Vì sao bị hoa mắt chóng mặt

Chóng mặt có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây chóng mặt là gì và làm sao để hết chóng mặt? Hiểu về tình trạng này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Tìm hiểu chung

Chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt là bệnh gì? Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Triệu chứng này thường được mô tả là cảm giác choáng váng, thấy mọi vật xung quanh quay vòng, hoặc chính bản thân người bệnh quay vòng, đồng thời kèm theo tình trạng mất thăng bằng.

Hiện tượng hay bị chóng mặt thường được điều trị hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng vấn đề là triệu chứng này có thể tái phát. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng chóng mặt không nghiêm trọng và thường sẽ hết nếu nguyên nhân được chữa khỏi.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng chóng mặt đi kèm theo các biểu hiện khác, chẳng hạn như chóng mặt buồn nôn, đau đầu chóng mặt hay chóng mặt hoa mắt, và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, bạn có thể cần sử dụng thuốc.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm chóng mặt là gì?

Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện sau:

Tình trạng chóng mặt thường không kéo dài lâu mà sẽ biến mất trong vài phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện bất thường khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám nếu tự nhiên bị chóng mặt hoa mắt kéo dài kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Đau đầu đột ngột hoặc đau đầu rất nặng
  • Nôn liên tục
  • Ngất xỉu
  • Đau ngực hoặc nhịp tim bất thường
  • Tê hoặc yếu tay chân
  • Khó thở
  • Sốt cao
  • Cứng cổ
  • Bị thương ở đầu
  • Động kinh

Nguyên nhân

Nguyên nhân chóng mặt là gì?

Nguyên nhân gây tình trạng này có thể được xác định nhờ vào loại chóng mặt. Nhìn chung, có hai loại chóng mặt dựa theo nguyên nhân, bao gồm:

Chóng mặt ngoại biên

Đây là loại thường gặp nhất. Nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên là do sự xáo trộn ở tai trong, ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cân bằng của cơ thể.

Khi bạn di chuyển đầu, các cơ quan bên trong tai sẽ cho bạn biết vị trí của đầu và sau đó gửi tín hiệu đến não để duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên, nếu gặp phải vấn đề ở bên trong tai, bạn sẽ bị đau đầu chóng mặt. Điều này có thể xảy ra do viêm ở tai trong hoặc do nhiễm virus.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này là:

Chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế

Tình trạng này liên quan đến việc tiền đình tai trong suy giảm do vị trí đầu và chuyển động bị thay đổi đột ngột, ví dụ như:

  • Thay đổi từ tư thế thẳng đầu sang cúi đầu
  • Thức dậy đột ngột
  • Ngước đầu lên cao

Chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế cũng dễ xảy ra hơn ở những người đã phẫu thuật tai, có tiền sử chấn thương ở đầu, nhiễm trùng tai hoặc trong thời gian chữa và dưỡng bệnh. Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, người trẻ cũng có thể mắc tình trạng này.

Từng bị chấn thương đầu

Bệnh sử cũng có thể là một nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên. Những người đã bị thương ở đầu có thể bị rối loạn tai dẫn đến hoa mắt.

Trả lời:

Chào bác An, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nếu cần bạn có thể liên hệ bác sĩ tư vấn miễn phí theo số 1900 1246 Sau khi nhận được câu hỏi và những triệu chứng của bác, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin cho bác tham khảo như sau: 

1. Hoa mắt chóng mặt là gì

2. Nguyên nhân gây ra hoa mắt chóng mặt

3. Cách tự chăm sóc khi hoa mắt chóng mặt

4. Xét nghiệm sàng lọc khi bị hoa mắt chóng mặt

5. Bác sĩ chữa hoa mắt chóng mặt

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Hoa mắt chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác choáng váng hoặc không đứng vững. Nó ảnh hưởng tới các cơ quan cảm giác, đặc biệt là mắt và tai nên đôi khi chóng mặt làm bạn ngất. Đây không phải là một bệnh mà nó là triệu chứng của nhiều rối loạn khác nhau.

Chứng chóng mặt và mất thăng bằng có thể gây ra cảm giác hoa mắt chóng mặt. Nhưng 2 thuật ngữ trên lại miêu tả các triệu chứng khác nhau. Chứng chóng mặt đặc trưng bởi cảm giác xoay vòng như cả căn phòng đang di chuyển, say tàu xe hoặc như khi bạn nghiêng đầu qua 1 bên. Mất thăng bằng là cảm giác đứng không vững, sắp té. Hoa mắt chóng mặt thực sự là cảm giác choáng váng hoặc gần như ngất.

Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp và nguyên nhân gây ra nó thường không nghiêm trọng. Thường xuyên chóng mặt không đáng lo, tuy nhiên hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bác cảm thấy đột ngột chóng mặt không có lí do hoặc các cơn chóng mặt lặp lại nhiều lần hoặc chóng mặt kéo dài.

Người bị chóng mặt có thể cảm nhận những cảm giác sau:

  • Hoa mắt
  • Đầu óc lâng lâng hoặc cảm giác mệt mỏi
  • Đứng không vững
  • Cảm giác như say tàu xe, nặng đầu

Các cảm giác có thể bị kích hoạt hoặc trở nên trầm trọng hơn khi bác đi lại, đứng lên hoặc di chuyển đầu của bác. Cơn chóng mặt của bác có thể đi kèm với nôn ói hoặc đột ngột xuất hiện và rất trầm trọng khiến bác chỉ có thể ngồi xuống hoặc nằm nghỉ. Cơn chóng mặt này có thể kéo dài từ vài giây tới vài ngày và có thể tái diễn.

Những người có nguy cơ cao bị chóng mặt bao gồm những người cao tuổi và những người đã từng gặp các cơn chóng mặt trong quá khứ. Người lớn tuổi thường mắc các bệnh có thể gây chóng mặt, đặc biệt gây mất cảm giác thăng bằng. Hơn thế nữa, họ có thể phải sử dụng các thuốc gây chóng mặt.

2. Những nguyên nhân gây ra hoa mắt chóng mặt

Nguyên nhân thường gặp gây chóng mặt bao gồm:

  • Đau nửa đầu
  • Thuốc
  • Rượu
  • Vấn đề tai trong: nhiễm trùng tai trong
  • Thay đổi tư thế đột ngột
  • Hội chứng Meniere
  • U dây thần kinh tiền đình
  • Say tàu xe

Chóng mặt thường là kết quả của chứng chóng mặt do thay đổi tư thế lành tính. Chứng bệnh này gây chóng mặt tạm thời khi bạn thay đổi tư thế nhanh chóng như ngồi dậy sau khi nằm lâu. Chóng mặt cũng có thể gây ra bởi hội chứng Meniere. Chứng bệnh này làm dịch tụ lại ở tai trong, đi kèm với các triệu chứng nặng tai, giảm thính lực và ù tai. Một nguyên nhân khác gây chóng mặt là u dây thần kinh tiền đình. Đây là khối u lành tính ở dây thần kinh nối tai trong với não [dây thần kinh tiền đình].

Các nguyên nhân khác gây chóng mặt bao gồm:

  • Hạ huyết áp tư thế
  • Bệnh tim mạch
  • Thiếu máu
  • Rối loạn lo âu
  • Hạ đường huyết
  • Mất nước
  • Say nắng

Trong một vài trường hợp hiếm, chóng mặt có thể gây ra bởi chứng đa xơ cứng, đột quỵ, u ác tính hoặc các bệnh khác của não.

3. Các biện pháp tự chăm sóc

Chóng mặt thường tự khỏi sau 1 thời gian. Nếu bác thường xuyên bị chóng mặt, hãy cân nhắc các mẹo dưới đây để đối phó với chúng:

  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột, hãy đứng lên hoặc ngồi xuống từ từ.
  • Tránh di chuyển đột ngột và hãy dùng gậy chống khi đi lại
  • Loại bỏ các vật có thể làm bạn trượt té như thảm lót sàn và các dây điện trên sàn, sử dụng thảm chống trượt ở nhà tắm và cung cấp đủ ánh sáng cho cả căn nhà.
  • Ngồi hoặc nằm xuống ngay khi bạn cảm thấy chóng mặt. Nằm nghỉ và nhắm mắt trong phòng tối không bật đèn nếu bác đang cảm thấy cực kì chóng mặt.
  • Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc lớn nếu bạn cảm thấy chóng mặt kéo dài.
  • Tránh sử dụng cà phê, rượu bia, muối và thuốc lá vì chúng có thể làm các triệu chứng nặng thêm
  • Nếu cơn chóng mặt  là do dùng thuốc, hãy nói bác sĩ đổi loại thuốc khác hoặc giảm liều.
  • Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng
  • Nếu bị chóng mặt do tăng thân nhiệt hoặc mất nước, bác hãy ngồi nghỉ ở nơi mát và uống nhiều nước.

4. Xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân gây bệnh

  • Tổng phân tích máu ngoại vi đánh giá thiếu máu, tình trạng nhiễm trùng
  • Sinh hóa máu: đường máu, protein, chức năng gan, chức năng thận
  • Điện giải đồ: Na, K, Cl
  • Điện tâm đồ đánh giá bệnh lý tim mạch
  • CT-MRI loại trừ bệnh lý não bộ

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bác bị chóng mặt cùng lúc với các triệu chứng dưới đây, hãy gọi cấp cứu hoặc tới trung tâm y tế gần nhất:

  • Nhức đầu đột ngột hoặc trầm trọng
  • Nôn ói liên tục
  • Thay đổi giọng nói, thị lực hoặc thính lực đột ngột
  • Vấp ngã hoặc đi lại khó khăn 
  • Ngất
  • Đau ngực hoặc nhịp tim bất thường
  • Tê hoặc yếu người
  • Khó thở
  • Cứng cổ
  • Chấn thương đầu
  • Động kinh

Bác An nên đi khám bác sĩ nếu bác gặp phải những cơn chóng mặt đột ngột, trầm trọng hoặc xuất hiện nhiều lần, kéo dài. Bác có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bác đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Video liên quan

Chủ Đề