Vì sao sinh ra khí áp

. Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?

A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.

B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất. 

C. Bảo vệ sự sống cho loài người.

D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.

Câu 38. Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?

A. Tầng bình lưu.

B. Trên tầng bình lưu.

C. Tầng đối lưu.

D. Tầng ion nhiệt.

Câu 39. Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. Khí nitơ.

B. Khí cacbonic.

C. Oxi.

D. Hơi nước.

Câu 40. Các hiện tượng khí tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào sau đây?

A. Tầng đối lưu.

B. Tầng nhiệt.

C. Trên tầng bình lưu.

D. Tầng bình lưu.

Câu 41. Gió Tây ôn đới có tính chất nào sau đây?

A. Lạnh, ấm.

B. Khô, ẩm.

C. Lạnh, khô.

D. Mát, ẩm.

Câu 42. Khối khí nào sau đây có tính chất ẩm?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí nóng.

C. Khối khí đại dương.

D. Khối khí lạnh.

Câu 43. Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có

A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.

B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.

C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.

Câu 44. Không khí luôn luôn chuyển động từ 

A. áp cao về áp thấp.

B. đất liền ra biển.

C. áp thấp về áp cao.

D. biển vào đất liền.

Câu 45. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió Tín phong

B. Gió Đông cực.

C. Gió mùa.

D. Gió Tây ôn đới.

Vì sao sinh ra khí áp
Khí áp là gì?

Khí áp là gì? Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp

5 (100%) 1 vote

Khí áp là khái niệm mà chúng ta được học trong chương trình Địa lý lớp 3 và lớp 10. Vậy theo bạn hiểu khí áp là gì? Khí áp gồm những loại nào? Vì sao càng lên cao thì khí áp lại càng giảm? Hãy cùng Thegioimay.org tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây để bổ sung những kiến thức cực kỳ bổ ích nhé!

Vì sao sinh ra khí áp
Khí áp là gì?

Nội dung chính

  • Khí áp là gì?
  • Đơn vị đo khí áp là gì? Dụng cụ đo khí áp
  • Có mấy loại khí áp? Phân loại như thế nào?
  • Nguyên nhân hình thành khí áp
  • Những lý do dẫn đến sự thay đổi của khí áp là gì?
    • Do độ cao
    • Do nhiệt độ
    • Do độ ẩm
  • Một số câu hỏi liên quan đến khí áp
    • Khí áp cao là gì?
    • Khí áp thấp là gì?
    • Khí áp thấp và khí áp cao hình thành như thế nào?
    • Vì sao càng lên cao thì khí áp càng giảm?

Theo định nghĩa khí áp là j trong giáo trình lớp 6 và lớp 10, khí áp là sức nén ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Phụ thuộc vào từng tình trạng không khí sẽ có tỷ trọng không khí khác nhau, vì thế khí áp cũng có sự phân bố khác nhau.

>>> Bài viết tham khảo: Quần thể là gì? Quần thể có những đặc trưng nổi bật gì?

Đơn vị đo khí áp là gì? Dụng cụ đo khí áp

Đơn vị đo người ta thường sử dụng cho khí áp là mm thủy ngân (mi-li thủy ngân). Ở một số trường hợp, cũng có thể sử dụng đơn vị bar, mbar để đo khí áp.

Ví dụ:

  • 760 mm thủy ngân = 1.013,25 mbar
  • 1 bar = 1000 mbar.

Khí áp trung bình chuẩn trên bề mặt biển (ngang với mặt biển) là khí áp có trọng lượng bằng với trọng lượng của cột thủy ngân có tiết diện là 1 cm2 và có giá trị là 760 mm thủy ngân. Những nơi có khí áp lớn hơn so với mức khí áp đại dương được gọi là khí áp cao, còn những nơi có giá trị khí áp thấp hơn so với giá trị này sẽ được gọi là khí áp thấp.

Việc đo được khí áp chính xác nhất có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, dữ liệu này giúp đưa ra những dự đoán về thời tiết. Nhờ đó giúp con người hạn chế được những hậu quả nặng nề do thiên tai, thời tiết cực đoan gây ra Và để có thể được được chính xác khí áp, người ta sử dụng tới áp kế. Ngoài ra, thiết bị này cũng có thể đo được áp suất do khí quyển gây ra bằng cách dùng các chất như khí, nước hoặc thủy ngân.  Khi xu hướng của áp suất thay đổi cũng có thể dự báo ngắn hạn trong dự báo thời tiết.

Có mấy loại khí áp? Phân loại như thế nào?

Trên Trái Đất có tổng 7 đai khí áp, bao gồm 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp. Tất cả xuất hiện xen kẽ và đối cứng nhau thông qua đai áp thấp xích đạo. Các đai áp cao phân bổ ở đầu hai cực, đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và 60 độ Nam là các đai áp thấp. Tiếp tục đi xuống vĩ tuyến 30 độ Bắc và 30 độ Nam là một vành đai áp cao. Cuối cùng, các vành đai áp thấp nằm ở vùng đường xích đạo cuối cùng thuộc vĩ tuyến 0 độ.

Trong thực tế, các đai khí áp không phân bố liên tục mà chia cắt ta thành từng khu. Nguyên nhân của điều này là bởi sự xen kẽ giữa các đại dương và lục địa.

Như vậy, các đai khí áp trên Trái đất gồm có 2 loại chính, đó là:

Vì sao sinh ra khí áp
Các đai khí áp trên Trái Đất
  • Các đai khí thấp: Các vành đai khí thấp thường nằm ở các vị trí là vĩ tuyến 60 độ Bắc, 60 độ Nam và vĩ tuyến 0 độ (đường xích đạo).
  • Các đai áp cao: Phân bố ở các vị trí là vĩ tuyến 90 độ Bắc, 90 độ Nam, 30 độ Bắc, 30 độ Nam.

Nguyên nhân hình thành khí áp

Có thể hiểu đơn giản, khí áp của Trái Đất là áp lực không khí mà tất cả vật thể phải chịu. Mặc dù, không khí là không mùi, không vị và tất nhiên chúng ta cũng không thể nhìn thấy hay chạm vào. Tuy nhiên trên thực tế, con người vẫn có thể cảm nhận được sự tồn tại của không khí xung quanh mình thông qua gió sinh ra sự chuyển động của không khí.

Vì thế, không khí không những tồn tại một cách thiết thực mà chúng cũng có chất lượng. Chất lượng này sẽ tạo ra áp lực lên Trái Đất cùng các vật thể trên Trái Đất, và chúng ta gọi đây là khí áp.

Vậy nguyên nhân sinh ra khí áp là gì? Câu trả lời rất đơn giản, khí áp hình thành do không khí có trọng lượng. Tuy trọng lượng của chúng cực kỳ nhẹ (1 lít không khí chỉ nặng khoảng 1,3g) nhưng khí quyển lại có bề dày trên 60.000km, vì thế trọng lượng đó cũng có thể tạo nên một sức ép cực lớn vào bề mặt Trái Đất, từ đó tạo ra các đai khí áp.

Những lý do dẫn đến sự thay đổi của khí áp là gì?

Có rất nhiều lý do dẫn đến sự thay đổi của khí áp như:

Do độ cao

Nguyên nhân dẫn đến việc làm thay đổi khí áp phụ thuộc vào độ cao. Càng lên cao sẽ khiến khí áp càng giảm và ngược lại, càng xuống thấp sẽ khiến sức nén càng nặng và khí áp sẽ tăng lên.

Do nhiệt độ

Vì sao sinh ra khí áp
Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp giảm xuống

Sự thay đổi của khí áp cũng phụ thuộc vào độ tăng/ giảm của nhiệt độ. Vậy khí áp tăng khi nào? Khí áp tăng khi nhiệt độ không khí giảm, tỷ trọng tăng. Trái lại, khí áp giảm khi nhiệt độ không khí tăng lên, tỷ trọng giảm.

Do độ ẩm

Ngoài 2 yếu tố trên, khí áp cũng thay đổi theo độ ẩm. Khí áp giảm khi độ ẩm cao, trong không khí chứa nhiều hơi nước. Đồng thời, khi nhiệt độ cao khiến hơi nước trong không khí bốc hơi lên nhiều, không khí khô, độ ẩm thấp sẽ làm cho khí áp giảm.

Một số câu hỏi liên quan đến khí áp

Khí áp cao là gì?

Khí áp cao là loại khí có tính chất khô và lạnh. Gió ở trong khu vực áp suất cao thường xuất hiện từ các khu vực có áp suất cao hơn, gần với trung tâm của chúng và thổi về khu vực có áp suất thấp hơn, cách xa trung tâm của chúng.

Khí áp thấp là gì?

Ngược lại với khí áp cao, dòng khí áp thấp có tính chất nóng và ẩm. Cac dòng khí áp này thường xuất hiện ở những vùng có áp suất khí quyển thấp hơn các vùng lân cận.

Khí áp thấp và khí áp cao hình thành như thế nào?

Khí áp thấp và khí áp cao đều được tạo nên do sức nén của không khí xuống bề mặt của Trái Đất. Thông thường, các khí áp sẽ không tách rời nhau mà tạo thành những mảng nối liên kết với nhau, từ đó tạo thành các đai khí áp.

Tùy thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ cao cũng như tính chất khí hậu mà người ta phân khí áp ra thành hai loại, đó là khí áp thấp và khí áp cao. Do sự nóng lạnh ở mỗi khu vực sẽ không giống nhau nên nhiệt độ trên Trái Đất sẽ có cao và thấp khác nhau. Điều này cũng sẽ làm cho khí áp ở các khu vực không được phân bố đồng đều. 

Vì sao sinh ra khí áp
Sơ đồ các khí áp và gió trên Trái Đất

Cụ thể, ở những khu vực có khí hậu lạnh thì khí áp sẽ cao, những khu vực có khí hậu nóng thì khí áp sẽ thấp. Sự thay đổi không ngừng của khí áp như vậy sẽ gây ra nhiều loại hình thời tiết khác nhau. Thông thường, khi khí áp thấp thì trời sẽ ấm u và đổ mưa. Ngược lại, khí khí áp thì trời ở đây sẽ khô ráo, trong xanh. Việc đo chính xác khí áp sẽ giúp ích cho chúng ta trong công việc dự báo tình hình thời tiết hằng ngày, phục vụ đời sống con người.

Vì sao càng lên cao thì khí áp càng giảm?

Sau quá trình nghiên cứu về khí áp, người ta đã rút ra kết luận rằng khi càng lên cao thì khí áp càng giảm. Nguyên nhân cho kết luận này là bởi khi càng lên cao, không khí sẽ càng loãng, đồng thời sức nén càng nhỏ. Chính vì thế mà khí áp bị giảm.

Trên đây là những thông tin tổng hợp giải thích khí áp là gì, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp,… Hy vọng những kiến thức bổ ích mà Thegioimay đã cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp ích đến bạn đọc, giúp hiểu rõ hơn về khái niệm khí áp. Nếu bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại bình luận phía dưới bài viết để chúng mình cùng nhau trao đổi thêm nhé!

>>> Bài viết tham khảo: Tổng hợp những bộ phim tình yêu thái lan hay nhất hiện nay