Viêm ruột kết là gì

  1. Trang chủ
  2. Tìm hiểu về cơ sở vật chất và dịch vụ
  3. Centre of Excellence
  4. Sức khỏe tiêu hóa
  5. Rối loạn đường tiêu hóa dưới

Rối loạn đường tiêu hóa dưới

  • Đường tiêu hóa [GI] dưới bắt đầu ở đoạn giữa của ruột non, kéo dài qua ruột già cho đến hậu môn.

    Các bệnh thường gặp liên quan đến đường GI dưới bao gồm bệnh túi thừa, polyp, hội chứng ruột kích thích [IBS], ung thư hoặc bệnh Crohn và thường đòi hỏi phải được chăm sóc cần can thiệp kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc bác sĩ ngoại khoa đại trực tràng. Tìm hiểu thêm về các bệnh này, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị có sẵn.

    Đừng để rối loạn tiêu hóa khiến bạn bỏ lỡ một bữa ăn ngon nào nữa. Vui lòng gọi đến số +65 6812 3770 để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa ngay hôm nay.

  • Hội chứng ruột kích thích [IBS]

    Hội chứng ruột kích thích [IBS] là tình trạng rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến đại tràng [ruột già]. Hội chứng này ảnh hưởng đến chức năng bình thường của đại tràng, gây khó chịu và đau đớn, thay đổi thói quen đại tiện [táo bón hoặc tiêu chảy], đầy hơi và chướng bụng. Hội chứng ruột kích thích không đe dọa tính mạng vì nó không gây ra tổn thương vĩnh viễn ở đại tràng hay các biến chứng nghiêm trọng như ung thư.

    Nguyên nhân

    Không có nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích nhưng những người mắc bệnh thường hay có một trong những biểu hiện sau đây:

    • Thức ăn qua ruột nhanh và mạnh, dẫn đến tiêu chảy
    • Thức ăn qua ruột rất chậm, dẫn đến táo bón
    • Các cơ và dây thần kinh nhạy cảm trong ruột. Tình trạng co thắt quá mức của các cơ này khi bạn ăn có thể dẫn đến chuột rút ở vùng bụng [bụng]
    • Có những yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng mắc Hội chứng ruột kích thích, bao gồm:
      • Trẻ tuổi
      • Có tiền sử gia đình mắc hội chứng ruột kích thích
      • Cuộc sống căng thẳng
      • Bị nhiễm trùng hoặc viêm ruột


    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể rất khác nhau giữa các đối tượng mắc bệnh. Các triệu chứng của bạn có thể có mức độ từ nhẹ đến mất khả năng hoạt động, bao gồm:

    • Thay đổi hình dạng phân [viên cứng nhỏ hoặc phân lỏng]
    • Thay đổi thói quen đại tiện [tiêu chảy hoặc táo bón]
    • Cảm giác đi đại tiện không hết
    • Có chất nhầy trong phân
    • Đầy hơi và chướng bụng
    • Đau lâm râm hoặc đau nhói ở vùng bụng

    Các triệu chứng này tương tự như triệu chứng của ung thư đại tràng, và bạn cần được bác sĩ đánh giá bệnh trạng.

    Hội chứng ruột kích thích còn có những triệu chứng ít gặp hơn như mệt mỏi toàn thân, đau lưng, đau đầu, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn và đau khi đi vệ sinh.


    Phương pháp điều trị

    Không có phương pháp điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích. Các phương pháp điều trị bao gồm điều trị triệu chứng và tránh các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân gây khởi phát hội chứng ruột kích thích. Bác sĩ sẽ lập phác đồ phù hợp nhất với bạn, có thể bao gồm việc kết hợp các phương pháp sau đây:

    • Vận động và dùng thuốc để kiểm soát tình trạng căng thẳng của bạn
    • Thay đổi chế độ ăn uống chẳng hạn như:
      • Tránh xa bia rượu, đồ ăn giàu chất béo, sôcôla và đồ uống chứa caffein
      • Tăng hoặc giảm lượng chất xơ nạp vào, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn
      • Ăn nhiều bữa nhỏ
      • Dùng thuốc giúp giảm táo bón, tiêu chảy hoặc đau bụng và chuột rút ở bụng


  • Bệnh túi thừa

  • Bệnh túi thừa xảy ra là khi các túi nhỏ hoặc chỗ phình [túi thừa] hình thành trong niêm mạc ruột già [đại tràng]. Túi thừa thường liên quan đến việc nạp không đủ chất xơ hoặc tình trạng lão hóa, và do phân cứng đi qua ruột già gây ra. Viêm túi thừa xảy ra khi túi thừa bị nhiễm trùng hoặc viêm. Các yếu tố liên quan đến lối sinh hoạt như béo phì, hút thuốc, tiền sử táo bón, tiền sử gia đình hoặc việc dùng thuốc chẳng hạn như NSAID có thể góp phần gây ra bệnh túi thừa.

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

    • Đau bụng
    • Phân có máu

    • Buồn nôn
    • Sốt

    • Táo bón
    • Tiêu chảy

    Chẩn đoán

    Bác sĩ có thể thực hiện khám thực thể kết hợp với các xét nghiệm sau đây:

    • X-quang tuyến ruột
    • Nội soi đại tràng

    • Nội soi đại tràng sigma bằng ống soi mềm
    • Chụp CT


    Phương pháp điều trị

    Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và khuyến nghị thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống, chẳng hạn như chế độ ăn nhiều chất xơ, hoặc men vi sinh. Đối với trường hợp nặng như viêm túi thừa hoặc chảy máu túi thừa, có thể đòi hỏi điều trị bằng phẫu thuật.

  • Polyp

    Polyp là những khối tăng sinh bất thường, thường hình thành trên niêm mạc đại tràng [ruột già]. Trong khi phần lớn các polyp không gây ung thư, một số loại polyp về lâu về dài có thể tiến triển thành ung thư. Do polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư, nên bạn được khuyến cáo đi tầm soát định kỳ và tìm phương pháp điều trị kịp thời, đặc biệt là khi có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây: Tiền sử gia đình, béo phì, hút thuốc hoặc một số rối loạn tiêu hóa như bệnh Crohn.

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Hầu hết các polyp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trừ khi đạt tới một kích thước nhất định, do đó việc tầm soát định kỳ có ý nghĩa quan trọng. Các triệu chứng xảy ra do polyp bao gồm:

    • Có máu trong phân
    • Thay đổi thói quen đại tiện

    • Đau bụng

    Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng. Việc phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.


    Chẩn đoán

    Nội soi đại tràng thường được chỉ định để phát hiện polyp. Nội soi đại tràng là một thủ thuật ngoại trú đơn giản cho phép bác sĩ kiểm tra đại tràng của bạn. Nếu phát hiện thấy có polyp, polyp sẽ được cắt bỏ cùng lúc. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm sau:

    • Xét nghiệm máu ẩn trong phân
    • X-quang tuyến ruột

    • Nội soi đại tràng sigma
    • Chụp CT


    Phương pháp điều trị

    Loại bỏ polyp thường được thực hiện khi nội soi đại tràng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc như aspirin hoặc thuốc kháng viêm không phải steroid [NSAID]. Bạn cũng có thể được khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Hãy trao đổi với bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

  • Bệnh Crohn [Bệnh viêm ruột]

    Bệnh Crohn là một bệnh viêm mạn tính [kéo dài], chủ yếu ảnh hưởng đến ruột non và ruột già. Những người có tiền sử gia đình hoặc có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích có thể sẽ dễ mắc bệnh này hơn.

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Các triệu chứng thường gặp của bệnh Crohn bao gồm:

    • Sụt cân
    • Đau bụng

    • Tiêu chảy
    • Chuột rút

    Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng. Việc phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.

    Chẩn đoán

    Bác sĩ có thể hỏi về tiền sử gia đình của bạn và khám lâm sàng. Các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định, ví dụ như:

    • Xét nghiệm máu
    • X-quang bari
    • Nội soi đại tràng

    • Chụp CT
    • Nội soi


    Phương pháp điều trị

    Tùy thuộc vào mức độ của bệnh trạng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như corticosteroid. Mục tiêu của điều trị là giảm viêm và ngăn ngừa tái bệnh trong tương lai. Hãy trao đổi với bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị thích hợp.

    • Tham khảo:
    • Colon polyps. American College of Gastroenterology. //patients.gi.org/topics/colon-polyps
    • Overview of the medical management of mild to moderate Crohn's disease in adults. //uptodate.com

  • Find
    a Doctor
  • Make an
    Appointment
  • Search
    Conditions
  • Locations
  • Contact

Chủ Đề