Vợ của trịnh xuân thanh là ai

BERLIN, Đức [NV] – Vợ ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đình Duy, cựu tổng giám đốc tổng công ty xơ sợi Đình Vũ [PVTex], ra tòa thượng thẩm tại thủ đô Berlin hôm 7 Tháng Năm, làm nhân chứng trong vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Cả bà Trần Dương Nga và ông Vũ Đình Duy làm nhân chứng trong vụ tòa án thượng thẩm Đức xử Nguyễn Hải Long, chủ một công ty dịch vụ chuyển tiền tại Praha, Cộng Hòa Czech, về tội làm gián điệp và tiếp tay bắt cóc Trịnh Xuân Thanh buổi sáng ngày 23 Tháng Bảy, 2017, tại công viên Tiergarten, thủ đô Berlin cùng với “đào cũ” của ông ta.

Bà Trần Dương Nga, vợ ông Trịnh Xuân Thanh đã chạy sang Đức khoảng thời gian ông trốn khỏi Việt Nam ra tòa làm nhân chứng là dễ hiểu. Nhưng sự xuất hiện bất ngờ của ông Vũ Đình Duy, nguyên là tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Hóa Dầu và Xơ Sợi Dầu Khí [PVTex], trốn khỏi Việt Nam hồi Tháng Mười năm ngoái, hiển nhiên gây kinh ngạc không ít.

Ông Vũ Đình Duy, 42 tuổi, hiện đã bị nhà cầm quyền Việt Nam truy tố về tội “Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế…” và bị truy nã khắp nơi. Công ty PVTex là một công ty con của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam [Petro Vietnam], thua lỗ chỏng chơ, số tiền đầu tư 7,000 tỉ đồng giờ chỉ như đống sắt vụn.

Theo tường thuật phiên xử ngày 7 Tháng Năm, 2018, của BBC và Thời Báo bên Đức, bà Trần Dương Nga, 49 tuổi, vợ ông Trịnh Xuân Thanh, khai tại tòa rằng vợ chồng bà đã bàn tính chuyện trốn chạy khỏi Việt Nam từ năm 2016 khi thấy chồng bà “đang có chuyện.”

Ông Vũ Đình Duy lúc còn là phó bí thư Đảng Ủy, tổng giám đốc PVTEX. [Hình: PVTEX]

“Chuyện,” có nghĩa là những chuyện lình xình khởi đầu từ cái xe riêng mang bảng số “xe công” Trịnh Xuân Thanh sử dụng khi làm phó chủ tịch Hậu Giang dẫn đến bới móc những chuyện khác trước đó tại tại Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí [PVC] khi ông ta làm chủ tịch hội đồng thành viên.

“Chúng tôi bàn với nhau tôi đi trước cùng các con, chồng tôi sẽ đi sau. Chúng tôi không muốn ai biết là chúng tôi ra đi.” BBC dẫn lời bà Nga khai tại tòa. Bởi vậy, bà Nga đã sang Đức từ Tháng Bảy, năm 2016, lấy cớ đi chữa bệnh. Rồi sau đó quay lại Việt Nam và trở lại Đức cùng với 3 người con khoảng cuối Tháng Tám, năm 2016.

Tại phiên tòa, bà Nga kể lại mấy ngày trước khi chồng bà bị bắt cóc, bà chở ông Thanh đến “trại tị nạn” [hay Sở Ngoại Kiều] để được phỏng vấn. Đến “sáng ngày 23 Tháng Bảy, 2017, khoảng 9:30 phút sáng, chồng tôi gọi điện nói chuyện với tôi vài phút. Đó là lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau.”

Bà kể tiếp là con gái bà 5 tuổi nói chuyện với bố. Bà “đứng ở gần đó nhưng không nghe chồng tôi nói chuyện gì với con tôi cả.”

Đó là lần cuối cùng bà và con gái nói chuyện điện thoại với ông Trịnh Xuân Thanh.

Ngày hôm sau, 24 Tháng Bảy, 2017, lời bà Nga khai tại tòa trên BBC: “Luật sư và phiên dịch đến giờ hẹn [phỏng vấn xin định cư tị nạn] rồi mà không thấy chồng tôi đến. Chúng tôi [gồm cả luật sư, phiên dịch và tôi] đều không biết là anh ấy đang ở đâu, chúng tôi đã liên tục gọi điện thoại nhưng không thấy trả lời. Điện thoại của chồng tôi có đổ chuông nhưng mà không có người bốc máy. Tới 5 giờ chiều tôi sốt ruột thì đến gặp luật sư là bà Schalagenhauf. Và đến khoảng chiều Thứ Ba ngày 25 Tháng Bảy, 2017, thì đó là lần đầu tiên tôi được biết tin về chồng tôi bị mất tích.”

Cũng xuất hiện tại phiên tòa ngày 7 Tháng Năm, 2018, theo tờ thoibao.de, người ta thấy ông Vũ Đình Duy. Ông Duy khai đã trốn đến Đức từ Tháng Mười, năm 2017, tức sau khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn và cá nhân ông cũng có thể sắp bị bắt. Ông khai là em họ của Trịnh Xuân Thanh và cả hai “biết nhau từ bé.” Sau khi trốn tới nước Đức, ông Duy khai ông gặp lại Trịnh Xuân Thanh tại đây.

Tại tòa, ông Duy khai đã cùng với bạn gái từng sang Praha gặp “bạn thân” là Đào Quốc Oai, một nhân vật là cậu của Nguyễn Hải Long và cũng dính líu trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông kể rằng ông Oai đã hỏi dò về thông tin của Trịnh Xuân Thanh và ông nói thác rằng Trịnh Xuân Thanh “không sống ở Đức mà là ở Anh và thông báo cũng chưa gặp Thanh tại Châu Âu.”

“Sau khi từ Praha về lại Berlin, tôi có gặp Thanh và tường thuật lại những điều anh Oai hỏi, tôi thấy anh ấy luôn bất an, vì đang trong tâm thế của người trốn chạy.” Lời ông Duy tại phiên xử Nguyễn Hải Long được thuật lại trên thoibao.de.

Cá nhân ông Vũ Đình Duy có “bất an” hay không, ông có ở trong “tâm thế của người trốn chạy” hay không, chắc nhiều người muốn biết. [TN]

Năng suất lao động của người Việt thấp hơn cả Cambodia

Trịnh Xuân Thanh được biết đến là một những cán bộ giữ vị trí quan trọng tại Trung Ương. Bài viết này sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cần thiết nhất về tiểu sử Trịnh Xuân Thanh.

Đang xem: Trịnh xuân thanh là ai

Từ đỉnh cao danh vọng, Trịnh Xuân thanh đã vướng vào vòng lao lý với nhiều sai phạm.

Chạy xe tư nhân bằng biển số xanh: Trong thời gian giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông đã sử dụng xe cá nhân nhãn hiệu Lexus nhưng được gắn biển số xanh. Ông cho rằng do địa phương thiếu xe đi lại nên ông Thanh mượn xe để tiện công tác.Về việc đề bạt và luân chuyển cán bộ:Dù dưới thời ông làm chủ tịch HĐQT PVC bị thua lỗ nghiêm trọng lên tới hơn 3.000 tỷ đồng nhưng Trịnh Quang Thanh vẫn tiếp tục được thăng chức.Ông còn thăng chức cho con trai là Trịnh Hùng Cường, sinh năm 1992, tốt nghiệp đại học tại Queen Mary ở Anh vào năm 2014. Sau đó, về làm việc tại Habeco được 5 tháng, Trịnh Hùng Cường được thăng chức lên Phó phòng phụ trách truyền thông và thị trường của Habeco.Khi Trịnh Xuân Thanh còn là chủ tịch HĐQT của PVC, ông còn mua lại khách sạn Lam Kinh do Mai Văn Lợi làm giám đốc dù thời điểm đó Lam Kinh đang lỗ nặng lên tới 200 tỷ đồng. Sau đó, điều ông Lợi về làm giám đốc Habeco khiến Habeco đang làm ăn có lãi hơn 200 tỷ đồng thành lỗ 21 tỷ đồng.Việc khiến PVC thua lỗ hơn 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2013 cũng liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh. Ông đem tiền của PVC để đầu tư tài chính, bất động sản nhưng thiếu kiểm soát nên dẫn đến nhiều khoản thua lỗ.

Xem thêm: Chuyên Viên Kinh Doanh Là Làm Gì, Để Làm Chuyên Viên Kinh Doanh Thì Cần Gì

Sau nhiều sai phạm trong quá trình đương chức, Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ phép để đi chữa bệnh nhưng ông đã bỏ trốn ra nước ngoài. Ông đã bị cơ quan điều tra – Bộ Công an phát lệnh truy nã do bỏ trốn. Những sai phạm của ông đã gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước. Đến tháng 7/2017, Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau gần 1 năm bỏ trốn tại Đức. Từ đó, các lực lượng chức năng điều tra và làm rõ sai phạm của ông để xử lý theo pháp luật.

Xem thêm: Deal Chớp Nhoáng Lazada Là Gì, Giải Thích Chương Trình Deal 1K Trên

Với những thông tin cơ bản nêu trên, hy vọng sẽ giúp bạn biết được tiểu sử, quá trình hoạt động và những sai phạm của Trịnh Xuân Thanh. Đó là những sai phạm không thể chấp nhận được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế. Mong rằng, từ đây về sau sẽ không còn tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn, tham ô, tham nhũng như những sai phạm mà Trịnh Xuân Thanh đã gây ra. Từ đó, đất nước mới phát triển giàu mạnh.

READ  Ông Lê Duy Thành Được Bầu Làm Chủ Tịch Tỉnh Vĩnh Phúc 2018 Là Ai

"Tôi không biết, mua bán thì vợ tôi và anh Hồng, tôi chỉ biết không có nợ nần gì”.

Theo cáo trạng, để thực hiện việc chuyển nhượng khu đất, Trịnh Xuân Thanh đã thành lập Công ty Mai Phương và nhờ bố đẻ là ông Trịnh Xuân Giới đứng tên chủ sở hữu. Còn ông Đỗ Văn Hồng chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất 3.400m2 cho Công ty Mai Phương. Thế nhưng, lợi dụng chức vụ chủ tịch HĐQT PVC và có sự chi phối ảnh hưởng đến hoạt động của PVC Kinh Bắc, nên Trịnh Xuân Thanh chỉ trả tiền mua thửa đất trên 20,8 tỉ, còn 3 tỉ không trả.

Hiện nay trên hệ thống sổ sách kế toán của PVC Kinh Bắc vẫn hạch toán số tiền 3 tỉ đồng là khoản phải thu của Công ty Mai Phương. Tiếp đó, sau khi nhận chuyển nhượng từ PVC Kinh Bắc, ông Trịnh Xuân Giới tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ Công ty Mai Phương gồm cả thửa đất trên cho vợ của Trịnh Xuân Thanh là bà Trần Dương Nga.

Đến tháng 6-2016, vợ Trịnh Xuân Thanh tiếp tục chuyển nhượng công ty cho ông Kiều Đào Lâm [trú Vĩnh Phúc] với giá 45 tỉ đồng.

Ngay tại phiên tòa sáng hôm 7.5.2018, bà Nga, vợ của Trịnh Xuân Thanh đã xúc động khi nhắc tới cuộc điện thoại lần cuối cùng lúc 9 giờ 30 phút với chồng hôm 23.7.2017

Bà Trần Dương Nga, vợ của ông Trịnh Xuân Thanh đã xuất hiện trước tòa án Đức hôm 7.5.2018 để cung khai toàn bộ những người liên quan tới vụ bắt cóc.

Khi chủ tọa phiên tòa cho mời nhân chứng, thì xuất hiện một người phụ nữ nhỏ nhắn, mái tóc ngắn hơi uốn nhẹ ngang vai, với trang phục sẫm xuất hiện, đó là bà Nga, vợ của ông Trịnh Xuân Thanh.

Bà  khai trước tòa: Tôi tên là Nga, 49 tuổi, hiện là nhân viên tư vấn cho một công ty quản lý đầu tư chứng khoán.

Vào cuối tháng 7.2016 tôi đã đến Đức và sống ở Berlin, khi sang đây tôi đi cùng với 3 người con, sau đó một cháu trai đã bay về Việt Nam, thời gian sau cháu đã quay lại Đức.

Thời điểm đầu tiên tôi ở tại khách sạn, vì không muốn công khai việc ra nước ngoài cũng như lý do an toàn nên tôi thường xuyên thay đổi chỗ ở.

Tôi cùng các con sang Đức vì khi đó ở Việt Nam bắt đầu có những điều tra về chồng tôi, chúng tôi bàn nhau để vợ con đi trước, anh ấy sẽ sang sau.

Tới ngày 20.8.2016 thì chồng tôi cũng sang Đức, chúng tôi đăng ký địa chỉ cư trú tại phố Fennstraße, Berlin, thỉnh thoảng cũng đến đó ở.

Tại đây chúng tôi có để những vật dụng cá nhân của anh Thanh như bàn chải đánh răng, áo phông..tất cả những thứ này tôi đã nộp cho cảnh sát Berlin ngay sau khi sự việc xẩy ra.

Hôm 19.7.2017 chồng tôi nói chở anh ấy đến trại tị nạn, anh ấy phải ở đó vài ngày để chuẩn bị làm thủ tục với sở ngoại kiều, tới đầu giờ chiều tôi đã đưa chồng tôi vào đó.

Tới hôm 21.7.2017 chồng tôi nói ra đón anh ấy ở trại tị nạn, tôi chở chồng tôi về nhà , chúng tôi ăn cơm trưa , đến khoảng 16 giờ tôi đã chở anh ấy về lại trại tị nạn.

Hôm 23.7.2017, chồng tôi gọi điện và nói chuyện với tôi về gia đình và con cái, đó là cuộc nói chuyện cuối cùng của tôi với anh ấy. Sau đó con gái tôi, cháu mới năm tuổi đã gọi cho bố một lần nữa và hỏi „ Bố đang làm gì, ở đâu ? “.

Sáng 24.7.2017, luật sư cùng phiên dịch đợi theo giờ hẹn để đến sở ngoại kiều nhưng không thấy chồng tôi tới, chúng tôi không biết anh ấy ở đâu, gọi điện liên tục vào máy điện thoại cầm tay của anh ấy, chuông kêu mà không có người trả lời.

Buổi chiều tôi gọi điện thoại gặp luật sư Schlagenhauf và báo về sự mất tích cũng như thông tin cho một luật sư khác, là người sẽ ra sở ngoại kiều cùng anh Thanh.

Tới chiều ngày 25.7.2017 tôi mới biết anh Thanh bị bắt cóc. Cảnh sát điều tra LKA mời tôi lên và báo có một vụ xô xát và cho rằng đó là chồng tôi, họ đưa cho tôi cái điện thoại của chồng tôi bị rơi tại hiện trường…

Thoibao.de sẽ cập nhật liên tục lời khai mới nhất của chị Nga, vợ của ông Trịnh Xuân Thanh.

Trung Khoa – Thoibao.de tường thuật tại phiên tòa xử vụ bắt cóc TXT hôm 7.5.2018 tại Berlin.

—–

Video liên quan

Chủ Đề