Ví dụ cử thể tính nhân dân tính dân tộc

 Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng chung vận mệnh lịch sử, từ lâu đời đã sớm có ý thức gắn bó với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia dân tộc bền vững và thống nhất.

 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, xem đó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa do Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành phải phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của cả dân tộc; là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chính sách đại đoàn kết và bình đẳng dân tộc, bảo đảm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tất cả các dân tộc.

Hiến pháp năm 2013 – văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta đã hiến định sâu sắc, toàn diện hơn về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Theo đó, tại Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc được khẳng định trong thực tiễn; quyền và nghĩa vụ công dân cũng như đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được đảm bảo, không ngừng được nâng lên.

Bên cạnh Điều 5 Hiến pháp 2013 được xác định là định hướng cho, chính sách dân tộc, lĩnh vực dân tộc; công tác dân tộc còn được quy định cụ thể trong các điều luật khác của Hiến pháp 2013, cụ thể như: Tại Điều 42 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”; Điều 58 quy định:“…Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số....”; Điều 60: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”; Điều 61: “…Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn…”. Điều 75 Hiến pháp 2013 quy định: “…Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc…”.

Như vậy, có thể nói việc tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và tham gia bảo vệ Tổ quốc của các dân tộc trong Hiến pháp 2013 có ý nghĩa chính trị sâu sắc vì sự khẳng định đó rất thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số hân hoan đón nhận với niềm tự hào và càng thấy được trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, góp phần động viên toàn dân thực hiện Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp.

Để thể hiện tinh thần của Hiến pháp 2013 về công tác dân tộc, nhiều văn bản Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Di sản văn hóa… đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 và đều thể hiện rõ quyền bình đẳng của các dân tộc.

Chẳng hạn, trong Bộ Luật Dân sự hiện hành, một trong những nguyên tắc của Luật Dân sự là nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tại Điều 7 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”. Hay tại Điều 29 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định quyền xác định, xác định lại dân tộc: “Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ…”.  Luật Di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh chính sách dân tộc, Điều 17 Luật này khẳng định: “Nhà nước tôn trọng, khuyến khích các dân tộc thiểu số giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, Điều 133 Hiến pháp 2013 quy định: "Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án". Bộ Luật Tố tụng hình sự đã cụ thể hóa quy định trên của Luật Hiến pháp và là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự. Theo đó, tại Điều 29 Bộ Luật tố tụng hình sự đã quy định "Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch".

  Mặc dù mọi hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành bằng tiếng Việt, nhưng để bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số thì cả Hiến pháp và Bộ Luật tố tụng hình sự đều cho phép người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng không biết tiếng Việt được tham gia vào các hoạt động tố tụng và phát biểu trong phiên toà bằng tiếng dân tộc của mình thông qua phiên dịch. Như vậy, việc thực hiện nguyên tắc về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự cũng chính là thực hiện những quy định bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số trong việc bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và Toà án. Bởi lẽ, việc để người dân tộc thiểu số, được dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình tham gia tố tụng hình sự chính là điều kiện để họ có thể biểu đạt được hết những suy nghĩ, biện minh cho hành vi vi phạm của mình và cũng là điều kiện để cơ quan và người tiến hành tố tụng có căn cứ xác định được sự thật khách quan của vụ án, từ đó áp dụng pháp luật một cách chính xác nhất trong việc giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đặc biệt, tại Điều 116 Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định Tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, Điểm b khoản 1 Điều này quy định “Người nào có hành vi gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm”. Việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật Hình sự Việt Nam đã thể hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa còn là công cụ quan trọng đấu tranh với những biểu hiện phân biệt, kỳ thị dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Tóm lại, đại đoàn kết dân tộc là tất yếu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành quả đấu tranh cách mạng lâu dài giành độc lập dân tộc đầy hy sinh, gian khổ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa do Nhà nước ban hành phải điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các dân tộc Việt Nam, phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa và truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, không mâu thuẫn với lợi ích chung của toàn dân tộc, đảm bảo khối đại đoàn kết dân tộc./.

                           ThS. Huỳnh Cầm – Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật

Top 1 ✅ Lấy ví dụ chứng minh về tính nhân dân và tính dân tộc của chúng ta ,môn GDCD bài 9 được cập nhật mới nhất lúc 2021-11-18 04:59:13 cùng với các chủ đề liên quan khác

Lấy ví dụ chứng minh về tính nhân dân ѵà tính dân tộc c̠ủa̠ chúng ta ,môn GDCD bài 9

Hỏi:

Lấy ví dụ chứng minh về tính nhân dân ѵà tính dân tộc c̠ủa̠ chúng ta ,môn GDCD bài 9

Lấy ví dụ chứng minh về tính nhân dân ѵà tính dân tộc c̠ủa̠ chúng ta ,môn GDCD bài 9

Đáp:

uyenthu:

  • Tất cả mọi công dân được sinh ra ѵà lớn lên ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền ѵà nghĩa vụ học tập, lao động,…
  • Khi nhà nước ban hành các quy định ѵà bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến, nhất Ɩà ѵào những hoạt động có liên quan đến bản thân mình.
  • Các chính sách ban hành đều mang lại lợi ích cho nhân dân.
  • Người dân đều được hưởng các chế độ ưu đãi, chế độ đãi ngộ.

uyenthu:

  • Tất cả mọi công dân được sinh ra ѵà lớn lên ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền ѵà nghĩa vụ học tập, lao động,…
  • Khi nhà nước ban hành các quy định ѵà bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến, nhất Ɩà ѵào những hoạt động có liên quan đến bản thân mình.
  • Các chính sách ban hành đều mang lại lợi ích cho nhân dân.
  • Người dân đều được hưởng các chế độ ưu đãi, chế độ đãi ngộ.

uyenthu:

  • Tất cả mọi công dân được sinh ra ѵà lớn lên ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền ѵà nghĩa vụ học tập, lao động,…
  • Khi nhà nước ban hành các quy định ѵà bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến, nhất Ɩà ѵào những hoạt động có liên quan đến bản thân mình.
  • Các chính sách ban hành đều mang lại lợi ích cho nhân dân.
  • Người dân đều được hưởng các chế độ ưu đãi, chế độ đãi ngộ.

Lấy ví dụ chứng minh về tính nhân dân ѵà tính dân tộc c̠ủa̠ chúng ta ,môn GDCD bài 9

Trích nguồn : ...

Vừa rồi, tuỳ-chọn.vn đã gửi tới các bạn chi tiết về chủ đề Lấy ví dụ chứng minh về tính nhân dân và tính dân tộc của chúng ta ,môn GDCD bài 9 ❤️️, hi vọng với thông tin hữu ích mà bài viết "Lấy ví dụ chứng minh về tính nhân dân và tính dân tộc của chúng ta ,môn GDCD bài 9 " mang lại sẽ giúp các bạn trẻ quan tâm hơn về Lấy ví dụ chứng minh về tính nhân dân và tính dân tộc của chúng ta ,môn GDCD bài 9 [ ❤️️❤️️ ] hiện nay. Hãy cùng tuỳ-chọn.vn phát triển thêm nhiều bài viết hay về Lấy ví dụ chứng minh về tính nhân dân và tính dân tộc của chúng ta ,môn GDCD bài 9 bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề