Ví dụ về các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận của nó?

Đề tài: Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận của nó?

I. Quan hệ biện chứng

1. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.

2. Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

3. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.Cặp phạm trù cái riêng và cái chung trong triết học gắn liền với “bộ ba” phạm trù là cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất. Những mặt, những thuộc tính ấy không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nào khác. Cái đặc thù là phạm trù triết học chỉ những thuộc tính… chỉ lặp lại ở một số sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nhất định của một tập hợp nhất định. Cái phổ biến là phạm trù triết học được hiểu như cái chung của tập hợp tương ứng.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái đơn nhất

Phép biện chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và giữa chúng có sự thống nhất biện chứng. Cụ thể:

1. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩa là không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng.
Ví dụ: Thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động. Vận động lại tồn tại dưới các hình thức riêng biệt như vận động vậy lý, vận động hoá học, vận động xã hội v.v..

2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Điều đó có nghĩa là không có cái riêng độc lập thuần tuý không có cái chung với những cái riêng khác.
Ví dụ: Các chế độ kinh tế – chính trị riêng biệt đều bị chi phối với các quy luật chung của xã hội như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.

3. Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó có.

Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng bởi vì nó phản ánh những mặt, những thuộc tính, nhưng mỗi liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định, phổ biến tồn tại trong cái riêng cùng loại. Cái chung gắn liên hệ với cái bản chất, quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật.

4. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau; có thể coi đây là sự chuyển hoá giữa hai mặt đối lập. Sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái chung diễn ra theo hai hướng: cái đơn nhất biến thành cái chung, làm sự vật phát triển và ngược lại, cái chung biến thành cái đơn nhất làm cho sự vật dần dần mất đi.
Mối quan hệ này được cái chung, cái riêng và cái đơn nhất thể hiện:

Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất

III. Ý nghĩa phương pháp luận

– Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng. Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng chứ không thể ở ngoài cái riêng – Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá. Nếu đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung dễ dẫn đến sai lầm tả khuynh giáo điều. Nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất dễ dẫn đến sai lầm hữu khuynh xét lại

– Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất. Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển thành cái chung nếu cái đơn nhất có lợi cho con người. Và ngược lại biến cái chung thành cái đơn nhất nếu cái chung tồn tại bất lợi cho con người

* Hoạt động thực tiễn
Vân dụng cặp phạm trù này vào trong quá trình nhận thức và đánh giá các sự vật hiện tượng một cách khách quan và khoa học

I. Khái niệm nguyên nhân và kết quả

1. Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.

2. Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

– Khác với nguyên nhân, nguyên cớ cũng là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, nhưng không sinh ra kết quả, có liên hệ với kết quả nhưng là mối liên hệ bên ngoài không bản chất. VD: “Sự kiện Vinh Bắc Bộ”, vào tháng 8/1964, từ đó Mỹ ném bom miền Bắc là nguyên cơ, còn nguyên nhân thực sự là do bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ. – Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng có tác dụng đối với sự nảy sinh kết quả.

VD: Nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác là những điều kiện không thể thiếu của một số phản ứng hoá học

II. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Chỉ những mối liên hệ trước sau về mặt thời gian có quan hệ sản sinh mới là mối liên hệ nhân quả.

2. Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp: một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân và một số nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. – Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì có xu hướng dẫn đến kết quả nhanh hơn.

– Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả chậm hơn. Thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau.

3. Giữa nguyên nhân và kết quả có tính tương đối, có sự chuyển hoá, tác động qua lại tạo thành chuỗi liên hệ nhân – quả vô cùng vô tận.

III. Ý nghĩa phương pháp luận

– Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả. – Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những điều kiện cho nguyên nhân đó phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó. – Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân có vai trò không như nhau.

– Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân. Do đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực.


1. Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những yếu tố, những mặt và những quá trình tạo nên sự vật.
2. Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố của nó.
Ví dụ, nội dung của một cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất như tế bào, các bộ phận cơ thể, các khí quan cảm giác, các hệ thống v.v. tạo thành cơ thể đó. Còn hệ thống các mối liên hệ giữa các tế bào, các bộ phận cơ thể, các khí quan, các hệ thống, các quá trình sinh, hóa, lý diễn ra trong nó là hình thức của cơ thể.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Một là, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.

Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định, cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định, nội dung nào đòi hỏi hình thức đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa là các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được.

Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa đựng một nội dung nhất định. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.

Ví dụ, nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, về nội dung, là chuyên chính của đa số, nhưng có thể có nhiều hình thức thể hiện như công xã Pari, nhà nước xô viết hay nhà nước dân chủ nhân dân. Ngược lại, cùng một hình thức văn nghệ dân tộc nhưng trong chế độ cũ nó mang nội dung tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động, còn dưới chủ nghĩa xã hội, nó mang nội dung tư tưởng tiến bộ cách mạng.

Hai là, nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật.

Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi. Hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định, chậm biến đổi hơn nội dung. Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó.
Ví dụ: trong mỗi phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là nội dung, và quan hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, nó luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất đến một mức độ nào đó sẽ mâu thuẫn sâu sắc với quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất do biến đổi chậm hơn, và lúc này trở nên lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để giải phóng và phát triển hơn nữa lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cu, thay vào đó là quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy, sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi hình thức.

Ba là, sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung.

Tuy nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức không thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với yêu cầu phát triển của nội dung thì nó thúc đẩy nội dung phát triển; và nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.

Ví dụ: trong các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, là hình thức phát triển của nó. Nhưng do lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất trở thành lạc hậu không còn phù hợp với lực lượng sản xuất và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự không phù hợp ấy tiếp tục tăng lên và cuối cùng dẫn đến xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho cách mạng xã hội nổ ra. Cuộc cách mạng ấy thủ tiêu quan hệ sản xuất cũ và thay vào đó quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, nó trở thành yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.

Bốn là, nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau.

Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện khác hay quan hệ khác là hình thức, và ngược lại.

Ví dụ: trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa.

III. Ý nghĩa phương pháp luận

+ Vì nội dung và hình thức về cơ bản luôn thống nhất với nhau. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần chống khuynh hướng tách rời nội dung khỏi hình thức cũng như tách rời hình thức khỏi nội dung. + Phải biết sự dụng sáng tạo nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động thực tiễn. Bởi lẽ, cùng một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, phải chống chủ nghĩa hình thức. + Vì nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có ảnh hưởng quan trọng tới nội dung. Do vậy, nhận thức sự vật bắt đầu từ nội dung nhưng không coi nhẹ hình thức. Phải thường xuyên đối chiếu xem xét xem giữa nội dung và hình thức có phù hợp với nhau không, để chủ động thay đổi hình thức cho phù hợp.

+ Khi hình thức đã lạc hậu, nhất định phải đối mới cho phù hợp với nội dung, tránh bảo thủ.

Video liên quan

Chủ Đề