Vì sao giới siêu giàu vn nhiều hơn mỹ

Vì sao giới siêu giàu "thắng đậm" trong mùa COVID-19?

VTV.vn - Tỷ lệ tài sản của 1% những người giàu nhất nhiều quốc gia đang tăng lên nhanh chóng bất chấp đại dịch.

Theo thống kê của của Credit Suisse Group AG, tài sản của 1% người giàu nhất ở các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ tăng lên nhanh chóng bất chấp đại dịch.

Thống kê cho thấy, số người siêu giàu của Brazil chiếm gần 50% tổng tài sản quốc gia. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 10 quốc gia được Credit Suisse trích dẫn trong Báo cáo tài sản toàn cầu.

Con số này ở Trung Quốc là 30,6%, ở Ấn Độ là 40,5%, ở Mỹ là 35,3% và ở Anh là 23,1%. Theo Ngân hàng Thụy Sỹ, một trong những nguyên nhân khiến tỷ trọng tài sản của giới siêu giàu tại các quốc gia tăng lên nhanh chóng là do việc cắt giảm lãi suất vì đại dịch COVID-19.

Tỷ trọng tài sản của nhóm siêu giàu tại các nước tăng mạnh bất chấp đại dịch

Báo cáo trước đó của Bloomberg cũng chỉ ra xu hướng "giàu lại càng giàu thêm" tương tự. 500 người giàu nhất thế giới đã có thêm 1,8 nghìn tỷ USD vào khối tài sản vốn đã khổng lồ của mình vào năm ngoái, theo số liệu của Bloomberg. Từ đó, khoảng cách chênh lệch giữa giàu nghèo tại các quốc gia ngày càng bị nới rộng.

"Các nhóm siêu giàu không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự đình trị của các hoạt động kinh tế nói chung. Quan trọng hơn, nhóm này được hưởng lợi từ việc lãi suất giảm với giá cổ phiếu và giá nhà", Credit Suisse cho hay.

Bên cạnh việc chỉ tỷ trọng tài sản của nhóm siêu giàu, theo nghiên cứu của Credit Suisse, hệ số Gini - một thước đo bất bình đẳng trên phạm vi rộng hơn - đã tăng lên trong năm 2020 ở tất cả các quốc gia được ngân hàng Thụy Sỹ chọn cho nghiên cứu, ngoại trừ ở Mỹ, nơi chỉ số này giảm nhẹ.

Nhiều quốc gia có các biện pháp đánh thuế mạnh hơn vào giới siêu giàu

Việc "tiền đổ vào nhà giàu" nhanh và nhiều hơn, đang thúc đẩy phong trào đánh thuế vào những người giàu khắp nơi trên thế giới.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang muốn tăng thuế suất tối đa thuế thu nhập cá nhân từ 37% hiện nay là 39,6%.

Bên cạnh đó, một số đảng viên Đảng Dân chủ ủng hộ việc đánh thuế vào tổng tài sản của những người Mỹ giàu có nhất, thay vì tập trung vào thu nhập hàng năm như trước.

Trong khi đó, một Ủy ban độc lập của Vương quốc Anh vào tháng 12 đã kêu gọi đánh thuế tài sản một lần để có thêm khoảng 260 tỷ bảng Anh [361 tỷ USD] cho quốc gia trong khi , trong khi các nước khác như Argentina và Bolivia đã gây quỹ trong năm qua nhờ các biện pháp nhắm vào người giàu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

giới siêu giàu, covid-19, thuế nhập khẩu

Theo CNBC, dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang [FED] cho thấy tài sản của những người giàu nhất nước Mỹ đã tăng tổng cộng 6.500 tỷ USD trong năm 2021.

Tính đến cuối quý IV/2021, tài sản của nhóm 1% người giàu nhất đạt kỷ lục 45.900 tỷ USD. Suốt thời kỳ đại dịch, tài sản của nhóm này đã tăng hơn 12.000 tỷ USD, tương đương hơn 1/3.

“Những con số này thật đáng kinh ngạc, Sự bùng nổ tài sản của những người giàu có trong đại dịch chắc chắn là một trong những đợt mạnh mẽ nhất trong 40 năm qua”, Edward Wolff, giáo sư kinh tế tại Đại học New York, cho biết.

Tuy chỉ chiếm 1%, giới giàu có ở Mỹ lại sở hữu 32,3% tài sản cả nước. Mặt khác, tài sản của 90% người Mỹ giảm nhẹ từ 30,5% xuống 30,2%.

Báo cáo của FED cho thấy khoảng 4.300 tỷ USD tăng thêm năm ngoái bắt nguồn từ lợi nhuận của cổ phiếu doanh nghiệp và quỹ tương hỗ. Theo Ngân hàng Trung ương Mỹ, nhóm 1% người giàu nhất sở hữu lượng cổ phiếu trị giá 23.000 tỷ USD, tức khoảng 53,9% cổ phiếu lưu hành.

Thị trường tài chính phát triển giúp các tỷ phú Mỹ lãi đậm. Ảnh: Forbes.

Bất chấp sự tham gia của hàng triệu nhà đầu tư mới, nhóm 10% người Mỹ giàu nhất sở hữu 89% cổ phần doanh nghiệp được nắm giữ riêng lẻ và cổ phiếu quỹ tương hỗ.

Theo Wolf, giá cổ phiếu tăng cao phản ánh sự giàu có và tình trạng bất bình đẳng ở Mỹ. Phần lớn quyền sở hữu cổ phiếu nghiêng về tầng lớp thượng lưu, do đó, dòng tiền lợi nhuận của cổ phiếu lại tiếp tục chuyển sang họ.

Bên cạnh đó, khả năng tiết kiệm tiền và đầu tư vượt trội càng giúp giới thượng lưu nâng cao lượng tài sản tích lũy. Càng giàu có, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán càng nhiều và dòng lợi nhuận cũng thu về tương ứng.

“Bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng thúc đẩy thị trường chứng khoán, sau đó tiếp tục tạo ra bất bình đẳng giàu nghèo”, vị giáo sư cho biết.

Các doanh nghiệp tư nhân cũng là nguồn sản sinh tài sản cho những người giàu có. FED cho biết nhóm 1% sở hữu khoảng 57% số công ty tư nhân.

Ngoài ra, giá trị của các doanh nghiệp tư nhân do nhóm này nắm giữ đã tăng 36%, tương đương 2.200 tỷ USD, vào năm ngoái.

Song song, bất động sản cũng là nguồn tiền giúp giới thượng lưu giàu thêm. Khối tài sản này trong năm 2021 đạt 5.270 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc giá nhà đất và quyền sở hữu bất động sản bị siết chặt khiến tầng lớp trung lưu chiếm ưu thế. Nhóm 1% nắm giữ 14% bất động sản ở Mỹ, giảm 0,5% so với mức tính đến năm 2019. Trong khi đó, 90% người Mỹ chỉ kiếm được 2.890 tỷ USD từ bất động sản.

“Sự bùng nổ nhà đất đã mang lại lợi ích cho tầng lớp trung lưu. Nếu không có điều đó, tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo sẽ còn tồi tệ hơn”, Wolf nhận xét.

[Theo Zing]

Xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá dầu tăng vọt, giúp các doanh nhân kinh doanh khí đốt và đá phiến của Mỹ kiếm bộn tiền. Đáng chú ý, trong số đó, một tỷ phú Mỹ lần đầu lọt vào danh sách 500 người giàu nhất thế giới.

Theo thống kê của của Credit Suisse Group AG, tài sản của 1% người giàu nhất ở các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ tăng lên nhanh chóng bất chấp đại dịch.

Thống kê cho thấy, số người siêu giàu của Brazil chiếm gần 50% tổng tài sản quốc gia. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 10 quốc gia được  Credit Suisse trích dẫn trong Báo cáo tài sản toàn cầu.

Tỷ trọng tài sản của nhóm siêu giàu tại các nước tăng mạnh bất chấp đại dịch

Con số này ở Trung Quốc là 30,6%, ở Ấn Độ là 40,5%, ở Mỹ là 35,3% và ở Anh là 23,1%. Theo Ngân hàng Thụy Sỹ, một trong những nguyên nhân khiến tỷ trọng tài sản của giới siêu giàu tại các quốc gia tăng lên nhanh chóng là do việc cắt giảm lãi suất vì đại dịch COVID-19.

Báo cáo trước đó của Bloomberg cũng chỉ ra xu hướng "giàu lại càng giàu thêm" tương tự. 500 người giàu nhất thế giới đã có thêm 1,8 nghìn tỷ USD vào khối tài sản vốn đã khổng lồ của mình vào năm ngoái, theo số liệu của Bloomberg. Từ đó, khoảng cách chênh lệch giữa giàu nghèo tại các quốc gia ngày càng bị nới rộng.

"Các nhóm siêu giàu không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự đình trị của các hoạt động kinh tế nói chung. Quan trọng hơn, nhóm này được hưởng lợi từ việc lãi suất giảm với giá cổ phiếu và giá nhà", Credit Suisse cho hay.

Bên cạnh việc chỉ tỷ trọng tài sản của nhóm siêu giàu, theo nghiên cứu của Credit Suisse, hệ số Gini - một thước đo bất bình đẳng trên phạm vi rộng hơn - đã tăng lên trong năm 2020 ở tất cả các quốc gia được ngân hàng Thụy Sỹ chọn cho nghiên cứu, ngoại trừ ở Mỹ, nơi chỉ số này giảm nhẹ.

Nhiều quốc gia có các biện pháp đánh thuế mạnh hơn vào giới siêu giàu

Việc "tiền đổ vào nhà giàu" nhanh và nhiều hơn, đang thúc đẩy phong trào đánh thuế vào những người giàu khắp nơi trên thế giới.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang muốn tăng thuế suất tối đa thuế thu nhập cá nhân từ 37% hiện nay là 39,6%.

Bên cạnh đó, một số đảng viên Đảng Dân chủ ủng hộ việc đánh thuế vào tổng tài sản của những người Mỹ giàu có nhất, thay vì tập trung vào thu nhập hàng năm như trước.

Trong khi đó, một Ủy ban độc lập của Vương quốc Anh vào tháng 12 đã kêu gọi đánh thuế tài sản một lần để có thêm khoảng 260 tỷ bảng Anh [361 tỷ USD] cho quốc gia trong khi , trong khi các nước khác như  Argentina và Bolivia đã gây quỹ trong năm qua nhờ các biện pháp nhắm vào người giàu./.

Video liên quan

Chủ Đề