Viêm não nhật bản là gì năm 2024

Viêm não Nhật Bản B là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Bệnh thường xảy ra với trẻ em nên ba mẹ cần đặc biệt cảnh giác. Tìm hiểu kiến thức về bệnh cũng là cách giúp các bậc phụ huynh bảo vệ con trước tác nhân gây bệnh.

1. Tác nhân gây viêm não Nhật Bản B là gì?

Viêm não Nhật Bản B là căn bệnh truyền nhiễm do virus viêm não Nhật Bản type B gây ra, tác động trực tiếp lên não bộ với tỷ lệ tử vong cao. Virus gây bệnh thuộc giống Flavivirus, họ Togaviridae.

Nếu trong môi trường đông lạnh, virus này có thể tồn tại đến vài năm nhưng bị tiêu hủy trong vòng 2 phút nếu ở 100 độ C. Mầm bệnh có thể chứa trong gia cầm, gia súc hay chim hoang dã. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường máu do vật chủ trung gian là muỗi Culex. Loài muỗi này sinh sống nhiều ở vùng trung du miền Bắc, sinh sản vào mùa hè và hoạt động về đêm.

Viêm não nhật bản là gì năm 2024

Viêm não Nhật Bản B là căn bệnh do virus gây ra với khả năng lây lan nhanh

Ai cũng có thể mang virus viêm não Nhật Bản type B tuy nhiên, trẻ em dưới 15 tuổi thuộc nhóm có nguy cơ cao vì khả năng miễn dịch kém. Những người bị virus tấn công xảy bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng, có thể tử vong bất cứ khi nào hoặc nếu “thoát chết” thì cũng để lại di chứng nặng nề.

2. Diễn biến của bệnh viêm não Nhật Bản B qua từng giai đoạn

Sau khi virus viêm não Nhật Bản type B xâm nhập thì cơ thể người sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh của virus trong cơ thể là từ 5 - 14 ngày tùy trường hợp. Hầu hết các ca bệnh ở giai đoạn này không xuất hiện triệu chứng. Nếu có thì cũng rất mơ hồ, khó xác định như mệt mỏi, đau đầu, chán ăn,…

Viêm não nhật bản là gì năm 2024

Trẻ có thể bị sốt cao khi bị virus viêm não Nhật Bản type B tấn công

Giai đoạn 2: Khởi phát

Đây là thời điểm virus đã đủ hoạt lực, vượt qua hàng rào máu não - và bắt đầu gây ra bệnh với những triệu chứng như:

  • Sốt cao và đột ngột từ 39 - 40 độ C.
  • Đi phân lỏng, buồn nôn, nôn, đau đầu.
  • Sau 1 - 2 ngày, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh rối loạn ý thức, tăng phản xạ gân xương, tăng trương lực cơ hay thậm chí là hôn mê.

Giai đoạn 3: Toàn phát

Đây là giai đoạn nguy hiểm với những triệu chứng nghiêm trọng hơn.

  • Người bệnh có thể rơi vào trạng thái nói sảng, không tỉnh táo, li bì hoặc hôn mê sâu.
  • Sốt cao, vã mồ hôi, da trở nên tím tái.
  • Liệt nửa người hoặc một phần chi, cứng cổ, tăng trương lực cơ, co giật.
  • Có thể gặp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng ngoại tháp, liệt dây thần kinh sọ não,…

Giai đoạn 4: Lui bệnh

Đây là thời điểm người bệnh đã vượt qua được thời kỳ nguy hiểm. Các triệu chứng như sốt, người bệnh dần lấy lại ý thức, các phản xạ gân xương, trương lực cơ trở về bình thường,… Tuy không còn nguy hiểm tính mạng nhưng di chứng để lại là điều khó tránh khỏi. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện một số biến chứng như:

  • Viêm phế quản, viêm phổi.
  • Viêm thận hoặc bể thận, bàng quang.
  • Rối loạn giao cảm.
  • Hội chứng Parkinson.
  • Động kinh.
  • Rối loạn vận động.

Viêm não nhật bản là gì năm 2024

Muỗi Culex là vật chủ trung gian làm lan truyền virus gây viêm não Nhật Bản

3. Điều trị và phòng bệnh viêm não Nhật Bản B

Hiện nay, viêm não Nhật Bản B là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị lại có khả năng lây lan nhanh và nguy cơ bùng phát thành dịch. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đã có nhiều loại vaccine phòng bệnh giúp ba mẹ phần nào đỡ lo lắng hơn.

Điều trị

Các biện pháp điều trị bệnh hiện nay chủ yếu nhằm mục đích giảm triệu chứng và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng khi xảy ra biến chứng. Tùy theo từng trường hợp với những biểu hiện của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau như thuốc hạ sốt, chống co giật, phù não, dùng kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm, áp dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp, tim mạch,…

Nếu bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê thì sẽ được truyền dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Trường hợp bệnh nhân vẫn có thể ăn uống được, cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết, nên ưu tiên thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu, chế biến thanh đạm và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản B

Tùy theo từng loại vaccine mà lịch tiêm chủng phòng bệnh viêm não Nhật Bản sẽ khác nhau. Đối với trẻ từ 9 tháng đến dưới 18 tuổi và chưa từng tiêm ngừa vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản thì sẽ tiêm 2 mũi JEVAX, mỗi mũi cách nhau 1 năm.

Đối với vaccine IMOJEV:

  • Nếu trước đó đã từng tiêm 1 mũi JEVAX thì sẽ tiêm 2 mũi IMOJEV, mỗi mũi cách nhau 14 ngày.
  • Nếu trước đã từng tiêm 2 mũi JEVAX thì chỉ cần tiêm 1 mũi IMOJEV và thời gian cách mũi JEVAX thứ 2 tối thiểu 1 năm.
  • Nếu trước đã từng tiêm 3 mũi JEVAX thì chỉ cần tiêm 1 mũi IMOJEV và thời gian cách mũi JEVAX thứ 2 tối thiểu 3 năm.

Nếu bạn đã tiêm vaccine IMOJEV thì không tiêm nhắc lại JEVAX. Tốt nhất, trước khi tiêm ngừa, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều lượng và loại vaccine phù hợp.

Hy vọng những thông tin về bệnh viêm não Nhật Bản B ở trên đã mang đến bạn thông tin hữu ích. Đây là căn bệnh nguy hiểm với bất kỳ ai, vì vậy, tiêm phòng vaccine càng sớm thì khả năng phòng bệnh cho cơ thể càng cao. Nếu tiêm ngừa, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tiêm đúng loại, đúng liều, đúng lịch để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thực hiện các biện pháp diệt muỗi trong môi trường, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, phát quang bụi rậm, không để ao tù nước đọng,…