit nào khác, khi đó nó sẽ gây ra khói độc hại phát tán vào không khí, nếu chúng ta hít phải sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến phổi của bạn. Các triệu chứng bao gồm ho, thở gấp, cảm giác nóng rát cổ họng.

Còn khi nước tẩy trắng đi vào hệ thống nước, nó sẽ gây ra phản ứng với các khoáng chất và các yếu tố khác tạo ra một loạt các độc tố nguy hiểm, có thể phải mất nhiều năm mới tiêu tan hết. Ví dụ, dioxin là một trong những sản phẩm phụ độc hại nhất của nước tẩy trắng và những chất có gốc chlorine. Theo các nhà nghiên cứu, dioxin có thể gây ung thư phổi, rối loạn nội tiết và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bạn không nên dùng nước tẩy quá số lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Hãy đọc kỹ thành phần trước khi mua bất kỳ nước tẩy trắng nào để xem những hóa chất có lợi cho sức khỏe [chất làm mềm diesterquat và esterquat, chất tẩy trắng ít độc hại dichlorocyanurat sodium, chất nhũ hóa ester glycerol…].

Đồng thời, bạn nên tránh những loại hóa chất độc hại [phẩm màu azo gây ung thư; các chất làm mềm dạng imidazolin làm cho da bị phỏng đỏ và ngứa khó chịu…]. Nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương mắt và da chính là chất khí được tạo ra do vô tình pha trộn một sản phẩm có chất tẩy với một chất có chứa amoniac.

Dùng vật bảo hộ cơ thể khi sử dụng

Nếu nước tẩy trắng dính vào mắt, bạn hãy cố gắng mở mắt và rửa sạch với nước trong khoảng 15 – 20 phút. Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy gỡ kính ra khoảng 5 phút để rửa sạch sau đó đeo lại.

Bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp càng nhanh càng tốt khi nước tẩy tiếp xúc với mắt. Để tránh những tổn hại trên, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với nước tẩy trắng mà phải mang bao tay, kính che mắt, khẩu trang… để bảo vệ cơ thể.

Lưu trữ và bảo quản ở nơi an toàn

Giữ nước tẩy trắng trong bình nguyên thủy với nhãn hiệu gốc, ở nơi khô ráo, tránh sét rỉ, tránh nhiệt và đậy nắp thật kín để ngăn ngừa bốc hơi, đổ ra ngoài. Ngoài ra, bạn không nên để hóa chất gần nguồn nước sinh hoạt; nguồn thực phẩm và tránh xa tầm với của trẻ em.

Nếu bạn vô tình uống nước tẩy trắng, đừng cố gắng nôn ra. Hãy uống một lượng nhỏ nước hoặc sữa và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức. Bạn có thể tham khảo thêm một số mối nguy hiểm do phỏng hóa chất sau đây.

3. Sản phẩm an toàn thay thế nước tẩy trắng

Baking soda

Banking soda có rất nhiều công dụng và lợi ích đối với sức khỏe. Hòa khoảng 200g baking soda với 4l nước, rồi ngâm quần áo vào. Baking soda là chất làm sạch và khử mùi tự nhiên, thân thiện với môi trường, có thể giúp tẩy các vết ố bẩn và mùi hôi. Cách làm này cũng có thể làm mềm quần áo, chưa kể cũng đồng thời giúp máy giặt của bạn được sạch sẽ nữa.

Chanh và bột giặt

Ngoài ra, để làm sạch những vết bẩn khác, bạn có thể hòa khoảng nửa ly nước cốt chanh tươi cùng với bột giặt và ngâm quần áo khoảng 10–15 phút, sau đó xả lại với nước sạch. Cách tẩy trắng quần áo từ chanh không những giúp tẩy trắng mà còn khử mùi quần áo rất hiệu quả. Hơn nữa, tinh dầu chanh có thể loại bỏ vết bẩn, giúp cho quầy nhà bếp, sàn nhà bằng gạch men trở nên sáng bóng hơn.

Dầu cây trà

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng bình xịt có chứa 2 muỗng cà phê dầu cây chè [trà] kết hợp với 2 ly nước sau đó xịt lên khu vực bị nấm mốc để làm sạch nó, không chỉ vậy dung dịch này còn có một tác dụng nữa, đó là kháng nấm.

Năm mới Tết đến cùng với thói quen tẩy trắng quần áo, bạn nhớ đừng bỏ qua bất kỳ lưu ý nào khi sử dụng nước tẩy trắng nhé. Hãy thử nghiệm các nguyên liệu tự nhiên thay thế để tẩy trắng, làm sạch quần áo, ga giường, sàn nhà… mà không gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sơ ý nhỏ, tác hại lớn

Nhiều ngày trôi qua nhưng gia đình chị Lê Thị Th. ở Tân Uyên [Bình Dương] vẫn tiếc nuối, gánh nặng như gia tăng khi con chị Th. là cháu Lê Hoàng B. nhầm cốc thuốc tẩy Javen là nước canh nên uống. Sau ít phút, cháu B. bị bỏng đường tiêu hóa, phải đi cấp cứu. Vốn làm nghề công nhân trong khu công nghiệp, gia đình chị Th. phải xoay sở đủ đường để lo cho con thoát khỏi nguy hiểm, nhưng đến nay vẫn ảnh hưởng sức khỏe.

Tương tự gia đình chị Th, cả hai vợ chồng đều làm công nhân ở Nhơn Trạch [Đồng Nai] mua thuốc tẩy màu vàng về đổ ra cốc để chuẩn bị đi tẩy thì con chị tưởng nước cam nên uống. Không lâu sau, con chị Lan nôn ra máu do xuất huyết đường tiêu hóa, phải điều trị nhiều ngày sức khỏe mới tạm ổn.

Mới nhất, 2 học sinh là L.H.P [7 tuổi] và V.N.Đ.Q [8 tuổi ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai] trên đường đi học về thấy lọ thuốc diệt chuột màu đỏ, giống hệt thuốc siro nên nhặt lên và uống. Sau đó đến viện nhưng P. tử vong còn Q. được tích cực cứu chữa tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai.

Đầu năm 2021, cũng vì sơ ý nhỏ, gia đình chị Trần Thị Hạnh [trú TP. Biên Hòa] cũng chao đảo, chạy vạy khắp nơi để cứu chữa cho đứa con trai 2 tuổi. Vô tình chị để lọ keo 502 trên bàn ăn nên con chị H. đã lấy xịt vào mắt, mặt. Rất may, lượng keo ra chưa nhiều nên các bác sĩ kịp thời cứu chữa.

Nhiều loại thuốc độc có vỏ ngoài dễ nhầm với siro.

Cẩn trọng, phòng ngừa

BS. Nguyễn Đức Phước [Trung tâm Y tế Trảng Bom, Đồng Nai] cho biết: Người bị nhiễm độc hóa chất hoặc thuốc diệt côn trùng thường có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu và đuối sức. Nếu bị ngộ độc qua da [do tiếp xúc] thì có biểu hiện ngứa, nóng rát và mẩn đỏ. Bị ngộ độc qua đường tiêu hóa [ăn phải, nuốt phải] thường có biểu hiện nóng rát ở miệng và cổ họng, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, chóng mặt. Bị ngộ độc qua đường hô hấp có thể biểu hiện khó thở, ho và đau ngực. Khi có bất cứ triệu chứng nào cũng nên đến cơ sở y tế ngay, điều trị càng sớm khả năng bình phục sức khỏe càng cao.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo các gia đình, các bậc phụ huynh, nếu trẻ bị rây hóa chất ra quần áo, nên thay ngay cho trẻ. Trường hợp nếu thu thập được vỏ, bao bì đựng hóa chất, thuốc diệt côn trùng, khi đưa trẻ đi cấp cứu nên mang theo để các bác sĩ chẩn đoán và có phương án điều trị chính xác, tích cực nhất.

Phụ huynh cũng nên dạy con kỹ năng không ăn, uống những thứ nhặt được. Khi ngộ độc, không móc họng trẻ hoặc cố gây nôn, không cho nạn nhân uống sữa vì sữa có thể làm tăng hấp thu của hóa chất vào cơ thể qua thành ruột, sẽ gây tác hại hơn, khó khăn cho các cơ sở y tế khi tiến hành cấp cứu.     


Video liên quan

Chủ Đề