Xác định chất tan, dung môi trong dung dịch sulfuric acid

  • Bài 3: Oxi - Không khí
  • Bài 4: Hidro - Nước

  • Bài 16: Áp suất
  • Bài 17: Lực đẩy Ac-si-met và sự nổi

  • Bài 18 : Công cơ học và công suất
  • Bài 19 : Định luật về công
  • Bài 20 : Cơ năng

Với giải bài 15.17 trang 50 sbt Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Lớp 6

Khác

Khác - Lớp 6

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :]]

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Trang chủ » Hóa Học lớp 8 » Dung dịch – Dung môi – Chất tan – Dung dịch bão hòa và chưa bão hòa

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hay nghe nhắc đến khái niệm dung dịch. Khi hòa tan muối hay đường vào nước, ta được các dung dịch muối, đường. Vậy dung dịch là gì? Dung môi và chất tan là gì? Thế nào là dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Dung dịch – Dung môi – Chất tan

1. Định nghĩa

– Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.

– Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

– Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

2. Ví dụ

– Đường tan trong nước tạo thành nước đường.

  • Dung dịch: nước đường
  • Dung môi: nước
  • Chất tan: đường

Dung dịch chưa bão hòa – Dung dịch bão hòa

1. Định nghĩa

Ở một nhiệt độ xác định:

– Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

– Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

2. Ví dụ

– Cho đường vào nước. Lúc đầu đường tan hoàn toàn, ta được dung dịch chưa bão hòa. Tiếp tục cho thêm đường vào nước đến khi đường không tan nữa. Khi đó ta được dung dịch bão hòa [không thể hòa tan thêm đường nữa].

Cách làm tăng quá trình hòa tan chất rắn

Muốn quá trình hòa tan chất rắn diễn ra nhanh hơn, ta có thể thực hiện một trong những cách sau [hoặc áp dụng đồng thời]:

– Khuấy dung dịch: tăng sự tiếp xúc giữa chất rắn và các phân tử nước.

– Đun nóng dung dịch: các phân tử nước chuyển động càng nhanh, tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và chất tan.

– Nghiền nhỏ chất tan: làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất tan và các phân tử nước.

Bài tập về dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch bão hòa và chưa bão hòa

Câu 1. Thế nào là dung dịch, dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa? Lấy ví dụ minh họa.

Đáp án:

– Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan. Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

– Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

– Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

– Ví dụ:

Hòa tan muối ăn trong nước ta được dung dịch muối. Khi đó, dung môi là nước, chất tan là muối ăn.

Cho muối ăn vào nước. Lúc đầu muối ăn tan hoàn toàn, ta được dung dịch chưa bão hòa. Tiếp tục cho thêm muối ăn vào nước đến khi nó không tan nữa. Khi đó ta được dung dịch bão hòa.

Câu 2. Hãy mô tả những thí nghiệm chứng minh rằng muốn chất rắn hòa tan nhanh trong nước, ta có thể chọn những biện pháp sau: nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch?

Đáp án:

Thí nghiệm nghiền nhỏ chất rắn: Cho muối ăn chưa nghiền và đã nghiền nhỏ vào 2 cốc chứa một lượng nước như nhau. Ta thấy cốc nước chứa muối nghiền nhỏ thì muối sẽ tan nhanh hơn.

Thí nghiệm đun nóng: cho muối ăn vào 2 cốc thủy tinh chứa sẵn một lượng nước như nhau, một cốc đem đun nóng. Quan sát ta thấy, cốc được đun nóng muối sẽ tan nhanh hơn cốc còn lại.

Thí nghiệm khuấy dung dịch: cho muối ăn vào 2 cốc thủy tinh chứa sẵn một lượng nước như nhau, một cốc dùng muỗng khuấy. Quan sát ta thấy, cốc được khuấy muối sẽ tan nhanh hơn cốc còn lại.

Câu 3. Hãy mô tả cách tiến hành những thí nghiệm sau:

a] Chuyển dung dịch NaCl bão hòa thành dung dịch chưa bão hòa [ở t° phòng].

b] Chuyển dung dịch NaCl chưa bão hòa thành dung dịch bão hòa [ở t° phòng].

Đáp án:

a] Cho từ từ nước vào cốc chứa dung dịch NaCl bão hòa, khuấy nhẹ cho đến khi chắn rắn NaCl tan hoàn toàn, ta được dung dịch chưa bão hòa.

b] Thêm chất rắn NaCl vào dung dịch, khuấy nhẹ cho đến khi không thể hòa tan thêm NaCl nữa, ta được dung dịch bão hòa.

Câu 4. Cho biết ở t° phòng TN khoảng 20 °C, 10 g nước có thể hòa tan tối đa 20 g đường hoặc 3,6 g muối ăn.

a] Em hãy dẫn ra ví dụ về khối lượng đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 g nước.

b] Em có nhận xét gì khi khuấy 25 gam đường vào 10 g nước hoặc 3,5 g muối ăn vào 10 g nước [ở t° phòng TN].

Đáp án:

a] Để có nhứng dung dịch đường, dung dịch muối ăn chưa bão hòa ta cần:

Hòa tan < 20 g đường trong 10 gam nước [Ví dụ: 19 g, 15 g, …]

Hòa tan < 3,6 g muối ăn trong 10 gam nước [Ví dụ: 3,5 g, 3,2 g, …]

b] Nhận xét:

Khi cho 25 g đường vào 10 g nước: đường sẽ không tan hết vì 10 g nước chỉ hòa tan tối đa 20 g đường. Dung dịch đường lúc này là dung dịch bão hòa.

Khi cho 3,5 g muối ăn vào 10 g nước: muối ăn tan hoàn toàn vì 10 g nước hòa tan tối đa 3,6 g muối ăn. Dung dịch muối lúc này là dung dịch chưa bão hòa.

Câu 5. Trộn 1 ml rượu etylic [cồn] với 10 ml nước cất. Câu nào đúng:

A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước

B. Chất tan là rượu nước, dung môi là rượu etylic

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi

Đáp án: D

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng cho phát biểu:

Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất rắn trong chất lỏng

B. Của chất khí trong chất lỏng

C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan

Đáp án: D

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài 15.17 trang 50 sách bài tập KHTN 6: Xác định chất tan, dung môi trong các dung dịch sau:

a] Dung dịch sodium hydroxyde.

b] Dung dịch sulfuric acid.

Quảng cáo

Lời giải:

a] Dung môi là nước, chất tan là sodium hydroxyde.

b] Dung môi là nước, chất tan là sulfuric acid.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết dựa trên hình ảnh bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục]. Bản quyền lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề