Văn bản hướng dẫn biện pháp khẩn cấp tạm thời năm 2024

Toàn án nhân dân tối cao cho biết, Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2016 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định căn bản, trong đó quy định mới một số biện pháp khẩn cấp tạm thời là: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ, cấm tiếp xúc với bệnh nhân bạo lực gia đình, tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu, bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án; bổ sung quy định Tòa án phải bồi thường trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng… Những quy định mới này đã góp phần giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Văn bản hướng dẫn biện pháp khẩn cấp tạm thời năm 2024
Ảnh minh họa.

Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (vụ án dân sự) thời gian qua cho thấy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các Tòa án nhân dân về cơ bản đã đảm bảo đúng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số Tòa án nhân dân để xảy ra sai sót, như: Vi phạm về thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thời hạn giải quyết khiếu nại; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi không có đủ căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; nhầm lẫn giữa các biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu của đương sự;... Một số quy định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa được hiểu và áp dụng thống nhất, đôi khi dẫn đến việc áp dụng tùy tiện. Một số Tòa án vận dụng tinh thần của Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005, tuy nhiên Nghị quyết này đã hết hiệu lực, đến nay chưa có Nghị quyết thay thế. Do đó, cần xây dựng, ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo áp dụng thống nhất và đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Với các lý do nêu trên, việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời là hết sức cần thiết.

Tại dự thảo, Tòa án nhân dân tối cao đã đề xuất một số hướng dẫn cụ thể như: Về quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự (trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các điều 35, 36, 37, 38, 39 và 40 Bộ luật Tố tụng dân sự.

1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.

2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.

Điều 128 Bộ luật tố tụng dân sự: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ quy định tại Điều 128 của Bộ luật Tố tụng dân sự được hướng dẫn như sau: Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh được áp dụng khi có đủ 2 căn cứ sau: a- Người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ; b- Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Đối với người nước ngoài thì Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ mà áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 28, Điều 29 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Về việc kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp khi có đủ các căn cứ sau: 1- Tài sản đang tranh chấp là đối tượng của quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang thụ lý giải quyết; 2- Có tài liệu, chứng cứ chứng minh người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó.

Việc tuyên án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa bằng một quyết định riêng và tuyên trong bản án.

Việc tuyên trong bản án theo hướng dẫn sau:

Trường hợp không có căn cứ để thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng thì Hội đồng xét xử tuyên trong bản án như sau:

“Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Quyết định số.... Ngày.... của Tòa án nhân dân.... về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - Phần tuyên về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án không bị kháng cáo, kháng nghị. Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trường hợp nội dung của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được giải quyết trong bản án của Tòa án thì Hội đồng xét xử tuyên trong bản án như sau: “Kể từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số... ngày... của Tòa án nhân dân... trong quá trình giải quyết vụ án bị hủy bỏ”.