Ví dụ về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật

Bài viết phân tích vấn đề Xung đột pháp luật là gì ? Giải quyết xung đột pháp luật như thế nào ?

Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự dân sự có yếu tố nước ngoài [ quan hệ tư pháp quốc tế ].

Xung đột pháp luật là gì? Giải quyết xung đột pháp luật?

Để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật thông thường các cơ quan chức năng thường sử dụng hai phương pháp:

+ Phương pháp thực chất: là phương pháp dùng quy phạm thực chất, trực tiếp điều chỉnh quan hệ mà không cần bất kì một khâu trung gian nào. Quy phạm này quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ. trực tiếp điều chỉnh các quan hệ. Quy phạm thực chất thường được ghi nhận trong các điều ước quốc tế [ quy phạm

thực chất thống nhất ] và được ghi nhận trong pháp luật quốc gia [ quy phạm thực chất thông thường ]

+ Phương pháp xung đột: là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật.Đây là các quy phạm pháp luật đặc biệt, nó không quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, nhiệm vụ của các quy phạm xung đột chỉ là xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ, còn bản thân quan hệ chưa được giải quyết.Muốn giải quyết vấn đề thì cơ quan có thẩm quyền cần căn cứ vào quy phạm xung đột, áp dụng hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu tới.

+ Áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tượng tự”: Xuất phát từ thực tiễn phong phú và đa dạng, nên cũng có trường hợp một quan hệ tư pháp quốc tế không có cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột điều chỉnh. Trong trường hợp này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tượng tự

Xuất phát từ các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nên khi giải quyết các quan hệ này nếu không có các quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh thì các cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải dùng các quy phạm xung đột cũng là thừa nhận khả năng có thể áp dụng pháp luật nước ngoài ở một mức độ nhất định được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới.

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một nhu cầu khách quan tất yếu trong quan hệ quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích của các bên tham gia quan hệ và để thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.Trong nhiều trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài là phương án hợp lí nhất để đảm bảo mọi khía cạnh.

Một căn cứ nữa của việc áp dụng pháp luật nước ngoài là luật nước ngoài chỉ được áp dụng trên cơ sở của sự quy định của các quy phạm xung đột do luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia dẫn chiếu. Tuy nhiên, áp dụng pháp luật nước ngoài luôn phải đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo trật tự quốc gia.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân tích và bình luận nguyên tắc thực chất trong tư pháp quốc tế

Xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Xung đột pháp luật là gì ? Giải quyết xung đột pháp luật như thế nào?. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

04[53]/2009

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Quan niệm về xung đột pháp luật
  • 2.Diễn biến của xung đột pháp luật
  • 3.Giải quyết và phòng ngừa xung đột pháp luật
  • 4.Tài liệu tham khảo

Một số vấn đề về xung đột pháp luật

VÕ KHÁNH VINH - HỒ SỸ SƠN

04[53]/2009 - 2009, Trang

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

VÕ KHÁNH VINH - HỒ SỸ SƠN, Một số vấn đề về xung đột pháp luật , Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 04[53]/2009, Trang

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=7768afcc-1d00-46eb-bb5e-7e69df85608c

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Xung đột xã hội nói chung, xung đột pháp luật nói riêng là chủ đề nghiên cứu rất mới của khoa học xã hội nước ta, trong đó có khoa học pháp lý. Do vậy, ở đây có nhiều vấn đề cần được tìm hiểucả ở phương diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn. Bài viết này bước đầu tìm hiểumột số vấn đề cơ bản của xung đột pháp luật.

1. Quan niệm về xung đột pháp luật

Việc nghiên cứu khái niệm, đối tượng, khách thê, phạm vi... của xung đột xã hội cho thấy có khá nhiều yếu tố của các cuộc xung đột khác nhau có liên quan trực tiếp đen các quy phạm pháp luật. Vậy xung đột nào được coi là xung đột pháp luật?

về mặt thuật ngữ, vì tên gọi của loại xung đột này chưa được nêu ra trong sách báo, tài liệu nước ta, nên chúng ta có thểlựa chọn và bàn luận về thuật ngữ này hay thuật ngữ khác. Song về mặt thực tế, chúng ta buộc phải chọn những yếu tố nào là những yếu tố làm cơ sở cho việc xác định xung đột xã hội nhất định là xung đột pháp luật? đây, chúng ta phải chọn một trong hai phương án sau đây: phương án thứ nhất, theo đó khi tất cả các yếu tố của cuộc xung đột chẳng hạn như động cơ xung đột, chủ thể [các bên] xung đột, khách thể xung đột v.v... mang tính chất pháp lý hoặc phương án, theo đó chỉ cần một trong những yếu tố của xung đột có dấu hiệu pháp lý là đủ để coi xung đột xã hội đã xảy ra là xung đột pháp luật. Chúng tôi ủng hộ phương án thứ hai trên đây và cho rằng cần phải coi những cuộc xung đột gắn với hành vi hoặc trạng thái của các bên xung đột có ý nghĩa pháp lý, tức gắn với quan hệ pháp luật giữa các bên xung đột, hoặc những cuộc xung đột kéo theo những hậu quả pháp lý là xung đột pháp luật. Theo lôgic đó, cần phải thừa nhận cuộc xung đột về quyền sở hữu là xung đột pháp luật. Cũng theo lôgíc đó, cần phải coi là xung đột pháp luật trường hợp cả hai bên xung đột không bị các quan hệ pháp luật ràng buộc. Chẳng hạn, cả hai hãng sản xuất nước giải khát đều cố gắng đê giành được hợp đồng thuê địa điểm để trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình. Trên thực te, ngay từ đầu, hai hãng này không bị quan hệ pháp luật ràng buộc, song quan hệ pháp luật nhất định xuất hiện khi các hãng yêu cầu cơ quan nhà nước [Toà án chang hạn] đứng ra giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau. Nếunhư hai hãng đó không yêu cầu cơ quan nhà nước đứng ra giải quyết tranh chấp mà tự giải quyết ôn thoả với nhau thì việc đăng ký hợp đồng thuê mướn mà một hãng phải thực hiện cũng mang thủ tục pháp lý.

Từ những quan niệm bước đầu như vậy về xung đột pháp luật, chúng tôi cho rằng cần phải coi những cuộc xung đột xảy ra giữa các quốc gia dù không bị ràng buộc bởi một hiệp định nào đó cũng đều là xung đột pháp luật. Sẽ là không thừa nếu nhắc lại rằng, quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia khác chủ yếu đượcđiều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật quốc tế. Tươngtự, cần phải coi tất cả các cuộc xung đột liên quan đếncác vấn đề về lao động, hôn nhân và gia đình, sản xuất, tiêu thụ, dân tộc v.v... nếu đề cập đếnHiến pháp của Nhà nước, các quy chế của dân tộc, bộ tộc v.v... cũng là xung đột pháp luật.

Như vậy, từ phân tích trên đây cho thấy có những cuộc xung đột pháp luật chứa đựng các yếu tố pháp luật nhưngcũng có những cuộc xung đột pháp luật chứa đựng “các yếu tố phi pháp luật”. Vấn đề chuyển hoá của xung đột “phi pháp luật” thành xung đột pháp luật sẽ đượcchúng tôi trình bày ở một công trình nghiên cứu khác. đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng việc nhận biết xung đột pháp luật có ý nghĩa phươngpháp luận ở chỗ cho phép xác định đượccác phươngpháp tối ưugiải quyết, ngăn chặn và chấm dứt xung đột. Không phải ngẫu nhiên mà các phươngpháp giải quyết, ngăn chặn và chấm dứt xung đột đượccoi là khía cạnh quan trọng đặc biệt của việc nghiên cứu xung đột xã hội nói chung và của xung đột pháp luật nói riêng. Mặc dù vậy, trong quan niệm bướcđầu về xung đột pháp luật, chúng tôi không đề cập đếnkhía cạnh đặc biệt quan trọng này mà chỉ xuất phát tù bản chất của các mối quan hệ mật thiết dẫn đếnxung đột. Tất nhiên, nếu xuất phát tù các phươngpháp giải quyết, ngăn chặn, chấm dứt xung đột thì hầu hếtcác cuộc xung đột cũng đượcgọi là xung đột pháp luật. Thực tếcuộc sống cũng chứng minh rằng, không có một trườnghợp nào mà con ngườikhông sử dụng các quy phạm pháp luật để “can thiệp” vào sự phát triểncủa sựkiện này hay sự kiện khác của cuộc xung đột [kể cả đối với xung đột về quan điểmkhoa học].

Từnhững điều phân tích trên đây, có thể thấy không phải một cuộc xung đột nào cũng là xung đột pháp luật, nhưngtrên thực tế thì bất kỳ một cuộc xung đột nào cũng đượckếtthúc bằng thủ tục pháp lý này hay thủ tục pháp lý khác. Các khả năng giải quyết, ngăn chặn hoặc chấm dứt xung đột bằng pháp luật lớn hơn nhiều so với bản chất pháp lý của xung đột. Đươngnhiên, đối với phần lớn các trường hợp, để can thiệp bằng pháp luật vào xung đột, trước hết cần phải có những căn cứ pháp luật.

Khi nói đen xung đột pháp luật, không thểkhông nói đến vấn đề cũng vốn là đặc trưng của xung đột pháp luật, đó là xung đột “giả tạo” [do sai lầm, do nhầm lẫn, do tưởng tượng ra v.v...]. Loại xung đột này xuất hiện do có sự sai lầm [tưởng tượng, nhầm lẫn...] chí ít là của một bên cho rằng bên khác đang mong muốn hoặc thực hiện hành vi nào đó mà mình không mong muốn. Nghiên cứu xung đột giả tạo, có thể thấy loại xung đột này xuất hiện trong những tình huống sau đây:

Thứ nhất, một bên tưởng rằng giữa mình và người nào đó [bên khác] đang tồn tại quan hệ pháp luật, song trên thực té giữa họ không tồn tại quan hệ pháp luật nào cả. Chang hạn, người thuê nhà không biết rằng, chủ sở hữu của ngôi nhà đó đã bán nó cho người khác;

Thứ hai. đó là trường hợp ngược lại, một người không nhận thức được rằng giữa mình với người khác [bên khác] đang tồn tại quan hệ pháp luật, song trên thực tế, giữa họ đang tồn tại quan hệ pháp luật nhất định. Chẳng hạn, trong khi mở thừa ke, một trong những người được hưởng quyền thừa ke không tin là còn có những người khác cũng được hưởng quyền thừa ké với mình;

Thứ ba, một người [một bên] tưởng rằng hành vi mà người khác [đối phương] đang thực hiện là trái pháp luật, trong khi đó hành vi của đối phương là hành vi hợp pháp;

Thứ tư. đó là trường hợp ngược lại với trường hợp vừa nêu trên đây, khi một người tưởng rằng đối phương đang thực hiện một hành vi hợp pháp, trong khi đó hành vi mà đối phương đang thực hiện là hành vi bất hợp pháp.

Từ những tình huống vừa được liệt kê trên đây có thể thấy cả nội dung của tình huống lẫn hình thức pháp lý của nội dung tình huống đều làm nảy sinh xung đột giả tạo. Thế những, xung đột giả tạo chủ yếu là liên quan đếnhình thức pháp lý của nội dung tình huống xã hội. Trên cơ sở của sai lầm về hình thức pháp lý, xung đột pháp luật có thểxảy ra. Sự sai lầm trong đánh giá tình huống, một mặt làm xuất hiện động cơ xung đột, mặt khác làm gia tăng tính căng thẳng của xung đột. Chẳng hạn, một người đang chiếm giữ ngay tình một tài sản, vì không biết mình cũng như chủ sở hữu của tài sản đó có những quyền năng gì và cho rằng việc mình chiếm giữ tài sản đó không liên quan đếnpháp luật nên đã giữ lại tài sản mà không giao nó cho chủ sở hữu. Thếlà xung đột pháp luật xảy ra. Giá mà người chiếm giữ ngay tình tài sản đó biết và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đếnchiếm giữ tài sản thì xung đột đã không xảy ra.

Sai lầm trong đánh giá nội dung cũng như hình thức pháp lý, như đã nhấn mạnh, làm nảy sinh xung đột. Song một khi sai lầm dẫn đếnxung đột được nhận thức và giải quyết bằng pháp luật, xung đột cũng sẽ được chấm dứt. Chẳnghạn, một người nào đó nhận thức được hành vi của người có thẩm quyền xử phạt mình về vi phạm các quy tắc bảo vệ môi trường là đúng pháp luật, chắc chắnsẽ áp dụng các biện pháp đểkhắc phục các nguyên nhân dẫn đếnvi phạm hơn là tiếp tục duy trì xung đột với người có thẩmquyền xử phạt đó. Việc hạn chế, khắc phục, ngăn chặn xung đột giả tạo có ý nghĩa phương pháp luận ở chỗ nó cho thấy để giải quyết, ngăn chặn xung đột giả tạo cần có sự thamgia của các nhà chuyên môn, các chuyên gia pháp lý có khả năng phân tích đánh giá tình huống và đưa ra những lời khuyên cần thiết về xoá bỏ các nguyên nhân dẫn đếnxung đột pháp luật.

Việc giải thích pháp luật, nâng cao ý thức và văn hoá pháp luật cho mọi người, thiết nghĩ là hoàn toàn hữu ích đối với việc giảm dần số lượng các cuộc xung đột pháp luật cũng như giảm thiểu mức độ căng thẳng của các cuộc xung đột. Khi tham gia điều chỉnh, cũng cố các mối quan hệ xã hội, ổn định đời sống xã hội, các quy phạm pháp luật góp phần ngăn chặn, loại trừ các cuộc xung đột pháp luật giữa các cá nhân và các nhóm cá nhân.

2. Diễn biến của xung đột pháp luật

Khi nói đếnxung đột pháp luật, không thểkhông nói đếndiễn biến của nó. Đó là sự vận động, sự phát triển, sự thay đổitrong tương quan lực lượng chống đối của các bên xung đột và cuối cùng là sự kếtthúc xung đột pháp luật. Việc nghiên cứu diễn biến của xung đột pháp luật xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm tính quy luật của sự xuất hiện, sự thay đổi của các yếu tố pháp lý trong tình huống xung đột.

Đôi khi, xung đột, ngay từ đầu đã xuất phát từ các quan hệ pháp luật. Đó là những trường hợp mà giữa các bên bị ràng buộc lẫn nhau bởi các quan hệ pháp luật, xuất hiện khách thể xung đột hoặc động cơ hành vi xung đột của các bên. Thếnhưng hình thức pháp lý của xung đột không phải xuất hiện ngay mà chỉ xuất hiện tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của xung đột. Chẳng hạn, một vài năm trở lại đây, hai vợ chồng Nguyễn Văn A. và Lê Thị T. thường cãi cọ, trách móc nhau về việc nuôi dạy cô con gái không đúng phương pháp. Quan hệ vợ chồng giữa họ ngày càng trở nên căng thẳng, thậm chí có lúc họ đã đánh nhau bằng tay. Tuy nhiên, chưa có ai trong số họ nêu vấn đề ly hôn.

Trên thực tế, hành vi xúc phạm và đánh nhau của họ đã mang yếu tố pháp luật hình sự hay nói cách khác trong giai đoạn này đã có một số yếu tố pháp luật [hình sự] xuất hiện nhưngkhông phát triểnvì hành vi xúc phạm và đánh nhau đó chỉ bị khởi tố về hình sự khi có đơn yêu cầu của người bị hại, trong khi đó cả người vợ lẫn người chồng chưa có ai đề nghị cơ quan nhà nước có thẩmquyền giải quyết. Sau đó, sau một cuộc cãi cọ căng thẳngvà khá lâu, người chồng bỏ nhà đi đếnchung sống với người phụ nữ khác trong ba tháng liền mà không trở về nhà. Dưới sự tác động của những người thân thích trong gia đình, Lê Thị T. viết đơn xin ly hôn và nửa năm sau đó Toà án giải quyết cho ly hôn. Như vậy, tính chất pháp lý của xung đột được xác định chỉ sau khi người vợ viết đơn gửi Toà án xin ly hôn. và cuộc xung đột chấm dứt bằng quyết định của Toà án về ly hôn mặc dù mối quan hệ giữa các chủ thểthểphục hồi và có thể dẫn đến những cuộc xung đột mới khác.

Sự can thiệp giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩmquyền [gọi là bên thứ ba] côngtác động rất lớn đếndiễn biến của cuộc xung đột pháp luật. Bên thứ ba [cơ quan áp dụng pháp luật] đó có thể là Toà án, Hội đồng trọng tài hoặc cơ quan hành chính, chẳnghạn như Giám đốc xí nghiệp, Bộ, Ngành v.v... có thẩmquyền giải quyết các mối quan hệ pháp luật giữa các bên xung đột. có thể khẳngđịnh rằng nếu bên thứ ba “không xuất hiện ngay” trong cuộc xung đột thì xung đột có thể“tiến triển” lên tận “mây xanh”. Bởi vậy, chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng tất cả các quan hệ pháp luật đều là quan hệ ba bên: các bên tham gia quan hệ và quyền lực công [cơ quan công quyền] vốn điều chỉnh “dòng chảy của các sự kiện” thông qua hoạt động kiểmtra, kiểmsoát của mình và nếu trong trường hợp cần thiết thì can thiệp bằng quyền lực vào mối quan hệ giữa các bên.

Nói đếndiễn biến của xung đột pháp luật sẽ là thiếu nếu không nói đếncác giai đoạn của xung đột pháp luật. Bởi bản thân xung đột pháp luật luôn luôn là hiện tượng động, phát triển, nên đểphân tích nó một cách cụ thể, có thể chia quá trình xung đột pháp luật thành một số giai đoạn, theo đó:

a] Xuất hiện động cơ xung đột mang tính chất pháp luật của một bên hoặc của cả hai bên xung đột. Trong thí dụ về xung đột gia đình giữa hai vợ chồng Nguyễn Văn A. và Lê Thị T. đã nêu trên đây, sau khi có sự tác động của những người thân thích, Lê Thị T. đã viết đơn gửi ra Toà án xin ly hôn.

b] Xuất hiện các mối quan hệ pháp luật giữa các bên xung đột. Trong thí dụ vừa nêu, đó là các quan hệ pháp luật xuất hiện sau khi người vợ đưa đơn ra Toà án xin ly hôn.

c] Phát triển [thay đổi, chấm dứt] các quan hệ pháp luật gắnvới vụ việc được cơ quan nhà nước có thẩmquyền xem xét, giải quyết. Giai đoạn này có thể kéo dài và có thể có những thay đổirất khác nhau. Chẳnghạn, trong tố tụng hình sự, vụ việc được giải quyết qua các giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Riêng giai đoạn xét xử có thểbao gồm: xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm, xét xử tái thẩm[tuỳ thuộc vào tính chất của từng vụ án].

d] Ban hành văn bản [quyết định áp dụng pháp luật] chấm dứt xung đột, chẳng hạn, trong thí dụ nêu trên là Toà án quyết định cho ly hôn.

Trên đây là sơ đồ có tính ví dụ về diễn biến của xung đột pháp luật đơn giản. Tất nhiên, có thểcó sơ đồ khác về diễn biến của xung đột pháp luật mà theo đó thứ nhất, tính liên tục của các giai đoạn có thểkhông trùng với sơ đồ đã trình bày, chẳng hạn, ngay từ đầu, tức trước khi xung đột pháp luật xảy ra, đã tồn tại quan hệ pháp luật và sau đó mới xuất hiện tính động cơ của hành vi pháp luật [ví dụ, sau khi một bên nhận được những lời tư vấn của luật sư]; thứ hai,bỏqua một số giai đoạn, chẳnghạn, trong cuộc xung đột pháp luật mang tính hình sự, sự cãi cọ được kếtthúc bằng hành vi giết người và ngay lập tức phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người thực hiện hành vi giết người. Căn cứ vào tính chất của vụ án trong trường hợp trên đây, chúng ta có thểnói đếnhai xung đột: xung đột giữa cá nhân người phạm tội với người bị hại [nạn nhân] xảy ra và kếtthúc ngay tại thời điểmngười bị hại bị giết chếtvà xung đột giữa người phạm tội với Nhà nước vốn xuất hiện trên cơ sở sự kiện người bị hại bị giết chết và tồn tại trong các phạm vi hoạt động của các bên trong quá trình tố tụng hình sự. và cuối cùng là có thể có những cuộc xung đột pháp luật rất phức tạp với nhiều tình tiết và các giai đoạn khác nhau đan xen lẫn nhau.

3. Giải quyết và phòng ngừa xung đột pháp luật

Khi có sự “can thiệp” của các cơ quan áp dụng pháp luật vào xung đột pháp luật để giải quyết nó thì xung đột pháp luật luôn diễn biến theo chiều hướng kếtthúc trong khuôn khổpháp luật và phù hợp với pháp luật. Vậy, phải chăng nhận định này đúng với tất cả các trường hợp xung đột pháp luật? Câu trả lời ở đây là không bởi xu hướng phát triển đó của xung đột pháp luật chỉ đúng với các cuộc xung đột gia đình, một số cuộc xung đột lao động, một số tranh chấp dân sự mà xung đột kếtthúc [chấm dứt] là do các bên thỏathuận được với nhau và đó cũng là mục đích mà các cơ quan áp dụng pháp luật hướng tới. Trong khi đó, xu hướng phát triểncủa xung đột mà chúng tôi vừa đề cập trên đây không thê có ở các cuộc xung đột mang tính hình sự bởichúngkết thúc [chấm dứt] bằng việc cơ quan áp dụng pháp luật áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và sự can thiệp đó của cơ quan áp dụng pháp luật là sự can thiệp mang tính chất cưỡng chếnhà nước để chấm dứt xung đột.

Từ những điều phân tích trên đây, có thểthấy tư duy về phòng ngừa hoặc giải quyết xung đột pháp luật bằng “con đường hoà bình” chỉ đúng khi đề cập đếnxung đột diễn ra giữa các cá nhân, vấn đề là ở chỗ, các cuộc xung đột pháp luật không phải bao giờ cũng có thê, cũng như cần phải kết thúc [chấm dứt] bằng sự “dàn hoà” [thoả thuận] của các bên. Chúng tôi cho rằng mọi sự mong muốn dập tắt cuộc xung đột pháp luật bằng cách chỉ tác động đếntư tưởng của các bên xung đột cũng như làm cho các bên im lặng về cuộc xung đột là cách tiếp cận nông cạn, là cách xoá bổ tình huống xung đột đầy sai lầm và nguy hiểm. Do vậy, đôi khi cũng cần phải “sử dụng quyền lực”, tức áp dụng các phương tiện, biện pháp “cứng rắn” đểchấm dứt sự xung đột và khôi phục lại sự công bằng. Chính điều đó lý giải vì sao xung đột pháp luật không loại trừ việc phải sử dụng sức mạnh cưỡng chế. Khi được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng, cưỡng chếlà biện pháp cần thiết ngăn chặn hoặc chấm dứt xung đột hay trừng phạt người có lỗi trong việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nói chung và phạm tội nói riêng. Điều quan trọng theo chúng tôi là ở chỗ, làm sao đểcưỡng chếlà biện pháp thực sự cần thiết và thực sự có hiệu quả đểlập lại trật tự, không trở thành công cụ của sự tuỳ tiện từ phía công quyền và vi phạm quyền con người.

Từ cách tiếp cận này trở lại với vấn đề diễn biến của xung đột pháp luật chúng tôi thấy rằng trong rất nhiều trường hợp, các biện pháp cưỡng chếđược áp dụng trong suốt quá trình diễn biến của xung đột pháp luật. Chẳnghạn, đểngăn chặn các cuộc xung đột mang tính hình sự, trước hết cần phải áp dụng các biện pháp bắt giữ người phạm tội, tiếp đó mới áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng như cưỡng chếhình sự khác như bắt người để tạm giam, khám xét, truy nã người bị tình nghi phạm tội v.v... Loại và mức hình phạt mà Toà án áp dụng đối với người phạm tội sau đó cũng là biện pháp cưỡng chếcủa Nhà nước. Do vậy, chúng tôi cho rằng, không nên coi xung đột pháp luật là “dòng chảy bình lặng” của các sự kiện nếu nhìn từ mức độ căng thẳng của xung đột và cưỡng chế được áp dụng trong xung đột. Do nội dung cũng như xu hướng xung đột mà cưỡng chế được áp dụng trong mối quan hệ mà một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tất nhiên cưỡng chếphải được áp dụng trong khuôn khổ pháp luật.

Nói đếndiễn biến của xung đột pháp luật không thể không nói đến xu hướng phát triển của các cuộc xung đột gắn với các sự kiện “mang tính đại chúng”. Nói đúng hơn đó là các cuộc xung đột gắn với các mối quan hệ chính trị, dân tộc... giữa các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội. Trong những cuộc xung đột này, yếu tố pháp luật của các quan hệ đó không xuất hiện ngay từ đầu mà xuất hiện theo mức độ “luật hoá” các mối quan hệ xã hội.

Đặc trưng diễn biến của xung đột pháp luật có sự tham gia của các cơ quan áp dụng pháp luật, thể hiện ở mục đích hoạt động của các cơ quan đó. Mục đích hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật khi “can thiệp” vào xung đột pháp luật, theo chúng tôi, không đơn thuần chỉ nhằm chấm dứt cuộc xung đột. Đương nhiên, việc chấm dứt các cuộc xung đột trong các cơ quan, tổchức, khắc phục hậu quả đã gây ra cho môi trường, ngăn chặn xâm phạm tài sản v.v... là vô cùng quan trọng. Song, cũng không kém phần quan trọng là việc khôi phục lại sự công bằng trong các mối quan hệ giữa các bên xung đột, giải quyết vụ việc một cách đúng pháp luật. Vấn đề là ở chỗ, nếu như cuộc xung đột thực sự đã chấm dứt song các bên xung đột vẫn “bằng mặt mà không bằng lòng”, tức “không thân thiện với nhau” thì khó mà khẳng định mục đích cuối cùng của pháp luật đã đạt được.

Vậy, việc giải quyết xung đột pháp luật có đảm bảo chấm dứt được tính xung đột của tất cả các quan hệ xã hội trong lĩnh vực pháp luật không? Chúng tôi cho là không. Kinh nghiệm thực tiễn chứng minh rằng, “cái vỏ bọc pháp lý” của các quan hệ xã hội, chứa đựng trong nó rất nhiều mầm mốngbất đồng về quan điểm, chính kiến, về sự đối đầu và những tình huống xung đột khác. Hiện tượng tái diễn và tiếp tục xung đột pháp luật dưới hình thức này hay hình thức khác là biểuhiện rõ nét cho kếtluận đó. có một thực tếlà các vụ tranh chấp về dân sự, lao động hay đất đai... thường được giải quyết đi giải quyết lại nhiều lần đến nỗi bị các đương sự tố giác là các cơ quan nhà nước, trong đó có Toà án mắc bệnh quan liêu, giấy tờ gây phiền hà, nhũng nhiễu dân chúng. Các vụ việc mang tính chất quốc tếmà thực chất là các tranh chấp mang tính chính trị hay pháp luật cũng vậy, thường được giải quyết trong nhiều năm, thậm chí là trong nhiều thếkỷ và đôi khi chúng lại tái diễn trong những điều kiện rất khác nhau và với những nguyên cơ rất khác nhau, trong đó “ẩndấu” những lợi ích “không thể dung hoà” của các bên xung đột.

Xung đột pháp luật là một hướng nghiên cứu mới của khoa học xã hội nói chung, của khoa học pháp lý nói riêng. Hướng nghiên cứu này cần phải được tiến hành dựa trên cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội, liên ngành luật học. Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới khoa học pháp lý nước nhà cần quan tâm nhiều hơn đến hướng nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề