Vì sao cần xây nhà máy điện hạt nhân lớn

Nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran hoạt động trở lại

Đầu tư lớn, nhiều rủi ro

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây vừa đề xuất xem xét phát triển điện hạt nhân để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, ở giai đoạn phát triển năng lượng tiếp theo. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được dừng theo quyết định tại Nghị quyết 31 năm 2016 của Quốc hội.

Trong báo cáo giám sát về việc thực hiện nghị quyết này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá điện hạt nhân được các quốc gia công nhận là điện sạch, phát thải khí nhà kính rất thấp sau Hội nghị COP 26. 

Việt Nam xem xét phát triển điện hạt nhân trong giai đoạn tiếp theo sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế độc lập, tự chủ và bảo đảm an ninh hệ thống điện với nhu cầu đa dạng nguồn phát.

Năm 2016, Quốc hội thống nhất dừng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

TS. Ngô Đức Lâm, chuyên gia về năng lượng, nguyên cán bộ Bộ Công thương cho rằng, để đưa ra chủ trương về điện hạt nhân, cần trả lời thấu đáo 2 câu hỏi: Nếu làm, chúng ta có gì? Nếu không làm, chúng ta còn lựa chọn khác không? Điện hạt nhân được coi là sạch, không phát thải CO2. Phát triển điện hạt nhân sẽ tránh phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu và khí, cung cấp điện năng ổn định công suất lớn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy vậy, nhược điểm của điện hạt nhân vẫn là chủ đạo. Trước hết, chi phí rất đắt. Đó không chỉ là chi phí đầu tư [nếu làm, chúng ta hoàn toàn phải nhập khẩu công nghệ], mà sau đó chi phí xử lý môi trường đối với chất thải và đối với nhà máy đã hết hạn cũng cực lớn, không thua kém gì việc xây dựng nhà máy mới. Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp nhà máy hết hạn, chúng ta có thể chở thanh nhiên liệu cho bên sản xuất [bên bán] để họ xử lý, tuy nhiên, kể cả có vậy thì chi phí, cách thức vận chuyển cũng không đơn giản và rất tốn kém. 

Những điều này, nếu làm điện hạt nhân, cần phải tính đến ngay từ đầu, tức cộng cả chi phí xử lý môi trường vào chi phí đầu tư nhà máy, để tính toán giá điện hạt nhân có hợp lý không, có rẻ hơn so với các nguồn năng lượng sơ cấp khác không?

Về tính an toàn của nhà máy điện hạt nhân, dù công nghệ hiện nay bảo đảm an toàn cao song vẫn có rủi ro sự cố. Nếu sự cố xảy ra, không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhà máy mà là cả một vùng rộng lớn và tác động trong nhiều năm, lên nhiều thế hệ.

"Xét tổng thể, tôi cho rằng, chúng ta không nên tính đến phát triển điện hạt nhân, ít nhất là từ nay đến năm 2035. Điều này dựa trên xu thế thời đại và tiềm năng sẵn có của Việt Nam. Về xu thế thời đại, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xu thế của thời đại là phát triển năng lượng mới - năng lượng tái tạo", TS Ngô Đức Lâm nói.

Tận dụng tiềm năng sẵn có về gió và nắng

Theo TS. Ngô Đức Lâm, nước ta có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo. Cụ thể, với điện mặt trời, tiềm năng khai thác ở Việt Nam khá lớn, nhất là ở khu vực duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long với năng lượng bức xạ mặt trời trong năm tương đối ổn định là 4 - 5kWh/m2/ngày. 

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn 3.200km với 28 tỉnh, thành phố ven biển, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam cũng vô cùng lớn.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời.

Theo ông Lâm, sở dĩ nhiều nước chọn làm điện hạt nhân còn bởi họ không có tiềm năng để phát triển các nguồn năng lượng khác. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều loại tài nguyên để phát điện hơn hẳn nhiều nước. 

Theo tính toán, đến năm 2050, nếu như hoàn toàn không dùng năng lượng khác, thì riêng tiềm năng gió, mặt trời đã đủ phát điện cho toàn quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ phát triển một loại các nhà máy điện gió, điện mặt trời, mà nên phát triển đa dạng, hài hòa giữa các nguồn năng lượng sơ cấp, bao gồm cả năng lượng gió, mặt trời, thủy điện, khí, dầu, than…

Cùng quan điểm, GS. Phạm Duy Hiển, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, Việt Nam nên phát triển năng lượng khác dựa trên tiềm năng và lợi thế của mình. Nhờ dừng dự án điện hạt nhân, tỉnh Ninh Thuận đã bứt phá lên trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo hàng đầu của cả nước. Đến nay, nhờ lợi thế có nguồn ánh sáng mặt trời rất ưu việt, Ninh Thuận đã đưa vào vận hành nhiều trang trại điện mặt trời với tổng công suất hàng nghìn MW, và con số này còn lớn hơn nữa trong những năm tới. Những trang trại năng lượng gió cũng đang tiến đến công suất nghìn MW. Như vây, chỉ vài năm sau khi dừng dự án điện hạt nhân, năng lượng tái tạo của Ninh Thuận đang tiến rất gần đến mục tiêu 4000 MW điện hạt nhân vốn được dự kiến cho năm 2030.

GS. Phạm Duy Hiển cho hay, trước 2016, Việt Nam đã có một kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận với bốn lò phản ứng công suất 4000MW và đưa vào vận hành trước năm 2030.

"Tôi đã nhiều lần nêu quan điểm không đồng tình với việc làm quá vội vàng này, lại không lường hết những rủi ro có thể xảy ra do trình độ phát triển của ta còn quá thấp so với yêu cầu của một công nghệ rất phức tạp như điện hạt nhân. Bảo đảm an toàn cho các lò phản ứng công suất lớn là việc không hề dễ dàng đối với các nước chưa phát triển. Về lâu dài, phóng xạ rất cao trong bã thải hạt nhân vẫn luôn là mối đe dọa", GS Hiển nói.

Điện hạt nhân với mức phát thải cacbon rất thấp, có thể xem là một trong số các giải pháp cho mục tiêu này, như một số nước tiên tiến đang xem xét. Nhưng mỗi nước một khác. Đối với Việt Nam, điện hạt nhân chưa thể xem là giải pháp cấp bách.

PGS.TS Vương Hữu Tấn, Chủ tịch Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho rằng xu thế phát triển điện hạt nhân là tất yếu, quan trọng là cân nhắc thời điểm hợp lý. Vấn đề hiện nay là phải xem xét các cơ sở hạ tầng cần thiết, trong đó có hạ tầng về an toàn, an ninh và bồi thường hạt nhân của chúng ta như thế nào và kế hoạch hoàn thiện ra sao thì mới biết khi nào mới nên tái khởi động dự án điện hạt nhân. Đặc biệt, phải có nhóm chuyên gia giỏi trong và ngoài nước để phân tích, đánh giá đầy đủ.

Theo các chuyên gia, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng điện năng, chí ít ngang bằng với các nước ASEAN, chẳng những là giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính cơ bản nhất, mà còn góp phần làm lành mạnh nền công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tại phiên thảo luận hội trường ngày 30/5 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật quy hoạch có hiệu lực thi hành, nhiều đại biểu Quốc hội nêu quan điểm liên quan đến triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, nhắc lại năm 2016, Quốc hội khóa XIV đã có chủ trương dừng đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Việc kéo dài dự án đã gây nên những bất cập ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa [TP.HCM] cho rằng Quốc hội cần giải quyết dứt điểm việc này, xóa bỏ quy hoạch dự án phát triển nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Theo ông, Quốc hội nhiệm kỳ trước, Đảng, Nhà nước đã cân nhắc rất kỹ việc dừng dự án này. Vì vậy, bước tiếp theo phải tập trung giải quyết quyền lợi của người dân, cán bộ, kỹ sư đã được đào tạo, tạo quy hoạch mới cho Ninh Thuận, giúp chuyển động kinh tế địa phương.

Giải trình những vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định đây là dự án tạm dừng chứ không phải là hủy bỏ, nên sẽ không có cơ sở bỏ địa điểm xây dựng điện hạt nhân.

Xã biên giới có trường, trạm khang trang nhưng chưa có điện lưới

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hà Nội tiếp tục mưa lớn, cảnh báo 11 điểm đen ngập lụt


Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò [nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng...] truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng.

Nguyên tắc làm việc của lò phản ứng nước áp lực [ВВЭР/PWR]

Trên hình đưa ra cho chúng ta biết nguyên tắc làm việc của nhà máy điện hạt nhân với 2 vòng tuần hoàn. Năng lượng nhiệt được sinh ra ở vùng hoạt của lò phàn ứng [nơi xảy ra quá trình phân hạch Uranium-235]. Nhiệt được cung cấp cho chất tải nhiệt [chất mang nhiệt], được bơm tuần hoàn trong vòng tuần hoàn một. Tiếp đến chất tản nhiệt [khi đó đã mang nhiệt lượng] sẽ đi tới bộ phận trao đổi nhiệt [trong lò hơi]. Ở đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt từ chất tải nhiệt sẽ được truyền cho nước ở vòng tuần hoàn hai thông qua bộ phận trao đổi nhiệt. Nước ở lò hơi được đung nóng và sôi, hơi nước được tạo thành trong quá trình sôi sẽ được dẫn tới Turbin, hơi nước làm cho Turbin quay, dẫn đến Rotor quay và sinh ra dòng điện.

Hơi nước sau khi đi qua Turbin sẽ tiếp tục đi vào bộ phận ngưng tụ, tại đây hơi nước được làm mát, và bị ngưng tụ tạo thành nước. Nước ngưng tụ được máy bơm bơm ngược lại lò hơi, và tiếp tục một chu kỳ mới.[8][9]

Chất tản nhiệt ở vòng tuần hoàn 1 sau khi vào bộ phận trao đổi nhiệt, mất đi một phần nhiệt lượng, lại được máy bơm bơm ngược lại lò phản ứng và tiếp tục 1 chu kỳ mới.

Bộ phận bù áp suất là một bộ phận rất quan trọng và rất phức tạp, có nhiệm vụ đảm bảo áp suất ổn định cho lò phản ứng. Khi sự chênh lệch nhiệt độ của chất tản nhiệt sẽ dẫn đến sự thay đổi áp suất của lò phản ứng. Và bộ phận này phải có nhiệm vụ thay đổi một cách nhịp nhàng và nhanh chóng. Khi mà sự thay đổi nhiệt độ xảy ra rất nhanh khoảng từ 10−15 s đến 10−13 s [thời gian xảy ra của một phản ứng phân hạch]. Đối với chất tản nhiệt là nước, thì bộ phận bù áp có một nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm duy trì ổn định một áp suất cao [Lò PWR là 160 atm], giúp nước ở vòng tuần hoàn một không sôi.

Ngoài nước được sử dụng làm chất tản nhiệt, thì các chất tản nhiệt khác như CO2 được dùng tại Anh, nước nặng, kim loại lỏng như Natri, Chì, Thủy ngân... cũng được sử dụng. Natri được sử dụng trong lò phản ứng Neutron nhanh tại Nga với ba vòng tuần hoàn. Vòng một và vòng hai là Natri và vòng ba là nước nhẹ [nước từ bộ phận sinh hơi - turbin- bộ phận ngưng tụ]. Sử dụng các kim loại lỏng sẽ tạo điều kiện cho việc đơn giản hóa lò phản ứng, khi đó bộ phận bù áp vốn rất phức tạp sẽ không còn cần thiết nữa.

Số vòng tuần hoàn của lò phản ứng được thay đổi tùy theo các loại lò khác nhau [Trên hình là loại lò PWR Nước- Nước]. Ngoài ra tại Nga còn phát triển loại lò RBMK. Đây là loại lò một vòng tuần hoàn, nước được sôi ngay trên thanh nhiên liệu, tạo ra hơi nước sau đó tới Turbin. Trong trường hợp không thể cung cấp một lượng nước lớn để làm lạnh hơi nước trong quá trình ngưng tụ, thì ở nhà máy điện được xây dựng hồ chứa nước và tháp ngưng tụ. Tháp có nhiệm vụ làm tăng quá trình đối lưu và quá trình ngưng tụ trong bộ phận ngưng tụ của lò. Tháp ngưng tụ đã trở thành một phần nổi bật của mỗi nhà máy điện hạt nhân.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ a b “Tại Mỹ sẽ xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân mới”. Lenta.ru. 10 февраля 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= [trợ giúp]
  3. ^ “Запорожская АЭС”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ “Thiệt hại kinh tế sau 4 năm thảm họa sóng thần tại Nhật Bản”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 11 tháng 3 năm 2015. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ //www.worldnuclearreport.org/-2014-.html The World Nuclear Industry Status Report 2014
  6. ^ “На топливе марки «ТВЭЛ» работает каждый 6-й реактор в мире” [bằng tiếng Nga]. ТВЭЛ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  7. ^ Портативная АЭС Hyperion появилась в продаже
  8. ^ “Hoạt động của lò phản ứng hạt nhân - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ “Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.

Video liên quan

Chủ Đề