Vì sao trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa

Khi bé còn quá nhỏ, không thể biết kêu đau nên phụ huynh rất khó phát hiện con bị bệnh để đưa tới bác sĩ thăm khám và điều trị. Hoặc một số trường hợp, cha mẹ biết con bị viêm tai giữa nhưng chưa biết cách chăm sóc khiến bệnh không thể khỏi triệt để, tái phát nhiều lần dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ.

1. Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm tai giữa là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị dứt điểm Viêm tai giữa ở trẻ em có thể dẫn tới nguy cơ bị điếc, thậm chí tử vong do biến chứng viêm màng não hoặc xuất huyết não.

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa xảy ra khi toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm [nằm ở sau màng nhĩ] bị viêm. Khi nhiễm bệnh, trong hòm nhĩ của trẻ sẽ có dịch, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc vào những thời điểm thời tiết giao mùa.

Có 2 thể viêm tai giữa ở trẻ em:

Viêm tai giữa cấp tính: Là tình trạng bệnh xảy ra đột ngột và gây ra hiện tượng đau tai do tai giữa bị viêm hoặc nhiễm trùng. Trường hợp không được xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển thành viêm tai giữa có mủ, thậm chí là gây mất thính lực và còn ảnh hưởng đến mũi.

Viêm tai giữa mạn tính: Xảy ra khi những đợt viêm tai cấp tính chưa được điều trị dứt điểm, tình trạng niêm mạc bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng và có thể gây chảy mủ trong tai.

2. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là bệnh có thể điều trị hiệu quả nếu chẩn đoán chính xác và điều trị đúng hướng. Sau khi điều trị, tình trạng nghe kém có thể phục hồi hoàn toàn. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải trang bị kiến thức đầy đủ để hiểu về bệnh viêm tai giữa và cách điều trị, đưa trẻ đi khám sớm, hạn chế tối đa biến chứng cho trẻ.

Bệnh khiến trẻ cảm thấy đau tai, khó chịu ở tai

Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, không chỉ ở tai mà nguy hiểm hơn là biến chứng đối với não:

Trẻ chậm nói, chậm phát triển: Những trường hợp viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh khiến cho khả năng nghe của trẻ kém đi, trẻ không thể nghe rõ những gì người khác nói vì thế không thể nói theo được, ảnh hưởng đến quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ.

Viêm màng não: Trẻ bị viêm tai giữa cấp nếu để lâu có thể chuyển sang mạn tính, kéo theo một số biến chứng nguy hiểm như mất thính lực lâu dài, áp xe tai, viêm màng não, viêm não hay áp xe não, thủng màng nhĩ,…

3. Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ, do rất nhiều nguyên nhân, đáng lưu ý là những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính thường là do tắc vòi nhĩ, do cấu trúc của tai chưa hoàn chỉnh, do nhiễm virus, vi khuẩn:

  • Một số loại virus từ các vật dụng chưa được vệ sinh sạch sẽ có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ khi chúng vui chơi cầm nắm đồ vật.

  • Theo chuyên gia, viêm tai giữa cấp tính cũng có liên quan đến các bệnh như sởi, cúm, một số bệnh đường hô hấp trên.

  • Các trường hợp mắc một số bệnh nhiễm trùng khác, bị dị ứng, cảm lạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới viêm tai giữa cấp tính

Nguyên nhân gây viêm tai giữa mạn tính:

  • Do virus, vi khuẩn hay nấm;

  • Dịch từ hòm nhĩ xuống họng bị ứ đọng lại trong tai giữa là cơ hội thuận lợi để khuẩn bệnh xâm lấn;

  • Do chấn thương;

  • Trẻ em có khả năng bị viêm tai giữa cao hơn người lớn.

Một số trẻ không nằm trong các nhóm đối tượng trên nhưng vẫn mắc bệnh. Các bác sĩ giải thích trường hợp này là do cơ địa của trẻ, cụ thể do cấu trúc xương chũm thông nối và độc tố của vi khuẩn.

Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, trẻ em dễ mắc viêm tai giữa hơn người lớn vì hệ miễn dịch của trẻ non yếu, cấu trúc tai của trẻ cũng chưa hoàn thiện nên trẻ dễ mắc bệnh. Hơn nữa, những trường hợp trẻ mắc VA, viêm xoang,... nếu không được điều trị dứt điểm cũng có nguy cơ phát triển bệnh viêm tai giữa.

4. Triệu chứng cảnh báo viêm tai giữa ở trẻ em

- Trẻ sơ sinh: Triệu chứng viêm tai giữa thường không rõ ràng, trẻ có thể thường xuyên quấy khóc hoặc bú kém, bỏ bú.

- Đối với trẻ lớn hơn: Trẻ hay khóc, mất ngủ và khó chịu ở tai, đau tai, hay kéo tai, có dịch ở tai và bỏ ăn kèm theo rối loạn tiêu hóa.

- Có hiện tượng chảy mủ theo từng đợt nhưng không có mùi và chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng nghe.

- Trẻ bị viêm tai giữa hay khóc, mất ngủ và khó chịu ở tai.

- Tình trạng nặng hơn, mủ màu xanh, đặc hơn, kèm theo mùi hôi, khả năng nghe kém hơn và thường xuyên bị đau đầu phía bên tai bị viêm.

- Sốt cao và kéo dài, một số trẻ có thể lên cơn co giật, trẻ mệt mỏi, chán ăn.

- Giai đoạn muộn, vì tổn thương ngày càng nghiêm trọng nên khả năng nghe của trẻ kém dần. Một số trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Trường hợp bị cả hai tai, trẻ có nguy cơ không biết nói.

Nên cho trẻ đi khám kịp thời để phòng tránh biến chứng

Để điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, phương pháp nội khoa được cho là phù hợp nhất. Khi phát hiện trẻ những triệu chứng mắc bệnh, bạn cần phải đưa trẻ đến chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để thăm khám càng sớm càng tốt. Phải điều trị dứt điểm để kịp thời tránh biến chứng.

Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại. Tất cả các loại máy siêu âm, máy nội soi,... đều được nhập khẩu từ những nước có nền y tế phát triển. Khu vực phòng khám của các bé được bày trí ấn tượng, độc đáo khiến cho mỗi trẻ bước vào đều cảm thấy thoải mái và không còn sợ hãi khi đi khám bệnh.

Mọi thắc mắc về triệu chứng viêm tai giữa và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, vui lòng liên hệ tới 1900565656 để được chuyên gia giải đáp.

Cần cung cấp thuốc giảm đau khi cần thiết, bao gồm cả trẻ sơ sinh có biểu hiện hành vi đau [ví dụ như kéo hoặc chà xát tai, khóc quá nhiều hoặc ngớ ngẩn]. Thuốc giảm đau uống, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, thường hiệu quả; liều lượng dựa trên liều được sử dụng cho trẻ em. Nhiều loại các thuốc nhỏ tai tại chỗ được sử dụng. Mặc dù không được nghiên cứu kỹ lưỡng, một số thuốc nhỏ tai có thể giúp đau nhưng có thể không lâu hơn 20 đến 30 phút. Không nên sử dụng các thuốc nhỏ tai giảm đau khi có thủng màng nhĩ.,

Những người khác, nếu có theo dõi tốt, an toàn có thể được quan sát thấy trong 48 đến 72 giờ và chỉ cho thuốc kháng sinh nếu không có cải thiện; nếu theo dõi theo điện thoại, bạn có thể được kê toa tại lần khám đầu tiên để tiết kiệm thời gian và chi phí. Quyết định theo dõi chưa kê đơn nên được thảo luận với người chăm sóc trẻ.

Tất cả bệnh nhân đều dùng thuốc giảm đau [ví dụ: acetaminophen, ibuprofen].

Ở người lớn, các thuốc co mạch mũi, như phenylephrine 0,25% 3 giọt mỗi 3 giờ, cải thiện chức năng của vòi tai. Để tránh ngạt mũi do thuốc, không nên sử dụng các chế phẩm này > 4 ngày. Thuốc cường giao cảm toàn thân[ví dụ, pseudoephedrine 30 đến 60 mg uống mỗi 6 giờ khi cần] có thể hữu ích. Thuốc chống dị ứng [ví dụ, chlorpheniramine uống 4 mg sau 4 đến 6 giờ trong 7 đến 10 ngày] có thể cải thiện chức năng vòi tai ở những người bị dị ứng nhưng nên dành riêng cho dị ứng thực sự.

Đối với trẻ em, không dùng gây co mạch và cả các thuốc chống histamine đều có lợi.

Có thể thực hiện phẫu thuật trích nhĩ cho một màng nhĩ phồng, đặc biệt nếu có đau liên tục, sốt, nôn hoặc tiêu chảy xuất hiện. Thính lực, đo nhĩ lượng, hình ảnh màng nhĩ và chuyển động của màng nhĩ được theo dõi cho đến khi bình thường..

Viêm tai giữa là loại bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Do trong tai giữa xuất hiện các loại vi khuẩn hoặc bị tác động từ các yếu tố ngoài môi trường. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm đối với não.

Cấu tạo tai của con người được chia làm 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Phía bên trong tai còn có một ống nối tai giữa với cổ họng, được biết đến với tên gọi là vòi nhĩ hay ống eustachian. Vòi nhĩ thực hiện các chức năng:

– Tai giữa với chức năng thông hơi giúp cân bằng áp suất không khí ở trong và ngoài tai. Khi bị viêm tai giữa người bệnh thường mất đi sự thăng bằng này và được biểu hiện ra ngoài là hiện tượng hay nghiêng đầu sang một bên. Điều này càng được thấy rõ khi trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa;

– Bảo vệ và ngăn chặn dịch từ mũi và họng chảy vào tai giữa và tránh áp lực âm thanh dồn vào tai;

– Vùng tai giữa sẽ xử lý làm tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.

Viêm tai giữa gồm 2 thể là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết

Viêm tai giữa gồm hai thể:

Viêm tai giữa cấp: Tai giữa khi bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm, lâu ngày tiến triển thành viêm tai giữa cấp. Bệnh làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, nếu kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ;

Viêm tai giữa có dịch tiết: Đây là tình trạng tai giữa có dịch nhưng không gây nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Đối với dạng viêm tai giữa này, người bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi chỉ có cảm giác đầy nặng tai.

Viêm tai giữa kéo dài, không được điều trị triệt để có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là tình trạng mất thính lực. Đặc biệt, viêm tai giữa cấp tính có thể tiến triển thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch.

Viêm tai giữa là bệnh gặp cả ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trẻ nhỏ do vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ cấu trúc, chức năng và hệ thống miễn dịch ở trẻ còn yếu để chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường nên sẽ dễ mắc viêm tai giữa hơn.

– Là biến chứng của các bệnh: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA;

– Do chấn thương bên ngoài gây áp lực làm thủng màng nhĩ, thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới làm tắc vòi nhĩ hoặc xì mũi không đúng cách.

Viêm amidan là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa

Nhận biết bệnh viêm tai giữa dựa vào các biểu hiện lâm sàng như:

– Bộ phận tai sẽ có những dấu hiệu: Đau tai, xuất hiện dịch trong tai, tai bị ù, giảm sức nghe, cảm giác nặng tai hoặc cảm thấy có nước trong tai;

– Biểu hiện toàn thân: Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, sốt cao hơn 39 độ C, tiêu chảy, nôn trớ ở trẻ nhỏ, sổ mũi, nghẹt mũi, ho.

Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe về sau:

– Viêm tai giữa mạn, có/không có cholesteatoma;

– Viêm xương chũm cấp;

– Khả năng nghe suy giảm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ;

Viêm màng não;

– Viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên.

Viêm tai giữa biến chứng viêm xương chũm cấp

Các biện pháp điều trị viêm tai giữa là nhằm hồi phục thính lực, ngăn chặn để bệnh không tái lại nhiều lần lần hoặc tiến triển sang thể mạn tính, không có khả năng hồi phục như viêm tai dính, xơ nhĩ, xẹp màng nhĩ.

Có hai phương pháp điều trị thường được áp dụng là điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa.

– Đối với điều trị nội khoa: Các loại thuốc thường được dùng gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống phù nề, thuốc nhỏ mũi, corticoid, bơm hơi vòi nhĩ [giúp cải thiện thính lực ngay nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không quá 1 giờ, sử dụng thường xuyên, có thể gây chấn thương loa vòi và gây nhiễm trùng ngược dòng];

– Đối với điều trị ngoại khoa: Đối với bệnh nhân không còn tiếp nhận với phương pháp điều trị nội khoa, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc để người bệnh được tiến hành nạo VA, cắt amidan khi có viêm amidan và viêm mũi họng tái phát nhiều lần trong năm; hoặc đặt ống thông khí. Đây là những giải pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả nhất hiện nay.

Để phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả, đối với mỗi nhóm độ tuổi lại có những lưu ý khác nhau:

Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai;

– Tránh để nước vào tai [tắm, gội hoặc khi đi bơi];

– Có bệnh lý về tai, mũi, họng cần điều trị sớm.

Vệ sinh tay sạch sẽ;

– Đi tiêm phòng đủ mũi và đúng thời;

– Cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổi, vì sữa mẹ hỗ trợ cho sức đề kháng của trẻ tốt hơn;

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, thuốc lá.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề