Xây dựng hệ thống thang bảng lương 2023

Chiều 9/10, Ban Tuyên giáo Trung ương phát thông báo về Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, trong đó cho biết Trung ương đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước ba năm 2023-2025; phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2023.
Sau khi thảo luận, Ban chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo tiếp thu, hoàn chỉnh, ban hành kết luận. Đồng thời, Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo nêu trên, trong đó có phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
Sáng cùng ngày, trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về các vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách, quy hoạch và phương án điều chỉnh tiền lương.
Theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Trung ương, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 kéo dài, chủ trương này liên tục phải lùi. Tháng 11/2021, Quốc hội đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
  Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.
  Tại phiên họp tháng 6/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn lực, sớm trình Quốc hội quyết định cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm thích hợp.
  Ngày 29/9, tiếp xúc cử tri Hải Phòng trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, trong ba năm gần đây, do nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại. Tuy nhiên, đây là vấn đề cấp thiết, do đó Quốc hội sẽ bàn vấn đề này tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm.

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,32,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,26,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,44,CCCD,1,CMND,15,Cư trú,19,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,54,Giấy tờ xe,32,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,93,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,59,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,77,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,6,Văn bản,2148,Văn phòng,15,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,

Hiện nay, dư luận đang xôn xao về đề xuất tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Nhà nước. Vậy lương công chức sẽ thế nào khi lương cơ sở tăng?

Lương công chức 2023 sẽ tăng từ thời điểm nào?

Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục bị lùi đến thời điểm thích hợp. Do đó, để tương quan giữa lương của khu vực doanh nghiệp và khu vực nhà nước được cân bằng, các đại biểu đề xuất sẽ điều chỉnh theo hướng tăng lương cơ sở cho các đối tượng này.

Cụ thể, dự kiến ngày 20/10/2022 sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định phương án điều chỉnh mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Các cơ quan, đơn vị đã có ý kiến đề xuất phương án tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì 1,49 triệu đồng/tháng đã áp dụng từ 01/7/2019 đến nay. Và thời gian dự kiến áp dụng mức lương cơ sở mới là từ 01/7/2023.

Tuy nhiên, hiện nay mọi thông tin về việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 mới chỉ dừng lại ở đề xuất mà chưa được Quốc hội chính thức thông qua. Đồng thời, nếu lương cơ sở tăng thì do chưa cải cách tiền lương nên lương công chức vẫn áp dụng theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Nếu lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì kéo theo đó lương công chức 2023 cũng tăng theo. Do đó, nếu dự kiến lương cơ sở tăng từ ngày 01/7/2023 thì lương công chức cũng sẽ tăng từ ngày 01/7/2023.

luong cong chuc 2023

Bảng lương công chức 2023 khi lương cơ sở tăng

Như phân tích ở trên, dự kiến sắp tới lương cơ sở của công chức sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng theo đề xuất trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 13/10/2022.

Do từ 01/7/2023 chưa cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị nên lương công chức vẫn được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Lương cơ sở + Phụ cấp - tiền đóng bảo hiểm xã hội, công đoàn

Trong đó:

Hệ số lương của công chức vẫn đang thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP với các ngạch công chức loại A3 (gồm hai nhóm là A3.1, A3.2); công chức loại A2, công chức loại A1, công chức loại A0, công chức loại B và công chức loại C (gồm C1, C2 và C3).

Với các ngạch nêu trên, hệ số lương cao nhất là 8,0 thuộc về công chức loại A3 nhóm 1 (Công chức A3.1) và hệ số lương thấp nhất là 1,35 thuộc về công chức loại C nhóm 3 (C3).

Lương cơ sở: Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng từ 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo đề xuất mới nhất thì lương cơ sở mới từ 01/7/2023 dự kiến là 1,8 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 20,8% so với mức lương hiện hưởng).

Do đó, nếu tăng lương cơ sở thì mức lương cao nhất của công chức sẽ là 14,4 triệu đồng/tháng (hiện nay mức lương cao nhất của công chức đang áp dụng là 11,92 triệu đồng/tháng); lương thấp nhất của công chức sẽ là 2,43 triệu đồng/tháng (hiện nay, mức lương thấp nhất của công chức là khoảng 2,01 triệu đồng/tháng).

Đồng thời, công chức hiện đang hưởng phụ cấp theo hai cách tính:

- Phụ cấp tính theo lương cơ sở thông qua công thức:

Phụ cấp = Lương cơ sở x hệ số phụ cấp được hưởng

Loại phụ cấp này gồm phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động…

- Phụ cấp tính theo tỷ lệ % thông qua công thức:

Phụ cấp = (Lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng

Loại công thức này gồm phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi nghề…

Dù phụ cấp được tính theo công thức nào thì khi lương cơ sở tăng cũng đồng thời kéo theo mức phụ cấp tăng. Do đó, nếu lương cơ sở tăng thì phụ cấp tăng và mức lương cơ bản (chưa tính phụ cấp và trừ đi các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, công đoàn…) cũng được tăng theo.

Và mức tăng cũng tương đương với mức tăng của mức lương cơ sở đồng nghĩa nếu lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với hiện nay) thì lương công chức cũng sẽ tăng tương ứng (20,8%) so với mức lương đang hưởng hiện nay.

Sau nhiều lần trễ hẹn tăng lương cơ sở cho công chức thì sắp tới đây, công chức trên cả nước sẽ đón nhận tin vui về việc tăng thêm thu nhập dự kiến từ 01/7/2023. Nếu độc giả còn thắc mắc về lương công chức 2023 thì có thể gọi đến 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này.