Vì sao havana bị rút khỏi youtube

Vì sao loại xe Lada lại có hệ thống sưởi ở kính sau? Câu trả lời dí dỏm là để giữ cho tay của quí vị được ấm, khi đẩy chiếc xe nầy.

Làm thế nào để gia tăng giá trị của một chiếc xe Lada? Chỉ cần đổ đầy xăng trong bình chứa là đủ.

Còn nên định nghĩa của một điều kỳ diệu là thế nào? Đó là nhận được một giấy phạt chạy vượt quá tốc độ, trong một chiếc xe Lada vốn chạy chậm như rùa.

Thực ra chẳng thiếu các câu chuyện cười cợt về chiếc xe Lada, vốn là một nhãn hiệu xe hơi có tiếng, được sản xuất ở Liên Xô từ đầu thập niên 1970.

Chẳng hạn như chiếc Lada Classic, được chế tạo với cùng kiểu mẫu của chiếc xe Ý là Fiat 124, thế nhưng lại sử dụng thép bên ngoài và dễ bị rỉ sét nhanh chóng, đó chỉ là một trong các lỗi về cơ khí mà quí vị có thể nghĩ đến.

Chỉ có một điều dễ thương, là chúng ít bị đánh cắp, có lẽ chẳng ai muốn rước về của nợ nầy.

Thế nhưng đối với người Cuba, làm chủ một chiếc xe Lada loại Classic, lại mang đến cho họ những đam mê thực sự.

Chúng được xem là những di sản dễ nhìn thấy nhất, của thời Sô Viết trên đảo quốc nầy.

Hồi cuối năm rồi, một nhóm các chủ nhân đã thành lập Câu lạc bộ Lada Cuba.

“Tại Cuba, Lada là loại xe chúng tôi có sẵn, chúng là thứ xe chúng tôi tìm cách có được và đó cũng là lý do chúng tôi rất yêu thích và thương mến chúng".

"Thực tế là rất khó khăn để có một chiếc xe Lada tại Cuba, đó là nguyên nhân vì sao chúng tôi chăm sóc chúng rất cẩn thận, tôi chăm lo cho nó như là đứa con trai của mình”, Rodriguez.

Với việc Hoa Kỳ cấm vận đối với quốc gia Cộng Sản nầy bắt đầu từ thập niên 1960, điều nầy khiến cho phụ tùng xe hơi trở nên khan hiếm, do đó chấm dứt việc nhập cảng các loại xe do Mỹ sản xuất.

Vì vậy Cuba hướng về khối Sô Viết và chiếc xe hơi Lada đầu tiên đến nước nầy vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970.

Ngày nay, Lada là một biểu tượng về địa vị của chủ nhân, khi họ phải thực hiện những điều kỳ diệu đôi khi phải rất tốn kém, để cho xe lăn bánh.

Các phụ tùng đến từ Nga hay Panama, do những người xách tay hàng hoá đến hòn đảo nầy.

Trong những trường hợp tệ hại nhất, thì các phụ tùng được chế tạo bằng tay.

Công nhân bảo trì là ông Alexander Aguire, lái một chiếc xe Lada màu xanh dương, vốn thuộc quyền sở hữu của cha vợ ông.

Ông hãnh diện với chiếc xe, vốn tồn tại với các chi tiết còn nguyên thủy không chút thay đổi.

“Khi tôi đi xuống phố và mọi người đều nhìn vào tôi, đó là một sự mãn nguyện khi nhìn thấy chiếc xe Lada của tôi, với mọi nỗ lực của mình để giữ cho nó càng nguyên thủy càng tốt".

"Nó tạo nên nhiều cảm hứng và xúc động cho tôi”, Alexander Aguire.

"Chiếc xe Lada là một phần quan trọng trong đó, vốn là loại xe của Nga nói chung, rồi những vật liệu chiến tranh cũng là một phần quan trọng trong đó, thế nhưng lại là hình ảnh thường thấy nhất trên đường phố, tại các câu lạc bộ nữa”, Benito Albisa.

Được biết, nhà cầm quyền chẳng bao giờ công bố con số thực sự về xe cộ tại Cuba.

Các con số chỉ được dự đoán do các chuyên gia cho thấy, có từ 80 ngàn cho đến 100 ngàn chiếc Ladas, được nhập vào nước nầy.

Chiếc Ladas năm 2017, nằm trong số những chiếc sau cùng được chế tạo, cho đến khi công ty Nga AutoVaz ngưng hoạt động vào cuối thế kỷ trước, xe nầy có giá từ 20 đến 25 ngàn đô la Mỹ.

Đó là cả một gia tài trên đảo quốc nầy, khi lương bổng công nhân chỉ là 150 đô la mỗi năm, thế nhưng vẫn thấp hơn nhiều nếu so sánh với xe do Mỹ bán đến 60 ngàn đô, từ những chiếc xe cũ kỷ cho du khách thuê.

Ông Benito Albisa, một thành viên của Câu lạc bộ Lada Cuba cho biết, loại xe nầy là một phần của lịch sử của đất nước nầy.

“Tại đất nước Cuba ngày nay, vẫn còn nhiều đặc tính của thời Liên Xô cũ, từ những sai lầm kinh tế vốn chẳng dính líu chi đến chiếc xe Lada, rồi những chuyện trong xã hội chúng tôi và những đặc điểm riêng".

"Chiếc xe Lada là một phần quan trọng trong đó, vốn là loại xe của Nga nói chung, rồi những vật liệu chiến tranh cũng là một phần quan trọng trong đó, thế nhưng lại là hình ảnh thường thấy nhất trên đường phố, tại các câu lạc bộ nữa”, Benito Albisa.

Mới đây các hội viên qui tụ các chiếc xe của họ, tại một nơi rửa xe ở thủ đô Havana.

Họ rửa xe tập thể, bàn tán về máy móc, cười đùa và cho nhau xem những tiến bộ của mình, trước khi cùng lái xe một lúc, nhấn còi inh ỏi để đến một công viên thuộc khu ngoại ô thành phố.

Được biết công ty xe hơi của Pháp là Renault đã mua lại thương hiệu nầy vào năm 2016 và các xe Ladas tối tân ngày nay được xem có nhiều giá trị trên thị trường.

Lada hiện là một phần của tập đoàn Renault-Nissan-Lada, tập đoàn xe hơi lớn thứ ba thế giới, sau General Motors và Toyota.

Dù một làn sóng xe ngoại tràn vào thị trường Nga trong những năm gần đây, Lada vẫn duy trì được doanh số bán hàng của mình.

Còn Lada lần đầu tiên được nhập vào Úc năm 1988, với chiếc Niva Compact 4WD và sau này là chiếc Samara hatchback 3 cửa.

Chiếc Lada Niva 4WD cũng được cung cấp dưới dạng một xe tải nhẹ, dựa trên việc kéo dài trục chính và một mái mềm trên đỉnh với chỉ 100 chiếc, được cho là đã được nhập vào Úc.

Tuy doanh số bán ban đầu đầy hứa hẹn, các báo cáo về chất lượng thấp và độ tin cậy nhanh chóng làm chúng mất điểm, doanh số giảm còn dưới 100 chiếc.

Mọi người cho rằng Lada thực tế đã được dừng nhập cảng vào Úc năm 1994, nhưng vẫn phải mất 2 năm để bán nốt những chiếc tồn kho.

Chiếc Lada Niva cũng được ưa chuộng sau đó tại Úc và nếu quí vị có nhìn thấy một chiếc Lada trên những con đường tại Úc, có nhiều khả năng đó là một chiếc Niva.

1996 là năm cuối cùng Lada bán xe trên thị trường Úc, trước khi rút lui hoàn toàn.

Sáng 6/5 [theo giờ địa phương] một vụ nổ lớn đã xảy ra tại khách sạn 5 sao Saratoga ở La Habana, Cuba, khiến ít nhất 22 người thiệt mạng và ít nhất 64 người bị thương.

Saratoga là một công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng ở trung tâm La Habana, đối diện tòa nhà Capitolio.

[Cuba: Thương vong trong vụ nổ tại thủ đô La Habana tiếp tục tăng]

Theo Văn phòng Chủ tịch Cuba, một vụ rò rỉ khí gas được cho là nguyên nhân gây ra vụ nổ tại khách sạn Saratoga.

Các cơ quan chức năng của Cuba đang phát động chương trình hiến máu để hỗ trợ những nạn nhân bị thương./.

[VIetnam+]

[PLO]- Ông Medvedev nói các ý tường rằng Nga có thể đưa quân và khí tài tới Cuba, cách bờ biển Mỹ khoảng 160 km, nên được quên đi vì Nga không muốn ảnh hưởng tiến trình bình thường hoá quan hệ Havana-Washington.

Các ý tưởng rằng Nga có thể đưa quân và khí tài tới Cuba, cách bờ biển Mỹ khoảng 160 km, nên được quên đi vì động thái như vậy sẽ làm ảnh hưởng tiến trình bình thường hoá quan hệ Havana-Washington, điều mà Nga không muốn, đài RT dẫn lời cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 28-1.

Phát biểu với báo giới hôm 27-1, ông Medvedev - hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga - cho rằng hai quốc gia Mỹ Latinh [Cuba và Venezuela] dù là đối tác thân thiết của Moscow, nhưng cũng là những quốc gia có chủ quyền “đang cố gắng thoát khỏi sự cô lập và bình thường hóa quan hệ với Mỹ ở một mức độ nào đó".


Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga. Ảnh: SPUTNIK

Cựu tổng thống Medvedev nhấn mạnh rằng Nga không thể triển khai bất cứ thứ gì ở khu vực Mỹ Latinh. Theo ông, mặc dù điều này chỉ liên quan đến vị thế địa chính trị và lợi ích quốc gia của các nước trên, viễn cảnh trên cũng không nên xảy ra vì chúng sẽ “gây căng thẳng trên thế giới”.

Trong buổi trả lời phỏng vấn đài RTVI hồi đầu tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói rằng ông sẽ không loại trừ khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở Cuba hoặc Venezuela, nhấn mạnh điều đó sẽ còn phụ thuộc vào “hành động của phương Tây”.

Đáp lại, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết rằng hoạt động quân sự của Nga ở Mỹ Latinh không phải là một điểm cần thảo luận tại các cuộc đàm phán an ninh gần đây, song nhấn mạnh Washington sẽ hành động “dứt khoát” nếu điều đó xảy ra.

Hôm thứ 26-1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Cuba, Venezuela và Nicaragua, và đã đồng ý tăng cường hợp tác với họ trong một loạt lĩnh vực, bao gồm cả các vấn đề quân sự.

Liên quan tình hình căng thẳng hiện tại quanh Ukraine, nơi phương Tây cáo buộc Nga lên kế hoạch tấn công, cựu Tổng thống Nga Medvedev nhấn mạnh rằng đất nước của ông không muốn chiến tranh và đàm phán an ninh là cách duy nhất để giảm leo thang căng thẳng giữa Nga và phương Tây.

Ngày 27-1, Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ sự thất vọng liên quan đến phản ứng của Washington đối với các đề xuất an ninh gần đây của Nga, nói rằng Mỹ đã từ chối nhượng bộ liên quan đến việc mở rộng NATO ở Đông Âu. 

“Chúng tôi không thể chấp nhận được việc NATO mở rộng thêm về phía đông và triển khai các loại vũ khí có sức hủy diệt cao có thể đe dọa lãnh thổ của Nga” - ông tuyên bố.

 

WSJ: Ba Lan sẵn sàng bắt tay Nga, cho Moscow vào thanh sát tên lửa Mỹ

[PLO]- Ba Lan sẵn sàng cho phép Nga vào thanh sát tên lửa Mỹ nếu Moscow cho phép Warsaw kiểm tra các hoạt động tên lửa ở Kaliningrad [Nga].


DƯƠNG KHANG

Video liên quan

Chủ Đề