Ví dụ về quản lý tài chính công

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định của các chủ thể. Tài chính đang là công cụ cần thiết trong thời đại phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, đồng thời cũng là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với một một người công dân. Vậy Tài chính là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Tài chính là gì cho ví dụ? (cập nhật 2022).

Ví dụ về quản lý tài chính công

Tài chính là gì cho ví dụ? (cập nhật 2022)

Theo quan điểm của P.J.Drake tiếp cận tài chính theo hai quan điểm, theo nghĩa hẹp, tài chính đơn thuần phản ánh hoạt động thu, chi tiền tệ của chính phủ; còn theo nghĩa rộng hơn, tài chính phản ánh các khoản vay và cho vay ảnh hưởng đến mức cung tiền trên thị trường.

Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, tài chính biểu thị vốn dưới dạng tiền tệ, nghĩa là ở dạng các khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua thị trường tài chính hay định chế tài chính. Tóm lại, có hai quan điểm chính về tài chính, quan điểm thứ nhất, đưa ra khái niệm về tài chính dựa vào hoạt động tài chính của chính phủ và quan điểm thứ hai đưa ra khái niệm về tài chính trên cơ sở vốn dưới dạng tiền tệ, cụ thể:

– Quan điểm 1: Tài chính phản ánh hoạt động thu – chi của chính phủ; hoặc phản ánh các khoản vay và cho vay.

– Quan điểm 2: Tài chính là vốn dưới dạng tiền tệ; tức là sự tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ để đáp ứng nhu cầu khác nhau.

Theo cách tiếp cận: Tài chính là vốn dưới dạng tiền tệ, tài chính mang các đặc điểm:

Một là: Tài chính là nguồn lực thể hiện dưới dạng tiền tệ, được chấp nhận trên thị trường là công cụ trao đổi hay chuyển giao giá trị: tiền mặt, tiền gửi và các loại tài sản tài chính.

Hai là: Tài chính thể hiện quan hệ chuyển giao giữa các chủ thể trong nền kinh tế: từ người có vốn đến người cần vốn.

Ba là: Tài chính là những quan hệ trong đó diễn ra sự chuyển giao nguồn lực giữa các chủ thể tài chính với nhau.

Trong nền kinh tế có nhiều chủ thể kinh tế, tương ứng với mỗi chủ thể sẽ có một lĩnh vực nghiên cứu:

– Chủ thể là cá nhân, ta có lĩnh vực tài chính cá nhân;

– Chủ thể là doanh nghiệp, ta có lĩnh vực tài chính doanh nghiệp;

– Chủ thể là nhà nước, ta có lĩnh vực tài chính công.

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định của các chủ thể.

Các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính bao gồm các quan hệ sau đây:

– Quan hệ giữa Nhà nước với các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế -xã hội thông qua việc phân phối lại nguồn vốn ngân sách Nhà nước dưới hình thức cấp phát kinh phí hoạt động cho các tổ chức này, nhằm duy trì các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng.

– Quan hệ giữa Nhà nước với tổ chức xã hội và các hộ dân cư thông qua các hình thức Nhà nước bắt buộc: nộp thuế, phí, lệ phí hay hình thức tự nguyện; đối với các hộ gia đình để hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước và ngược lại, đến lượt Nhà nước lại sử dụng quỹ tiền tệ để chi cho các nhu cầu phúc lợi chung của xã hội dưới hình thức: chi đảm bảo xã hội để thực hiện các chính sách đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ, chi bảo hiểm xã hội, hỗ trợ thiên tai…

– Quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ thông qua việc hoạt động mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ lẫn cho nhau.

– Quan hệ giữa các tổ chức kinh tế và những thành viên trong nội bộ của các tổ chức kinh tế đó, thể hiện thông qua quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, cũng như quan hệ giữa tổ chức với người lao động như : Các tổ chức kinh tế trả lương, thưởng, bán trái phiếu, cổ tức, lãi trái phiếu… cho người lao động và ngược lại, người lao động mua cổ phiếu, trái phiếu, thanh toán các khoản nợ cho tổ chức kinh tế đó.

Tài chính có 2 vai trò cơ bản như sau:

1. Là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân

Thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại của tài chính hình thành nên quỹ tiền tệ cho các khâu của hệ thống tài chính.

Các quỹ tiền tệ được sử dụng để thực hiện mục tiêu của các chủ thể trong xã hội.

2. Là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Tài chính điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng cách:

– Tác động đến các quan hệ kinh tế vận động theo định hướng của Nhà nước

– Hướng dẫn hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế – xã hội phù hợp với chính sách kinh tế của Nhà nước

– Kiểm soát, điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế thích ứng với những biến động của nền kinh tế.

Tài chính ở Việt Nam gồm 03 chức năng chính như sau:

1. Giám sát

Chức năng này đóng vai trò kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính xuất hiện trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ

Con người có thể kiểm tra, điều chỉnh được quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội trong hình thức giá trị nhờ chức năng giám sát. Ngoài ra còn kiểm tra được chế độ tài chính do Nhà nước ban hành…

2. Phân phối

Chức năng phân phối là khả năng mang tính khách quan của phạm trù tài chính. Chức này được vận dụng nhằm tổ chức quá trình phân phối của cải xã hội bằng hình thức giá trị.

3. Huy động

Đây là chức năng tạo lập nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức, khai thác nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Việc huy động vốn phải tuân theo cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu…

3 chức năng của tài chính đều có vai trò quan trọng như nhau, hỗ trợ lẫn nhau để có thể giúp cho doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.

Chứng chỉ tiền gửi (CD): Một thỏa thuận giữa nhà đầu tư và một tổ chức ngân hàng trong đó khách hàng (Công ty) giữ một lượng tiền gửi trong ngân hàng theo thời hạn đã thỏa thuận để đổi lấy lãi suất được đảm bảo.

Trái phiếu: Một dạng công cụ nợ được bán bởi các công ty hoặc chính phủ để gây quỹ cho các dự án ngắn hạn. Trái phiếu là một tài sản có tính pháp lý ghi rõ tiền mà nhà đầu tư đã cho người vay và số tiền khi cần phải trả lại (cộng với tiền lãi) và ngày đáo hạn trái phiếu.

Cổ phiếu: Cổ phiếu không có bất kỳ ngày đáo hạn. Đầu tư vào cổ phiếu của một công ty có nghĩa là tham gia vào quyền sở hữu của công ty, nên sẽ chia sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ do công ty làm ra.

Tiền mặt: Trong kinh tế học, Tiền mặt hay Hiện kim là tiền dưới hình thức vật chất của tiền tệ, chẳng hạn như tiền giấy và tiền kim loại. Trong sổ sách kế toán và tài chính, tiền mặt là tài sản hiện tại bao gồm tiền tệ hoặc thứ tương đương với tiền tệ có thể được lấy ra ngay lập tức hoặc gần như ngay lập tức.

Tiền gửi ngân hàng: là những khoản dự trữ của tổ chức với Ngân hàng trong việc tiết kiệm.

Các khoản cho vay: Các khoản cho vay và phải thu là những tài sản có thanh toán cố định hoặc có thể xác định được. Đối với ngân hàng, các khoản vay là tài sản và họ có thể bán chúng cho các bên có nhu cầu như là 1 hoạt động kinh doanh.

Công cụ phái sinh: Công cụ phái sinh là tài sản tài chính có giá trị được lấy từ các tài sản cơ bản khác. Đây là những hợp đồng CFD mà chúng ta hay giao dịch trong thị trường ngoại hối.

Tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là Corporate finance và được định nghĩa Corporate finance is an important tool in the financial performance of every business. Corporate finance is the use of financial information to help the company manage its money and support its profit-making activities.

Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp là việc quản lý dòng tiền hiệu quả trong các quyết định quan trọng của công ty về đầu tư, nguồn vốn và phân phối lợi nhuận.

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Tài chính là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tài chính là gì cho ví dụ? (cập nhật 2022). Qua viết này, các thắc mắc về tài chính là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Kiến thức: ⭕ Tài chính là gì
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Chính sách công là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều, dùng để chỉ những chính sách của nhà nước, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về chính sách công.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Ví dụ về chính sách công.

Chính sách công là gì?

Nhà nước được hình thành để quản lý xã hội. Do đó, để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình thì nhà nước cần có những công cụ hữu hiệu. Và chính sách công được coi là một trong số các công cụ đó.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về chính sách công. Tuy nhiên từ thực tế có thể hiểu chính sách công là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Chính sách công thể hiện ý chí chính trị của đảng cầm quyền, được thể hiện cụ thể là các quyết sách, quyết định chính trị của nhà nước. Các quyết định này nhằm duy trì tình trạng xã hội hoặc giải quyết các vấn để xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Chính sách công tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, chính sách công là: Pubic policy.

Ví dụ về quản lý tài chính công

Đặc điểm của chính sách công

– Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước

Chính sách công là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước dùng để quản lý xã hội. Do đó, chính sách công cũng được các quan có thẩm quyền của Nhà nước xây dựng và ban hành. Các cơ quan ban hành chính sách công bao gồm: Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Chính quyền địa phương các cấp, … Các chính sách được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện trên thực tế nhằm phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định của xã hội.

– Chính sách công có nhiều quyết định liên quan lẫn nhau

Chính sách công là một chuỗi các quyết định nhằm mục đích cuối cùng là giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành trong một thời gian dài. Một chính sách công được ban hành có thể chế hóa thành nhiều văn bản pháp luật nhằm tổ chức thực hiện chính sách công trên thực tế.

– Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề trong xã hội

Chính sách công thường là các kế hoạch, dự định, chiến lược tổng quát về chương trình hành động bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, chính sách công sẽ tập trung giải quyết một hoặc một số vấn đề đang đặt ra.

– Chính sách công có mục đích là nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia

Chính sách công là một công cụ quản lý xã hội, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Chính sách công có mục đích để điều tiết xã hội vì mục đích chung là sự phát triển của cộng đồng.

Vai trò của chính sách công

+ Thứ nhất: Định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế – xã hội

Như đã trình bày ở trên thì chính sách công thể hiện thái độ, cách cư xử của Nhà nước về các vấn đề của đời sống xã hội. Do đó, các chính sách công thể hiện sự tác động đến các chủ thể trong xã hội. Từ đó, giúp các chủ thể này có thể định hướng và phát triển đi theo những định hướng từ chính sách công của Nhà nước.

+ Thứ hai: Tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế – xã hội theo mục tiêu chung

Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội chung, nhà nước phải ban hành nhiều chính sách, trong đó mỗi chính sách lại có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần như: miễn giảm thuế, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, ban hành những thủ tục hành chính đơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt khác,.. Sự tác động của chính sách công không mang tính bắt buộc, mà chỉ khuyến khích các chủ thể hành động theo ý chí của nhà nước.

+ Thứ ba: Phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường

Sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều khi có sự xuất hiện những vấn đề tiêu cực, ví dụ như cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá… điều này tạo nên sự bất công bằng, chênh lệch giàu nghèo và thất nghiệp gia tăng, bất ổn định kinh tế vĩ mô, cá lớn nuốt cá bé… gây ảnh hưởng không tốt lên toàn xã hội và mỗi người dân. Do đó, Chính sách công thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề này nhằm để giải quyết những vấn đề tiêu cực, bất cập này, tạo nên môi trường lành mạnh để các chủ thể tiến hành sản xuất và phát triển kinh tế.

+ Thứ tư: Tạo lập các cân đối trong phát triển

Để kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định bền vững, nhà nước phải dùng chính sách để tạo lập các cân đối vĩ mô cơ bản như cân đối giữa hàng – tiền, cung – cầu, xuất – nhập khẩu, tiết kiệm – tiêu dùng,.. Đồng thời, nhà nước còn dùng chính sách để điều tiết đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng miền của đất nước

+ Thứ năm: Kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội 

Chính sách công giúp nhà nước thực hiện quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho phát triển cũng như phân bổ các nguồn nhân lực cân đối, hạn chế tình trạng sự phân bố không đồng đều đối với các nguồn nhân lực của xã hội.

+ Thứ sáu:Tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội.

Thông qua các chính sách, nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động như: chính sách phát triển thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng…

Các chính sách công do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, được cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật. Các chính sách này giúp nhà nước thực hiện các chức năng điều tiết và phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ về chính sách cụ thể như sau:

+ Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất

+ Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất…

+ Chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành.

+ Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường…

Trên đây là nội dung bài viết về Ví dụ về chính sách công. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!