Vai trò của Lênin trong triết học Mác

Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn:

+ Chủ nghĩa duy vật: Là những người cho rằng vật chất giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.

+ Chủ nghĩa duy tâm: là những người cho rằng ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

* Chủ nghĩa duy vật và các hình thức cơ bản của nó

Ngay từ thời cổ đại, khi xuất hiện triết học thì đã phân chia ra chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật từ đó đến nay luôn gắn với lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật đã trải qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có quan điểm thống nhất coi vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, đều xuất phát từ bản thân thế giới để giải thích thế giới. Cụ thể:

+ Chủ nghĩa duy vật chất phác ngây thơ thời cổ đại:

Là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại mang tính trực quan nên ngây thơ và chất phác, tuy còn nhiều hạn chế nhưng với nguyên tắc cơ bản là đúng. Trường phái này giải thích giới tự nhiên từ chính bản thân tự nhiên, không viện dẫn thần linh hay thượng đế.

+ Chủ nghĩa duy vật máy móc siêu hình thế kỷ thứ XVII - XVIII.

Là kết quả nhận thức của các nhà triết học từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Từ sự phát triển rực rỡ của cơ học khiến cho quan điểm xem xét thế giới theo kiểu máy móc chiếm vị trí thống trị và tác động mạnh mẽ đến các nhà duy vật.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Là kết quả nhận thức của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Mác, Ăngghen, Lênin đã kế thừa những tinh hoa của các học thuyết trước đó, đồng thời khắc phục những hạn chế, sai lầm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác Lênin mang tính chất cách mạng triệt để và biện chứng khoa học, không chỉ phản ánh hiện thực đúng như bản thân nó mà còn là công cụ hữu ích giúp con người cải tạo hiện thực đó.

* Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức cơ bản của nó:

+ Duy tâm chủ quan thừa nhận ý thức là tính thứ nhất, phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực. Mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp cảm giác của cá nhân, của chủ thể.

+ Duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang tên gọi khác nhau như: ý niệm; tinh thần tuyệt đối; lý tính thế giới...

Một hình thức biến tướng của chủ nghĩa duy tâm khách quan là chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, với sự thừa nhận thượng đế; chúa trời sáng tạo thế giới. Tuy nhiên có sự khác nhau đó là, chủ nghĩa duy tâm tôn giáo thì lòng tin là cơ sở chủ yếu, đóng vai trò chủ đạo; còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.

Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm:

+Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hoá, thần thánh hoá một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người.

Khả năng sáng tạo đặc biệt của tư duy, tính vượt trước của ý thức đối với với hiện thực.

+Về phương diện xã hội, sự tách rời giữa lao động trí óc với lao động chân tay, và địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã tạo ra quan niệm về vai trò quyết định của các nhân tố tinh thần. Mặt khác, các giai cấp thống trị và lực lượng xã hội phản động ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm nền tảng lý luận cho những quan điểm chính trị-xã hội của mình.

* Triết học nhị nguyên: vật chất và ý thức song song tồn tại, không có cái nào có trước, cả hai đều là nguồn gốc tạo nên thế giới, triết học nhị nguyên có khuynh hướng điều hoà chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Xét về thực chất, Triết học nhị nguyên thể hiện sự dao động ngả nghiêng, cuối cùng cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

- Giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản “con người có nhận thức được thế giới không?”:

+ Thuyết khả tri[ Thuyết có thể biết] là những nhà Triết học cả duy vật và duy tâm trả lời một cách khẳng định: Con người có khả năng nhận thức được thế giới

+Hoài nghi luận xuất hiện từ thời Cổ đại [từ chữ Hy Lạp skeptikos và skiptomai có nghĩa là tôi thẩm tra] mà đại biểu là Pirôn [nhà triết học Hy Lạp cổ đại]. Họ là những người đã luận nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt tới chân lý khách quan.

Hoài nghi luận thời Phục hưng lại có tác dụng quan trọng trong cuộc đấy tranh chống hệ tư tưởng Trung cổ và uy tín của Giáo hội thời trung cổ vì nó thừa nhận sự hoài nghi đối với cả Kinh thánh và các tín điều tôn giáo.

+Thuyết bất khả tri [thuyết không thể biết]: là sự phát triển mặt tiêu cực của trào lưu hoài nghi luận. Theo thuyết này, con người không thể hiểu được thế giới hay ít ra là không thể nhận thức được bản chất của nó, hoặc có chăng chỉ là hiểu cái bề ngoài vì các hình ảnh về đối tượng do giác quan con người mang lại không bảo đảm tính chân thực, từ đó họ phủ nhận khả năng nhận thức của con người và các hình thức cơ bản của nó.

Đại biểu nổi tiếng nhất của “thuyết không thể biết” là Hium [nhà triết học Anh] và Cantơ [nhà triết học Đức]. Theo Hium, chẳng những chúng ta không thể biết được sự vật là như thế nào, mà cũng không thể biết được sự vật đó có tồn tại hay không. Còn Cantơ thì thừa kế nhận có một thế giới sự vật tồn tại, ông gọi đó là “vật tự nó”; nhưng chúng ta không thể nhận thức được bản chất thế giới ấy mà chỉ là nhận thức những hiện tượng của nó mà thôi.

Thuyết không thể biết đã bị Hêghen và Phoiơbắc phê phán gay gắt. Song, đúng như Ph. Ăngghen đã nhận xét, chính thực tiễn của con người đã bác bỏ thuyết không thể biết một cách triệt để nhất. “Sự bác bỏ một cách hết sức đanh thép những sự vặn vẹo triết học ấy, cũng như tất cả những triết học khác, là thực tiễn, chính là thực nghiệm và công nghiệp. Nếu chúng ta có thể chứng minh được tính chính xác của quan điểm của chúng ta về một hiện tượng tự nhiên nào đó, bằng cách tự chúng ta làm ra hiện tượng ấy, bằng cách tạo ra nó từ những điều kiện của nó, và hơn nữa, còn bắt nó phải phục vụ mục đích của chúng ta, thì sẽ không còn có cái “vật tự nó” không thể nắm được của Cantơ nữa”.

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu chung về V.I. Lênin
  • 2. V.I. Lênin người bảo vệ, sáng tạo và phát triển tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mac:
  • 2.1 Thời kỳ dao động của chủ nghĩa Mác
  • 2.2 Sự phát triển và bảo vệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác:
  • 3. Về cách mạng xã hội chủ nghĩa:
  • 4. Kết luận chung:

1. Giới thiệu chung về V.I. Lênin

V.I.Lênin Tiểu sử V.I Lênin [1870-1924] V.I. Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk [nay là Ulianovsk], mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva. V.I. Lê-nin tên thật là Vladimir Ilits Ulianov [Le-nin], các bí danh đã dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác. Năm 1887 V.I. Lê-nin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Sau quá trình học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và kình nghiệm thực tế, ông đã trở thành một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo [7/11/1917]. Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.

2. V.I. Lênin người bảo vệ, sáng tạo và phát triển tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mac:

2.1 Thời kỳ dao động của chủ nghĩa Mác

Chính vì học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen, đã.được những người vô sản và quần chúng bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới nhận là “chủ nghĩa’’, là nền: tảng tự tưởng ‘Và kim chỉ nam cho hành động nên C.Mác đã ‘,‘lằ ngươi bị căm .ghét nhiều nhất và bi vu khống nhiêu nhất trong thời đại của ông”, đã bị các kẻ thừ tư tưởng “thi nhau vu không và nguyên rụa” [Ph.Ăngghen]. “Học thuyết của Mác đã gây ra sự cừu địch mạnh nhất và lòng căm thù trong toan giới khoa học tư sản [bọn thống trị cũng như phái tự do]...” [Lênin]. Sự chống;đô'i Mác còn xụất hiện ngay trong phong trào cách mạng, ở những bọn. cơ hội xét , lại và phản bội trong .những phong trào cách mạng, ở, Những bon cơ hội xét lại và phản hôi trong những thơi ,kỳ có nhiêụ đảo lộn, ở những bước ngoặt ọủạ lịch sử.

Đối với chủ nghĩa Mác, từ năm 1872 đến năm 1904 khi những cơn bão táp cách mạng ở châu Âu đã qua đi và chủ nghĩa tư bản phương Tây lại chuẩn bị cho những thay đổi một cách hồa bình, Lênin đã nhận xét là “phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế hiện đang trải qua một thời kỳ dao động về tư tưởng. Từ trước đến nãy, những học thuyết của c Mác và Ph.Ăngghen được coi là nên tảng vững chắc của lý'luận cách mạng. Nhưng giờ đây đã có những người lên tiếng cho răng những học thuyết đó là không đầy đủ và đã lởi thời lồi”. Sau thất bại của cách mạng Nga [1905] Lẽnin nhận định: “Phản ánh sự biến đổi ấy là sự tan rã ’sâu sắc, sự hoang mang, những dao động đủ các lóại, tóm lại là một cuộc khủng hoảng vô cùng trầm trọng bên trong chủ nghĩa Mác”. Cuộc khủng hoảng mang tình quốc tế hồi đầu thế kỷ [XX] các trào lưu cơ hội, xét lại đã chô'ng chủ nghĩa Mác một cách quyết liệt với những đại biểu nổi tiếng như Berstain Caosky. Chính những người này đã lũng đoạri quốc tế II yà sau đó làm tan rã quốc tế II,

2.2 Sự phát triển và bảo vệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác:

Là người kế tục trực tiếp và trung thành học thuyết cách mạng của G.Mác và Ăngghen, V.I.Lênin một mặt đã bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác trước mọi khuynh hưóng, mọi trào lưu, tưtưởng,- mọi lực lượng thù địch, mọi sự chao đảo “đánh mất mình” của những phần tử cách mạng ươn hèn, phản bội, đau hàng. Mặt khác, ông đã căn cứ vào những Điều kiện lịch sứ cụ thế cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX để bổ sùng và phát triển học thuyết ấy trên cả ba bộ phận cấu thành bằng -những luận điểm mới vô cùng phong-phú. Lịch sử với tất cả tính chân thực, khách quan của các sự kiện của nó, với sự phẳt triển của các ngành khoa học mà loài người đã đạt được, cùng với những khảo nghiệm nghiêm túc nhất của thực tiễn cuộc sống đá cho phép xác nhận thiên tài lý luận của Lênin và giá trị khoa học của chủ nghĩa Léhỉn. Trung thành và bảo vệ, ’bổ súng' vă phát triển chủ nghĩa Mác, Lênin đã để lại cho loàingừời những tài san vô giá. "

>> Xem thêm: Tư tưởng chính trị pháp lý trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”?

Xét về mật tư tưởng chính trị - pháp lý, Lênin bằng việc bảo vệ và phát triển chu nghĩa Mác đã khảng, định Ịập trường cách mạng: tất cả vì sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng xã hội và giải phóng con người.

Lênin là nhà khoạ; học chiến đấu, gắn bó.hưu cơ và mật thiết giữa lý luận và thực tiễn. Thế giới, sau khi Ph. Ăngghen qua đời, đã có nhưng biến đổi sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa.tư bản đế quôc. Mâu thuẫn xã hội, những yêu cầu của.cuộc.đấu tranh cách mạng đòi hỏi phải có lý luận cách mạng tiên phong dẫn dắt phong trào, sính thời C.Mác và Ph.Ăngghen đã tuyên bố: “Chúng tôi không tỏ ra là những nhà lý luận suông, tay cầm một mđ nguyên lý có sản: đây là chân lý hãy phục.tụng nó “Học thuyết của chúng tôi không phải là giáo Điều mà là kim chỉ nam cho hành động”, V.I.Lênin đã làm công việc bổ sung và phát triển học thuyết Mác theo yêu cầu của cuộc sống: yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động vấ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ông viết: “Chúng ta không Kê cõi lý luận Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại chúng ta tin ràng lý thuyết đó chỉ đặt nền móng cho một môn khoa học mà những người .xã hộì chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ khÔng muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống”. V.Ĩ.Lênin dã bổ sung và phát triển học thuyết Mác trên cái nền móng mà C.Mác và Ph. Ăngghen đã xây dựng nên. Chính vì vậy mà chủ nghĩa Mác đã được nối tiếp bằng chủ nghĩa Lênỉn và dược đặt trong một từ ghép là chủ nghĩa Mác - Lênin. Về đại thể xét trên bình diên chiính trị, chúng ta có thể nhận thấỳ ông đã đi đến những Ịuận điểm mđi về một số vấn dê cơ bản sau đầy:

3. Về cách mạng xã hội chủ nghĩa:

+ Phân tích sâu sắc chủ nghĩa tư bản khi đã chuyển thành chủ nghĩa đê' quốc va những quy luật đặc thù của nó, chỉ ra sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị trong thời đại đê' quốc chủ nghĩa khiến cúộc khủng hoảng cách mạng, thế giới cũng phát triển không đêu, tiện dê cách mạng các nước tạo fa không dông thời, Lênin đã đi tđi kểt luận: “Phong trào cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản không điền ra và cũng không thể diễn ra với nhịp độ đồng dêu và với những hình thức giông nhàu ở các hước khác nhau”.

C.Mác .và Ph. Ăngghẹn, trước đó cho. rằng cách mạng XIICN .chỉ có thể thắng dông thời ở đa số nước tư bản chủ nghĩa phật triển nhất. V.I.Lênin, trên cơ sở sự phát triển không đêu vè kinh tế vạ chính trị do thời đại đê' quốc chủ. nghĩa đã đi tới khẳng định: “Cạch mạng XHCN cộ thể chặt đứt mắt xích yếu nhất trong dây sắt của chủ nghĩa đế quốc; CNXH có thể thắng lợi trước tiên ở một ít nước hoặc thậm chí trong một nước tư bản phủ nghĩa riêng biệt”

+ Cách mạng XHCN thế giới là một thời đại lịch sử: kết hợp nhưng cuộc cách mạng dân chủ tư sản,, phong trào giải phóng dân tộc với cách mạng XHCN. Nó là kết quả của sự phát triển của những mâu thuẫn trong hệ thống đế quốc chủ . nghĩa thế giới,của sự xuất hiện những khâu ỵếu của hệ thống đó.

V.I.Lênin đặc biệt phân tích nội dung và vai-trò của phong trào dâh tộc của các nước thuộc địa trong thời đại đế quốc’ chủ nghĩa. Phong trào giải phóng dân tộc là mệt bộ phân của quá trình cách mạng XHCN trên toàn thế giới, trong đó vái trò quyết định thúc đẩy sự tiến triển của nó là giai cấp vô sản mà đội tiên phong của nó được vũ trang bằng hộc thuyết căch mạng và khoa học của Mác. Luận điểm này làm phong phú thêm lý luận CNXH khoa học, vạch rõ những, động' lực của quá trình cách mạng thế giới tròng thời đại đế quốc chừ nghĩa, Nó cũng đã trở thành “cái cẩm nang thần kỳ”, thành “cái can thiết” cho các dân tộc bị nô dịch và thuộc địa trên các châu lục .biết tiến lên làm cuộc dấu tranh “dem sực tạ mà giải phóng cho tạ” [Hò Chí Minh]. Tư tưởng này có tính chất khai sáng và định hướng cho các phong trào dấn tộc. Về sức mạnh của luận điểm nói trên của Lenin, Hô Chí Minh đã kể lại rằng, khi đi tìm đường cứu nước, được đọc “Luận Cựơng của Lênin .về cap van đê thuộc địa đăng trên báo Nhân đặo” [của DCS Pháp] “tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng dến phát khốc lên. Ngôi một mình trong buÔng mà tôi nói to lên như đẳng nói trước quần chúng đồng đảo” “Hỡi dông bầo bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái càn thiết cho chúng ta, đây là con đường gỉấi phóng chúng ta”. .

+ Lý luận về tình thế cách mạng của V.I.Lênin là một dộng góp to lớn, giúp cho các phong trào cách mạng trên thế giói khỏi rời vàồ “manh đặng”, “khởi nghĩa non” dẫn tới thất bậi đau đớn. Lênin cho rằng tình thế cách mạng có trước cách mạng nhưng không phải bất cứ tình thế nào cũng làm nổ ra cách mạng. Từ sự phân tích tình thế cách mạng, ông đã chỉ ra quy luật cơ bản của cách mạng. Ông viết “Quy luật cơ bản của cách mạng đã được tất cả các cuộc cách mạng nhất là ba cuộc cách mạng Nga trong thế kỷ' 20 xác minh là: Muốn có cách mạng thì riêng việc quần chúng bị áp bức và bóc lột nhận thức được răng không thể sống được như trước nđa và đòi phải có nhưng sự. thay đổi, cũng chưa đủ, muốn có cách mạng còn phải có tình hình là những kẻ bóc lột cũng không thể sông và thống trị như trước được nữa. Chỉ 'khi nào “Những ngưỡi bên dưới” không muốn tiếp tục sống như trước nữa và “những kẻ bêri trên” cũng khổng thể tiếp tục sống như trước nữa thì cách mạng mới có thế thắng lợi".

+ Vế lực lượng và động lực của 'cách mạng XHCN, Lênin tiếp tục phát triển tư tưởng của Mác về tính tất yếu của việc liên minh giữa giai cấp công nhân vồi giai câ'p nông dân [xem “Đâu tranh giai cấp ở Pháp” của Mác], ông đi tới kết luận: cuộc cách mạng XHCN là cuộc nổi dậy và. cỉìạ quần chúng vô sản, của giai cấp nởng dẩn nghèo và của tất cả những người iao động bị chế độ chuyên chế và giai cấp tư sản thống trị, do đội tiên phong chính trị của giai cấp vô sản lanh đạo. Đó là một lực lượng có sữc mạnh vô song, hoàn toàn có thể đánh bại được kẻ thù để gìắnh thẳng lợi triệt để. Lênin coi khối liên minh công nhân và nông dân là động lực, là nền tảng của cuộc cách mạng XHCN. Không có sự liên minh chặt chẽ ấy sẽ không thể đoàn kết, tập hợp các giai cấp, các tầng lớp dân cư vâó cuộc đấu tranh giành chính quyên.

>> Xem thêm: Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác và các nguyên lý nhận thức duy vật về Nhà nước và pháp luật ?

4. Kết luận chung:

Trong thế giới mà chúng ta đang sống, bất cứ quốc, gia - dân tộc nào cũng tất yếu phải có một tổ chức chính trị này hay tổ chức chính trị khác nắm giữ vai trò lãnh đạo. Tồ’ chức chính trị ấy thường được gọi là Đảng cầm quyền. Đảng ấy lãnh đạo Nhà nước theo một hệ thống chinh trị nhất định.

Từ khi CNTB được xác lập yà phát triển với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn chế độ phong kiến thì về cơ bản có hai hệ tư tưởng đối lập nhau: tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản.

Chủ nghĩa Mác - Lenin là nên tảng tư tưởng và vũ khí đấu tranh của giai cấp vô sản vă nhân dân lao động chống lại chê' đệ chuyên chế vă chế độ tư bản?

Ở nước ta, từ đầu thế kỷ XX, Đảng cộng sản Việt Nam, một Đảng cách mạng chân chính, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lặp và rèn luyện đã đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nám. Người đã khẳng định CHỦ NGHĨA MAC LÊNIN”... là lực lượng tư tưởng hùng hậu, chỉ Đàng chúng tôi có thể trở thành hình thứe tổ chức cao nhất của quần chúng lao động hiện thân của trí tuế, danh dự vào lương tâm của dân tộc chung tôi..." . Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đậò cách mạng liên tục tử năm 1930 tới nay. Hơn 65 năm qua, nhờ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin mà Chủ tịch Hô Chí Minh đá cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dần vượt qua nhiều khó khản, thử thách và đã giành được nhưng thắng lợi rất to lớn: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công dẫn tới việc thành lập Nhà nưóc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [2-9-1945], tiến hành các cuộc kháng chiến thắng lợi - [1945-1975], thống nhất Tổ quôc, nưđc Cộng hòa XHCN Việt Nam tiếp nối nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòá, ca nước bước vào thời kỳ qúá độ lên CNXH:

Sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bắng văn minh do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, với cương lĩnh, đường lối chiến lược đã được hoạch định và đang ngày càng tiếp tục hoàn thiện, là do Đảng và Nhà nước ta đã đứng vững trên quan điểm lập trường, tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vận dụng sáng tạo, phát triển và hoàn thiện tư tưởng chính trị cách mạng và khoa học đó vào hoàn cảnh cụ thể nước ta hiện nay, chắc chắn nhân dân ta sẽ xây dựng thành công “một nước Việt Nam hòa bình,'thống nhất, độọ lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [Di chục của Chù tịch Hồ Chí Minh].

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email để được giải đáp thắc mắc.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề