Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta

Skip to content

Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta

Luật Quang Huy

Tổng hợp bài tập luật

  Trong cơ chế thị trường hiện nay, tiền lương và giá cả đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng XHCN. Tuy nhiên, các vấn đề xung quanh lương và giá cả thị trường ngày càng phức tạp, lương và giá có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi khi lương tăng thì giá lại biến động khó lường, lương và giá như có một cuộc “rượt đuổi” nhưng lương không thể biến động theo giá. Cho nên Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách mạnh mẽ để hoàn thiện tiền lương. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề:“Lí luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác và sự vận dụng lý luận này trong cải cách chính sách tiền công(tiền lương) hiện nay”

Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia.
  • Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Leenin, nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Lý luận của chủ nghĩa mác lênin về giá trị hàng hóa sức lao động

Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

      Khái niệm sức lao động

      Theo C.Mác, “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong than thể một con người, trong nhân cách sinh động của một con người, thể lực và trí lực mà con ngời phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”.

     Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điêu kiện cơ bản của sản xuất. nhưng không phải trong bất kì điều kiện nào sức lao động cũng là hàng hóa. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động chính của người nô lệ không phải là hàng hóa, vì bản than người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô,anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tự ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của a ta cũng không phaei hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình chứ chưa buộc phải bán sức lao dộng để sống.

       Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

     Sức lao động chỉ có thể trở thành hành hóa trong những điều kiện nhất định sau đây:

      Thứ nhất, người lao động phải được tự do về than thể, làm chủ được sức lao động của bản than mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.

      Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống

       Sự tồn tại đồng thời của hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động trở thành hàng hóa. Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản. tuy nhiên để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển đến một giai đoạn nhất định.

       Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa. Chie đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất địng nào đó, các hình thái sản xuất cũ( sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ bieến và đã báo hiệu ch sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội – thời đại của chủ ghĩa tư bản.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

       Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

      Giá trị hàng hoá sức lao động

      Giống như các hàng hoá khác, giá trị hàng hoá sức co động củng do thời gian lao động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định.

      Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sông của con người. Như vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt nuôi sống bản thân người công nhân và gia đìnhanh ta; hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp rằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.

      Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.

      Mặc dù bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử nhưng đối với mỗi một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:

     Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân;

     Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.

     Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái và gia đình người công nhân.

      Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động

       Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân.

      Quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá sức động khác với quá trình tiêu dùng hàng hoá thông thường ở chỗ:

      Đối với các hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.

      Đối với hàng hoá sức lao động, quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây chính là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.

Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

      Bản chất của tiền công Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động. Tuy vậy, dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền công là giá cả của lao động bởi vì: Nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa. Tiền công được trả theo thời gian lao động, hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được. Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động mà là sức lao động. Do đó, tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động. Hình thức tiền công cơ bản Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công tình theo thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn. Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định. Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định… Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

Áp dụng lí luận này trong cải cách chính sách tiền công ở việt nam hiện nay

Thực trạng cải cách tiền công hiện nay

      Những kết quả gần đây đạt được

    Trong những năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thể hiện qua chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, phát triển y tế nâng cao sức khỏe cho nhân dân… tiền công của người dân cũng nhiều lần được thay đổi để phù hợp với nhu cầu cuộc sống. Mới đây gần nhất là mức lương tối thiểu trong năm 2017.Theo nghị định 153/2016/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2016 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 thì tiền công tối thiểu theo vùng được quy định như sau:

       Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng/tháng so với năm 2016).

       Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng (tăng 220.000 đồng/tháng so với năm 2016).

       Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng/tháng so với năm 2016).

       Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng so với năm 2016).

     Như vậy, tính bình quân chung 4 Vùng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 được Hội đồng tiền lương Quốc gia đề xuất là 213.000 đồng/tháng, tức tăng khoảng 7,3% so với năm 2016.

      Với việc tăng mức tiền công tối thiểu đã góp phần giúp người lao động đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của mình, giải quyết khó khăn của người làm công ăn lương cho đời sống, các nhu cầu hàng ngày cuộc sống như : ăn,ở, con cái, gia đình…Nó cũng đã thể hiện đường lối đúng đắn của nhà nước trong việc quan tâm đến đời sống nhân dân,lo lắng cho nhân dân. Ngoài ra không chỉ đáp ứng riêng nhu cầu vật chất mà về tinh thần thì tăng lương cũng giúp cho tâm trạng người lao động cảm thấy vui hơn, kích thích khả năng sang tạo, tang gia sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển.

       Tăng tiền công tối thiểu cũng cho thấy rằng sự coi trọng hàng hóa sức lao động của người lao động hơn. Theo thời gian hàng hoá sức lao động càng có giá trị cao hơn trước,phù hợp với lượng sức lao động mà người lao động phải bỏ ra.

      Tiếp đó, tiền công danh nghĩa của CBCCVC có xu hướng tăng do nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung trên cơ sở bù trượt giá và tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa, từng bước tiền tệ hóa các khoản ngoài lương nhằm khắc phục bình quân, bao cấp và ổn định đời sống của CBCCVC.

       Qua những năm gần đây cũng cho thấy quan điểm chủ trương về chính sách của Đảng là phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền công hiện nay

        Thứ nhất.Mặc dù tiền công nước tăng theo thời gian nhưng nhìn chung thì vẫn còn chậm, không theo lộ trình. Theo Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến 2012, mức lương tối thiểu chung cho người lao động trong khu vực hành chính – sự nghiệp đã điều chỉnh 7 lần từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, với mức tăng gần 4 lần. Từ ngày 1/5/2012, mức lương tối thiểu đã được quyết định tăng lên mức 1.050.000 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, theo PGS., TS.Trần Văn Thiện, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực – Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, mặc dù đã qua 7 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhưng nếu tính tới chỉ số lạm phát và giá cả tiêu dùng thì lương tối thiểu thực tế chỉ tăng hơn 0,05 lần. Tính ra, trung bình mỗi năm lương tối thiểu thực tế chỉ tăng 0,64%. Với số tiền công danh nghĩa như vậy thì tiền công thực tế hiện nay cực eo hẹp để chi trả cho cuộc sống. Đặc biệt mức thuế lên tới 35 % đang khiến một số người có thu nhập rất cao lo lắng và cảm thấy thiệt thòi khi làm được 10 đồng phải dành đến gần 3 đồng để đóng thuế.

        Việc tiền công danh nghĩa thấp như vậy chưa phù hợp với sức lao động mà người lao động phải bỏ ra trong hàng hóa. Nó quá thấp để đáp ứng được hết các nhu cầu thiết yếu hằng ngày.

        Thứ hai, quá trình cải cách tiền công chưa kịp thời với sự biến động của giá cả thị trường. Người dân vẫn bị ám ảnh bởi việc lương chưa tăng mà giá đã tăng. Trong những năm qua diễn biến phức tạp hơn so với những con số thống kê được và tác động xấu đến đời sống của người dân. Làm cho những người làm công ăn lương nhất là những người có thu nhập thấp và không có thu nhập khác ngoài lương. Tính chung từ năm 2003 đến năm 2011, nếu lấy gốc so sánh là năm 2002 (mức lương tối thiểu là 210.000đồng/tháng) tiền lương danh nghĩa tăng 295,2%; chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng chung tăng147,2%, riêng chỉ số giá lương thực, thực phẩm tăng 255,8%. Như vậy, tiền lương thực tế sau 9 năm tăng là 59,9% (theo chỉ số giá chung), bình quân mỗi năm tăng 5,4% hoặc tăng 11,1% (nếu tính riêng theo giá lương thực, thực phẩm), bình quân mỗi năm tăng 1,2%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 năm bình quân đạt 7,3%/năm. Mức điều chỉnh tăng tiền lương thực tế bình quân hàng năm từ 2003 đến 2011 chỉ bằng 1/2 đến 1/4 mức điều chỉnh bình quân hàng năm từ 1993 đến 2002.

       Chỉ với việc tăng lương nhưng giá cả thị trường đã tăng lên bao nhiêu lần. Lúc bắt đầu có đề ấn tăng lương giá cả tăng lên một lần, đến lúc phê chuẩn đề ấn đó lương tăng thêm một lần nữa và khi quyết định có hiệu lực thì là lần cưới tăng giá cả lên. Như vậy lương chỉ tăng một lần nhưng giá cả thì tăng lên ba lần giá thị trường hiện tại. Chính vì vậy mà cho dù lương có tăng lên nhưng cuộc sống người dân vẫn không tăng lên.

      Thứ ba, quá trình tăng lương chưa đồng bộ với các giải pháp khác làm cho tiền công thực tế của người lao động thấp. Các giải pháp như tăng năng suất lao động, tăng trình độ đào tạo của lao động hay là các chính sách kinh tế xã hội như: bảo hiểm xã hội, văn hóa giáo dục, y tế….

 Ngoài ra thì còn nhiều hạn chế khác nữa.

Nguyên nhân của thực trạng trên

      Thứ nhất, là do nền kinh tế Việt Nam còn chưa thực sự phát triển, ngân sách còn eo hẹp chưa đáp ứng được tiền lương. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng GDP thấp so với chỉ tiêu đề ra; thu ngân sách nhà nước tăng chậm, trong khi nhu cầu tăng chi đầu tư phát triển để bảo đảm kinh tế, tăng chi cho quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, cùng với áp lực giảm bội chi nên rất khó bố trí nguồn để cải cách tiền lương.

         Thứ hai là do số lượng cán bộ, công nhân, viên chức của việt nam thì nhiều, lương không đủ sống mà bộ máy ngày càng phình to. Số người làm việc hiệu quả thì ít mà hưởng lương thì nhiều nên lương nhà nước khó mà cải cách nhanh dược

         Thứ ba, cấp trình và quyết định chính sách có nhiều cái còn mang tính chủ quan đơn thuần chưa được dài hạn, đồng bộ. trải qua nhiều lần cải cách nhưng kinh nghiệm đúc rút vẫn chưa được nhiều để á dụng cho các lần khác.

       Thứ tư, hệ thống pháp luật về tiền công, lao động chưa hoàn thiện còn nhiều hạn chế bất cập chính sách giữa các ngành còn nhiều bất cập.

         Thứ năm, trình độ lao động của người lao động việt nam còn thấp

Giải pháp trong cải cách tiền lương hiện nay

         Đầu tiên, là cần vận dụng sang tạo có hiệu quả lí luận hàng hóa sức lao động của c.mác vào thực tiễn Việt Nam. Bởi đây là những kinh nghiệm quý bàu đúng đắn đã được đức rút qua bao nhiêu thời kì, phù hợp với sự phát triển lịch sử. Có ý nghĩa từ trong lịch sử cho đến hoàn cảnh hiện nay. Bởi lí luận đó được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại . Bao quát được một cách khái quát các lĩnh vực tri thức nhân loại. Nên vận dụng tư tưởng này sẽ phù hợp.

       Thứ hai, cần tăng năng suất lao động của sản phẩm lên. Việc điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu và lương cơ sở cần căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hay năng suất lao động và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động tăng lên làm ảnh hưởng đến giá trị thực của tiền lương. Trong đó, chỉ số CPI trong thời gian qua biến động không lớn. Bởi nguyên tắc tăng tiền lương là tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng lương bình quân thì mới giữ được chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, muốn tăng được thu nhập khi lương tối thiểu tăng chỉ có cách duy nhất là tăng năng suất lao động. Năng suất lao động tăng thì mới có nguồn để chi trả cho lao động hoạt động. Đối với các khu vực doanh nghiệp thì tiền lương cũng chính là một bộ phận của chi phí sản xuất nên nếu tiền lương tăng thì lợi nhuận giảm và ngược là. Cho nên phải nâng cao hiệu quả sản xuất khi đó sẽ tạo ra được nguồn để vừa tăng lợi nhuận vừa tăng được tiền lương. Để thực hiện cần tăng cường công tác xây dựng kế hoạch lao động, định mức lao động, qũy lương kế hoạch, xác định đơn giá tiền công trên cơ sở nguyên tắc tăng tiền lương bình quân thấp hoen tăng tốc độ sức lao động.

      Thứ ba, nâng cao trình độ tay nghề, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tay nghề của công nhân, chất lượng của cán bộ công chức nhà nước còn hạn chế cho nên tiền công họ nhận được còn thấp. Chúng ta so sánh với các nước khác như Mỹ, Singapo chẳng hạn không phải do nước họ là một nước phát triển mà tiền công nhận được cao mà một phần là do chất lượng nguồn lao động của họ hàng đầu thế giới. Họ được đào tạo kĩ lưỡng bài bản, đầy đủ chất xám để giải quyết nhanh gọn công việc. Thì nhà nước và các doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao phù hợp công sức họ và thu hút nguồn nhân lực tốt nhất. Tương tự như ở Việt Nam chất lượng tăng thì năng suất lao động tăng công sức lao động bỏ ra nhiều thì đòi hỏi số tiền lương trả sẽ tăng phù hợp với họ.

         Thứ tư, cần kiềm chế được tình trạng lạm phát hiện nay. Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung- cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh việc làm. Thực hiện tốt, phấn đấu rút ngắn lộ trình điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội giai đoạn 2008- 2012 đi đôi với kiểm soát lạm phát để đảm bảo thu nhập thực tế ngày càng tăng cho người hưởng lương. Với tình trạng lương chưa tăng mà giá cả tăng nhanh hơn tiền lương hiện nay thì cho dù tiền lương tăng thì cũng không nhanh bằng giá cả. Giá cả tăng 3 lần sau khi tăng lương thì tiền lương nhận được không đủ đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Cho nên việc kiềm chế tình trạng lạm phát rất quan trọng giúp cho tiền lương nhận được ” có giá” hơn. Số tiền nhận được không chỉ mua hàng hóa hóa mà còn đủ cho các việc cuộc sống như văn hóa, giáo dục, vui chơi… Việc kiềm chế lạm phát hiện nay đóng vai trò rất quan trọng.

             Thứ năm, cần tinh giảm bộ máy cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Vì bộ máy nhà nước việt Nam hiện nay quá cồng kềnh, với số lượng cán bộ công chức như vậy thì nhà nước phải chi trả một lượng tiền lớn cho các vị trí. Trong khi năng suất lao động thì không hiệu quả mà phải chi trả lương cho họ thì tổn thất một lượng lương không hề nhỏ. Nhà nước cần quản lý chặt và giảm đến mức tối đa đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cần xây dựng một nền hành chính là công vụ chuyên nghiệp hiện đại trên cơ sở đó xác định rõ vị trí năng suất lao động nhằm trả lương đúng cho người cống hiến. Đồng thời rà soát lại đội ngũ cán bộ công chức.

     Qua những phân tích trên cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được tiền công nước ta vẫn còn nhiều bất cập hạn chế không thể tránh khỏi. Việc tiền công nước ta còn thấp do nhiều nguyên nhân tuy nhiên chủ yếu do quan hệ tiền lương và giá cả bất hợp lú hiện nay. Vì vậy Đảng Nhà Nước và toàn thể nhân dân cần đề ra và áp dụng giải pháp thiết thực giúp tăng tiền công hiện nay.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề:lý luận hàng hóa sức lao động của c.mác trong chính sách tiền công. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta