Vì sao phương tây phóng khoán tình dục

Ảnh minh họa.

Lan truyền những huyền thoại về nghệ thuật tình dục Trung Hoa, thường không mấy đáng tin, nhưng lại luôn cuốn hút say mê. Tuy nhiên, thực tế hóa ra còn thú vị hơn những tất cả những tưởng tượng và hư cấu.

Từng là đề tài cấm kỵ

Ở châu Âu thời Trung thế kỷ, mọi thứ liên quan đến tình dục đều bị lên án và thậm chí chịu hình phạt. Chính một xã hội nô lệ về mặt đạo đức như vậy vào cuối thế kỷ XIII đã được lữ hành gia kiêm thương nhân nổi tiếng Marco Polo mô tả trong tập du ký– "Cuốn sách về thế giới muôn vẻ". Ông mô tả phong tục và lề thói kỳ lạ của cư dân ở đầu kia của Trái đất – những người ở xứ Trung Hoa. Trong nhiều thứ khác nhau, ông lưu tâm đến một chủ đề "nóng" như đời sống tình dục của hoàng đế Nguyên triều Hốt Tất Liệt.

Vị thương gia kể lại rằng hàng trăm mỹ nhân đã được tuyển lựa đặc biệt để làm hài lòng hoàng đế. Người ta đánh giá họ qua ngoại hình, sức khỏe và gửi đến kỳ "sát hạch" ở các phi tần nhiều kinh nghiệm hơn. Sau đó là cuộc sống trong hậu cung. Các mỹ nữ này phục vụ Đại khả hãn không chỉ trên giường, - Marco Polo viết. Trong khi một vài người đẹp chia sẻ chăn gối với hoàng thượng, những cung tần mỹ nữ khác vẫn phải sẵn sàng đáp ứng bất kỳ ý thích bất chợt nào khác của vị đế vương.

Tất nhiên, một số người coi những câu chuyện của Polo là hư cấu, còn bản thân lữ hành gia hẳn là tay mộng mơ có cỡ. Đối với châu Âu Công giáo hồi cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV, thật khó tưởng tượng một nhân vật sở hữu đến hàng trăm phi tần trong cung cấm. Nhưng sự bác bỏ và lên án phong tục riêng tư như vậy của người Phương Đông lại đi kèm với nỗi hiếu kỳ khó che giấu.

"Trong văn hóa tình dục, tất cả những gì gắn với Trung Hoa nói riêng và châu Á nói chung đều có xu hướng quy về ý nghĩa như chủ nghĩa Đông phương Orientalism, tức là gắn cho phương Đông những đặc điểm mà thực ra nó không có hoặc không luôn luôn sở hữu", - như giải thích của GS Alexei Maslov, chuyên gia nghiên cứu phương Đông từ Trường Kinh tế cấp cao, tác giả cuốn chuyên khảo "Trận đấu trên lụa satin. Tình dục học Trung Hoa". GS nêu nhận xét: "Chủ nghĩa Đông phương luôn thiên về xu hướng lãng mạn hóa, và những ghi chép của Marco Polo lại vừa vặn là sự lãng mạn hóa tình dục ở châu Á, trong chừng mực đây là phản ánh của những điều cấm kỵ đang tồn tại ở châu Âu".

Công trình nghiên cứu nghiêm túc về tình dục học phương Đông chỉ bắt đầu xuất hiện vào những năm 1940. Phương Tây lần đầu tiên làm quen với chuyên luận Trung Quốc về sex, "dâm thư", giáo khoa tình dục có tranh minh hoạ và các văn bản Đạo giáo. Và những nghiên cứu như vậy đang tiếp nối.

Trao đổi năng lượng sống

Khó đánh giá hết tầm quan trọng của tình dục học trong văn hóa Trung Hoa. Chính Hoàng Đế [còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế], vị quân chủ huyền thoại, nhân vật cao quý nhất của văn minh Trung Hoa,  được tôn vinh là thuỷ tổ của mọi người Hán, cũng là vị sáng lập Đạo giáo, đã trở thành bất tử nhờ có liên hệ tình dục với vô số thiếu nữ. Tương truyền, Hoàng Đế đã ân ái với 1.200 người phụ nữ, sau đó "lên ngôi trường cửu", - như xác nhận trong những chuyên luận Đông y. Đáng chú ý là trong các văn bản cổ, thì phụ nữ đóng vai trò chỉ đạo, đặc biệt là trong nghệ thuật chăn gối. Còn người nam là một học trò sáng ý và linh hoạt.

Trong bí truyền Đạo giáo mọi người đều quen với quan niệm Âm - năng lượng nữ, tối tăm, trần thế, lạnh lẽo, còn Dương – năng lượng nam, là ánh sáng, thượng giới, ấm nóng.Những năng lượng lấp đầy không chỉ thế giới xung quanh con người, mà còn cả chính anh ta nữa. Trạng thái tâm trí và sức khỏe của người Trung Hoa phụ thuộc vào cách kết hợp giao hoà năng lượng sống. Đông y truyền thống dựa trên cơ sở duy trì cân bằng âm-dương. Một trong những nguyên lý sơ khai của vũ trụ quan trong truyền thống Trung Hoa là năng lượng tình dục, được điều chỉnh bằng cách chữa bệnh.

Văn bản Trung Hoa cổ xưa nhất về tình dục học, được khoa học biết đến, là «Về sự thống nhất [hay cuộc giao hoà] của Âm và Dương». Cổ thư này có niên đại từ thế kỷ thứ II tr.C.N. Sách giải thích cách một người làm thế nào để có thể điều chỉnh cả hai thành tố tưởng như đối lập trong cơ thể của chính mình.

Vào những năm 1970, thế giới khoa học đã bị "sốc" khi các nhà khảo cổ học phát hiện thấy trong lăng tẩm Mawangdui [thành phố Trường Sa [Chang-sha] thủ phủ tỉnh Hồ Nam] những chiếc thẻ tre và cuốn thư bằng lụa mô tả thực hành hoạt động tình dục. Các nhà khoa học cho rằng ngay từ đời nhà Hán [năm 206 tr.C.N - 220 C.N], đã có những trường chuyên biệt trong đó người Trung Hoa học nghệ thuật kiểm soát năng lượng tình dục.

Mục tiêu chính là môn học này là "giữ gìn duy trì năng lượng". Người Trung Hoa sợ sự thất thoát năng lượng quý báu từ cơ thể. Người nam và người nữ cần trao đổi năng lượng nhưng đồng thời phải làm sao để đại diện thể chất của năng lượng đó không cạn kiệt rời khỏi cơ thể. Việc duy trì bản chất năng lượng trong cơ thể giúp đạt tuổi thọ, cả trong triển vọng đạt tới thượng thừa bất tử.

"Bàn luận về nghệ thuật tình dục Trung Hoa, chúng ta nói trước hết về y học, đơn giản là không có khía cạnh nào khác…Có nghịch lý: người ta cho rằng tình dục không cần thiết cho sự thăng hoa sảng khoái, mà chỉ là để chữa bệnh, đó là lối tiếp cận thuần túy công cụ", chuyên gia Alexei Maslov nhấn mạnh.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là người Trung Hoa tham gia quan hệ tình dục chỉ theo lý tính. Mức thoả mãn sinh lý đóng vai một chỉ báo cho thấy con người đang thực hiện chính xác bài tập thể dục này hay cuộc rèn luyện khác phục vụ bồi dưỡng sức khoẻ. Trên bình diện này, phụ nữ được coi là một loại thuốc, trong đó mỗi căn bệnh đều có loại thuốc riêng, cũng như đối với từng giai đoạn đau ốm cần đến "biệt dược".

"Tất cả các khâu kỹ  nghệ tình dục được mô tả y  như là cách uống thuốc: bao nhiêu, khi nào, cách hành xử trước và sau khi giao phối.... Thực tế đó là dạng một đơn thuốc và liệu trình. Chẳng hạn, dưới thời Hoàng Đế, có những viên quan chuyên tỉ mỉ ghi lại hành vi tình dục của bậc để vương, qua đó đo kiểm sức khoẻ thể chất và đề xuất chọn một số phi tần nhất định, thích hợp với thể trạng của bậc thiên tử", - GS Maslov nói tiếp.

Tình dục học ở Trung Hoa không có những khái niệm như tình yêu, phép lịch sự đối ngẫu hay sự tán tỉnh gợi tình. Điều này liên quan đến một lĩnh vực hoàn toàn khác của đời sống.

Bí mật của các nhà tu hành trong tế lễ hiện đại

Hình ảnh một tu sĩ Đạo giáo với mái đầu cạo trọc mặc chiếc áo choàng đơn giản khiến cho nhiều người phương Tây cho rằng có liên quan đến  quy tắc tiết chế và khổ hạnh, thế nhưng điều này không hoàn toàn tương ứng với thực tế. Đối với các đạo sĩ, thân thể chỉ là một công cụ để đạt tới sự trường tồn vĩnh hằng của tâm linh và nhập vào sức mạnh phổ quát cao siêu của vũ trụ. Để làm được như vậy, cần học cả cách tập thở, thiền, luyện thể lực cũng như tình dục.

Tình dục học Trung Hoa bắt đầu chính với Đạo giáo, phát sinh từ thế kỷ V-III tr.C.N. Sau gần một thiên niên kỷ, đến thế kỷ XII-XIII, một số thành tố Đạo giáo đã thâm nhập vào văn hóa thế tục. Trước đó, người ta từng chế nhạo và giễu cợt Đạo giáo. Tuy nhiên, Trung Hoa có lẽ là nước duy nhất mà  tình dục học song hành với triết lý rất sâu sắc, vượt ra ngoài nguyên tắc khoái cảm xác thịt.

Đạo giáo đã trả lời bằng y học, thành tựu bất tử và những khía cạnh huyền bí khác. Đời sống thế tục nằm trong khuôn mẫu quy định nghiêm khắc của Nho giáo.

Người phụ nữ trong cặp đôi phải phục tùng, nghĩa vụ của nàng trước hết là phụng dưỡng bố mẹ chồng. Người đàn ông không chỉ lấy vợ cho riêng mình mà còn đưa về nhà một tỳ nữ để hầu hạ cha mẹ và sinh ra những đứa cháu của ông bà. "Bên ngoài khuôn khổ cuộc sống gia đình, mọi trò giải trí được đưa ra khu vực riêng biệt, dành cho việc đó, đã có "khu phố vui vẻ", chuyên gia Maslov nhận xét.

Đồng thời, văn hóa đại chúng không phải là Nho giáo hay Đạo giáo. Một người Trung Hoa bình dân coi tình dục đơn giản như là trò giải trí. Phát sinh cả những tác phẩm văn học tình dục như "dâm thư".

Nhiều bạn trẻ Pháp ngày nay chọn lựa cuộc sống gìn giữ trinh tiết cho hôn nhân - Ảnh: AFP

Thập niên 1970 từng chứng kiến đợt sóng cách mạng tình dục xô ngã những nguyên tắc nghiêm khắc của một phong cách sống bảo thủ, đến nỗi những người quyết giữ mình trong trắng trước những cám dỗ xác thịt đã bị cho là cổ hủ, lỗi thời, là "không biết vào nề nếp".

Theo kết quả khảo sát năm 2014 của Viện nghiên cứu dân số của Pháp [INED], độ tuổi trung bình khi nam giới quan hệ tình dục lần đầu là 17,4, nữ giới là 17,6.

Và đến nay, trong một xã hội nơi mà chuyện quan hệ tình dục không còn được xem là một điều gì đó quá ghê gớm, những cô gái sau 20 tuổi mà còn trinh trắng, có thể là do hoàn cảnh, có thể là do họ chọn cách sống như vậy thì lại phải chịu nhiều dư luận dè bĩu khiến họ mặc cảm nặng nề.

Chloé, một cô gái Pháp 24 tuổi, là ví dụ. Cô cho biết từ lúc bước vào tuổi vị thành niên cô đã luôn từ chối mọi quan hệ xác thịt đến nỗi mọi người quanh nhạo báng cô một cách chua cay: "Cứ lắc đầu hoài như vậy rồi có ngày chẳng còn gã đàn ông nào muốn ngủ với cậu nữa đâu, ôi, sao mà tội nghiệp quá!".

Nhiều năm trôi qua, Chloé luôn cảm thấy bất an và không còn tự tin trước tình cảnh "còn zin" của mình trong mắt bạn bè và đã phải miễn cưỡng chế ra nhiều câu chuyện tưởng tượng để "hợp thức hóa" cuộc sống cô lẻ: cô đổ lỗi cho khách quan dù đó là lựa chọn riêng của cô.

Đồng cảnh ngộ, Rebecca, cũng 24 tuổi, thậm chí còn nói đến "nỗi tủi thân của những cô gái còn trinh" như cô và rất sợ khi phải ngồi nghe bạn bè đồng trang lứa huyên thuyên về những cuộc phiêu lưu tình ái của họ rồi cuối cùng phán cô là một "gái già khó tính". 

Vì sao khó tính? Bước vào tuổi trưởng thành, Rebecca lập ra cho mình một lộ trình cuộc sống trong đó đầu tiên là có việc làm ổn định, rồi tìm được một người bạn trai đúng nghĩa để xây dựng tình cảm lâu dài, cô không chấp nhận những mối tình "bâng quơ" cho nên đã lánh xa nhiều "cám dỗ". 

Đến nay thì Rebecca tự nhủ phải kiếm được một ý trung nhân trước tuổi 27 để thoát khỏi tình cảnh này.

Cô bạn gái Julie 25 tuổi cũng cùng chung nhận xét: "Tôi nghĩ sống mà chỉ biết ham vui thỏa mãn nhất thời thì không có ý nghĩa gì, có bạn trai là hai người phải lên kế hoạch chung lâu dài". Cô phản đối ý nghĩ đưa chuyện tình dục lên hàng đầu khi đánh giá người khác. 

Chúng ta là con người, ai cũng có ham muốn, đó là nhu cầu nhưng phải suy nghĩ cẩn trọng hơn là chuyện ăn uống thường ngày. Nhu cầu đó là cơ bản nhưng không quá cần thiết"

Cô Marie, 25 tuổi, người Pháp

Không chỉ nữ giới, nhiều bạn nam cũng chia sẻ quan điểm phản bác quan hệ tình dục quá phóng khoáng và phóng túng. 

Anh Joseph, 26 tuổi, khẳng định dứt khoát chỉ đi đến quan hệ tình dục với người con gái mà anh chắc chắn sẽ là vợ mình trong tương lai, "để tôi có thể nói với cô ấy là trước đây tôi chưa từng có quan hệ tình dục với bất kỳ ai khác, để mình không phải chịu cảm giác là đã lừa dối cô ấy. Còn trong khi chờ đợi thì tôi hoàn toàn có thể yêu theo cách khác". 

Còn anh Côme, 20 tuổi, thì trong quá khứ đã có nhiều mối tình nhưng anh quyết tâm "yêu chỉ đến mức độ hôn nhau" mà thôi và cho đó là những tình yêu đẹp, lãng mạn, thi vị và đang mong chờ tìm được một tương lai lâu bền bên cạnh một người vợ đúng nghĩa.

Theo kết quả khảo sát của Viện điều tra ý kiến công chúng của Pháp [IFOP] công bố tháng 1-2018, tính chung 33% người Pháp đang sống cặp đôi vẫn tìm kiếm thêm bạn tình qua Internet, trong đó 41% là nam và 22% là nữ.

Chi tiết hơn, 36% phụ nữ ở độ tuổi 30- 39 đang cặp đôi [người yêu hoặc chồng] vẫn muốn tìm bạn tình mới qua mạng, và 31% nam giới sau 40 tuổi vẫn hy vọng tìm thêm những mối tình "ngoài luồng", có thể là để có thêm những quan hệ tình cảm khăng khít với người khác phái hoặc đơn thuần là chỉ để thỏa mãn tình dục.

Lý luận cho xu hướng này là: để tìm được người hợp với mình hơn với tâm lý "cỏ bên vườn nhà hàng xóm luôn xanh tươi hơn"!

TƯỜNG NGUYỄN

Video liên quan

Chủ Đề