Vì sao 8 lạng bằng nửa kí

Mỗi một câu nói, một đồ vật của người xưa đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa và hàm chứa một đạo lý nào đó mà người thời nay chưa hẳn đã hiểu hết.  Từ xưa đến nay, trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường dùng câu nói “Kẻ tám lạng, người nửa cân” để hình dung mô tả hai sự vật hay hai người giống nhau hoặc gần tương đương nhau. Nhưng vì sao lại nói như vậy? Nguyên lai của câu nói này là do, cái cân mà người cổ đại sử dụng có quy định 16 lạng được tính là một cân. Cho nên, nửa cân và tám lạng thực chất là bằng nhau.

Như vậy người xưa vì sao lại quy định 16 lạng là một cân?

Theo truyền thuyết dân gian kể lại rằng, người cổ đại xưa quan sát thấy Bắc Đẩu thất tinh [Chòm sao gồm 7 ngôi sao], Nam Đẩu lục tinh [Chòm sao gồm 6 ngôi sao], thêm nữa bên cạnh có tam tinh [3 sao] Phúc, Lộc, Thọ, như vậy tổng lại vừa đúng là 16 tinh. Bắc Đẩu thất tinh chủ vong, Nam Đẩu lục tinh chủ sinh; tam tinh Phúc, Lộc, Thọ phân nhau chủ phúc, lộc, thọ của một đời người. Các chư Thần này ở trên trời và nhìn thấy tất cả con người. Cho nên nói: Người đang làm, Thần đang nhìn. Người xưa nói rằng, người buôn bán nếu như cân hàng cho người ta mà cân đuối hay cân thiếu thì đều sẽ phải chịu sự trừng phạt. Nếu như, người buôn bán mà cân thiếu cho người ta 1 lạng, thì Phúc tinh liền giảm bớt phúc của người này đi. Nếu như cân thiếu cho người ta 2 lạng thì Lộc tinh liền giảm lộc của người này đi. Nếu như cân thiếu cho người ta 3 lạng thì Thọ tinh liền giam thọ của người này đi.

Người xưa đều tin tưởng rằng: “Người đang làm, Thần đang nhìn” cho nên ai ai cũng không dám làm việc trái với lương tâm mình mà vi phạm đạo đức, tổn hại phúc đức của bản thân.


Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Có rất nhiều người thắc mắc tại sao câu tục ngữ Kẻ tám lạng người nửa cân lại thường được đem ra nói để so sánh sự cân bằng giữa 2 người với nhau. Dù thực tế nếu suy nghĩ câu này thì 8 lạng tức là 0.8 cân nó nhiều hơn nửa cân khá nhiều tại sao lại so sánh vậy thì đâu có bằng nhau. Vậy tại sao câu tục ngữ này lại vậy. Thì nguyên nhân có câu tục ngữ Kẻ tám lạng người nửa cân là gì theo đơn vị đo trọng lượng cổ ngày xưa thì

  • 1 cân = 16 lạng
  • nửa cân = 8 lạng
Vì thế tám lạng cũng chính bằng nửa cân để nói về sự cân bằng không hề hơn kém nhau giữa 2 người. Tuy nhiên đơn vị đo hiện tại thì 1 cân lại bằng 10 lạng. Vì thế câu tục ngữ này chúng ta phải hiểu theo đơn vị đo ngày xưa


Nếu bạn không biết về đơn vị đo ngày xưa thì có thể sẽ rất thắc mắc tại sao lại sử dụng câu này​

Đoạn văn mẫu giải thích “Kẻ tám lạng người nửa cân”:


Xuất phát từ đời sống hàng ngày, ca dao tục ngữ đi vào trong lòng người đọc không chỉ là những bài học đạo lý sâu sắc mà còn là những quy luật, những hiện tượng đời sống, đôi khi là những lời nhắn nhủ tuy nhẹ nhàng mà thấm thía, và câu tục ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân” chính là một trong số đó. Câu tục ngữ chỉ đơn thuần như cách nói về những con người cân bằng nhau về nhiều mặt trong cuộc sống. “Tám lạng” và “nửa cân” là hai đại lượng cân nặng chính xác là ngang bằng nhau khi cân bằng loại cân ngày xưa với một cân được coi là 16 lạng, “kẻ tám lạng người nửa cân” không chỉ nói đến sự ngang bằng trong cân nặng thuộc về thể chất, mà từ đó, ông cha ta còn muốn nói nói đến sự ngang bằng trong tâm hồn, trong khả năng, trong nhận biết cũng như nhiều mặt khác giữa con người với con người. Câu tục ngữ được dùng phổ biến hàng ngày trong cuộc sống hôm nay, để chỉ sự tương đương giữa người này và người kia, chẳng hạn, hai người giàu có như nhau, hai người tài giỏi như nhau, hai người lười biếng như nhau,.., sẽ được tựu chung lại, thể hiện qua câu tục ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân”. Trong truyền thuyết khi xưa, Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng chính là trường hợp của “kẻ tám lạng người nửa cân”, ngang tài ngang sức nhau, mỗi người có thế mạnh riêng về một lĩnh vực, cả hai đều xứng đáng để rồi vua Hùng phải đưa ra điều kiện thì mới có thể chọn ra được người có được công chúa Mỵ Nương. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau mà câu tục ngữ trên mang ý tốt hoặc xấu, tích cực hay tiêu cực. Từ đó, mỗi người cũng cần nhận thức được rõ hơn về vị trí, khả năng của mình, không ngừng trau dồi, rèn luyện bản thân để vượt qua hay có được điều mà mình mong muốn. Đối với những người có mục tiêu cao đẹp, hãy lấy câu tục ngữ như một động lực đặt bên cạnh hình mẫu lý tưởng mà mình hướng đến để rồi phấn đấu được như chính ý nghĩa của nó. Đối với những người mang thói xấu, không nên để người khác nhìn nhận mình với ý nghĩ mình giống như những kẻ xấu xa khác trong xã hội, mà cần lấy đó làm sự thúc đẩy để vượt qua khỏi ý nghĩa của câu tục ngữ. Nhìn chung, câu tục ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân” tuy ngắn gọn nhưng giá trị phổ biến của nó vẫn còn vẹn nguyên đến tận bây giờ như một lời nói truyền miệng quen thuộc trong cuộc sống hôm nay.

  • Chủ đề kẻ tám lạng người nửa cân
  • Kẻ 8 lạng, người nửa cân là một câu thành ngữ có nghĩa là ''hai bên tương đương không ai kém ai" khá quen thuộc với nhiều người. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao 8 lạng lại bằng nửa cân [0,5kg] được, không lẽ "các cụ" ngày xưa nhầm lẫn? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

    Chúng ta đều biết rằng, hệ thống đo lường quốc tế quy định:

    1 cân [1kg] = 10 lạng [100g = 0,1kg]

    Vì vậy, việc 8 lạng bằng 0,5kg là điều không thể. Không lẽ các cụ ngày xưa nhầm mất rồi.

    Trên thực tế, câu thành ngữ “Kẻ 8 lạng, người nửa cân” không được áp dụng với hệ thống đo lường quốc tế, cụ thể là đơn vị đo khối lượng quốc tế mà áp dụng với loại cân tiểu ly thời xưa - hay còn gọi là "cân ta".

    Cân tiểu ly là loại cân đo được khối lượng tối nhỏ từ 0.01g, 1g tới vài kg, thường được người xưa sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý. Loại cân tiểu ly thời xưa được quy ước rằng, 16 lạng mới bằng 1 cân. Nghĩa là 1 lạng của cân tiểu ly xưa sẽ tương đương 37,8g, và nửa cân sẽ bằng đúng 8 lạng.

    Câu thành ngữ trên thường được sử dụng khi so sánh lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu nào đó. Có đôi khi, người ta còn sử dụng nó để nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên.

    Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa của câu thành ngữ "Kẻ tám lạng, người nửa cân".

    Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng, được áp dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tuy nhiên, có những câu khiến cho người đời sau cảm thấy khó hiểu như câu "Kẻ 8 lạng, người nửa cân".

    Câu nói này ý chỉ sự tương đồng, không bên nào kém bên nào. Chúng ta có thể nghe thấy câu nói này khi người khác nói đến 2 đối thủ trong một cuộc thi đấu nào đó, nhan sắc của 2 cô gái hay ý tiêu cực là thủ đoạn của 2 người trong một đấu trường chiến đấu.

    Nhưng tại sao lại thế, trong khi hệ thống đo lường quốc tế quy định 1 cân [kg] tương đương với 10 lạng [100kg]. Nếu vậy thì làm sau mà 8 lạng lại bằng 0.5kg được. Có phải các cụ tính toán sai hay không. Thực tế là như thế nào, ai đúng ai sai đến nay vẫn còn là đề tài khiến không ít người đem ra tranh luận.

    Ảnh minh họa.

    Theo Từ điển Tiếng Việt, đúng là 5 lạng bằng nửa cân. Nhưng cũng không có nghĩa là người xưa đã nhầm. Vấn đề là câu thành ngữ này không được áp dụng với hệ thống đo lường quốc tế, mà chỉ áp dụng với cân tiểu ly hay còn gọi là "cân tạ".

    Cân tiểu ly là loại cân người xưa thường sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý. Theo quy ước của loại cân này, 16 lạng mới bằng 1 cân [cân này bằng 0,605kg]. Như vậy, 1 lạng cân ta sẽ tương đương với 37,8g và nửa cân sẽ bằng đúng 8 lạng.

    Một thắc mắc nữa là tại sao người xưa lại quy định 16 lạng là 1kg vì, người cổ đại quan sát trên bầu trời thấy các chòm sao như Bắc Đẩu thất tinh [7 ngôi sao], Nam Đẩu lục tinh [6 ngôi sao] và bên cạnh có 1 chòm 3 sao Phúc Lộc Thọ. Như vậy có 16 ngôi sao nên người xưa đã quyết định quy đổi 1kg bằng 16 lạng.

    Tuy nhiên, trong ý nghĩa sâu xa của câu nói này cũng muốn răn dạy người đời nên sống ngay thẳng, đừng là việc xấu xa để đến mức người khác nói mình như thế.

    Cũng như làm ăn buôn bán đúng tâm, đúng người, không nên cân điêu, cân thiếu sẽ ảnh hưởng đến phúc đức đời sau của con cái. Câu nói này cũng khiến chúng ta nghĩ đến câu chuyện Cái cân thủy ngân và quả báo cho những người làm ăn buôn bán thất đức.

    PV [Theo Khỏe và đẹp]

    Video liên quan

    Chủ Đề