Xôi la cẩm ăn với gì

Lá cẩm là loại thực vật gần gũi, được người dân vùng cao trồng để lấy lá nấu xôi ngũ sắc, tắm cho trẻ nhỏ, hay điều trị bệnh. Mới đây, nhiều người dân thành phố cũng thích dùng lá cẩm để tạo màu sắc cho nhiều món ăn khác nhau tạo nên sự phong phú trong hương vị. Và món ăn được người dân sử dụng lá cẩm nhiều nhất chính là những đĩa xôi được bày trên ban thờ gia tiên. Công đoạn sơ chế lá cẩm như thế nào để có được màu như mong muốn hãy cùng chúng tôi thực hiện qua bài sau

Cách sơ chế lá cẩm tím tươi

Lá cẩm rửa sạch, cắt thành khúc khoảng 2-3 cm, sau đó cho vào xoong đun tới khi sôi, bạn cần vặn lửa nhỏ lại. Không nên để to vì lá cẩm có màu hữu cơ, sắc tố màu anthocyanin khi ở nhiệt độ cao sẽ làm nước cạn và hiện tượng caramen hóa bắt đầu xảy ra, màu của nước lá cẩm sẽ bị tối.
Đợi khoảng 15 phút rồi nhấc ra chắt lấy nước màu tím và bỏ đi phần lá.
Lưu ý khi đun lá cẩm: Các bạn nên đun 2 lần để tiết kiệm vì đun 1 lần thì lượng sắc tố trong lá cẩm mới chỉ ra được khoảng 85%. Do vậy, lần đầu ta nên đun lá cẩm với 1,5l nước đến khi sôi thì đổ ra bát vẫn giữ nguyên lá cẩm đã đun để đun tiếp lần 2, khi đã chắt xong cho thêm 1l nước nữa vào nồi đun tới khi sôi thì chắt ra và đổ nước của cả 2 lần đun với nhau cho đều. Khi bỏ lá bạn nên vắt cho sạch nước ở lá.

Dùng lá cẩm tím để nấu xôi 

Nguyên liệu

Gạo nếp: 3kg
Lá cẩm: 1kg
Muối hạt: 15g
Nước cốt dừa: 120ml

Các bước tiến hành

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, để ráo nước.
Bước 2: Lấy lá cẩm cho vào nồi đun (như đã được hướng dẫn ở trên), sau đó cho gạo vào ngâm. Bạn phải chú ý khi ngâm gạo phải để gạo ngập trong nước lá cẩm do trong quá trình ngâm, gạo sẽ nở ra và hút nước làm cạn bớt lượng nước đi.
Ngâm gạo nếp với lá cẩm từ 6-8h như vậy món xôi tím lá cẩm sẽ ngon và bùi hơn.

Xôi la cẩm ăn với gì


Bước 3: Sau khi đã ngâm gạo với nước lá cẩm trong khoảng thời gian nhất định, bạn vớt gạo ra và cho vào chõ xôi để xôi có thể chín. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nồi cơm điện để nấu món xôi này. Khi xôi đã chín, các bạn tưới đều nước cốt dừa lên xôi rồi đảo đều nấu thêm 5-7 phút nữa cho nước cốt dừa ngấm đều vào xôi thì tắt bếp.
Bước 4: Xôi đã chín bạn múc ra đĩa, bạn có thể sử dụng các khuôn có hình, hay chữ: Phúc, Lộc, Tài, … để bày lên ban thờ gia tiên được trang trọng và lịch sự hơn.

Xôi la cẩm ăn với gì

Lưu ý khi nấu xôi:

-Gạo đãi qua nước cho sạch cám và bụi, tránh đãi gạo lâu sẽ làm nước lã ngấm vào hạt gạo làm giảm độ bám màu.
- Nếu thời gian ngâm ngắn thì dùng nước còn ấm, ngâm dài chừng 8 tiếng thì dùng nước nguội.
- Có người đãi gạo lại sạch nước ngâm, điều này là tùy quan niệm. Cần lưu ý trường hợp lượng lá màu ít, việc đãi lại gạo gây nhạt màu.
- Khi nấu, bạn nên giữ ngọn lửa vừa phải, đặc biệt khi nước đã sôi cần giảm lửa, tránh hơi nước quá mạnh, xôi chín không đều và bị ướt.
- Nên đồ xôi làm 2 lượt, lần 1 khi xôi chín tới, ta múc xôi ra mâm để xôi nguội, sau đó lại đồ tiếp lần 2 chừng 15p. Như thế xôi sẽ chín kỹ và mềm lâu.
Chúc các bạn thành công trong việc sử dụng lá cẩm tươi để nấu xôi nhé!
Để tiết kiệm thời gian sơ chế lá cẩm tím tươi cho các bạn, Chợ quê có bán bột lá cẩm tím thuận tiện trong việc nấu các món ăn cho gia đình và người thân. Các bạn muốn mua xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0967.694.021 để nhận được sự tư vấn nhiệt tình của đội ngũ nhân viên chúng tôi.

Nếu bạn đang băn khoăn chẳng biết nấu món gì cho cả nhà ăn sáng thì hãy tham khảo ngay cách nấu xôi lá cẩm của mình ngay sau đây. Đảm bảo món xôi lá cẩm này sẽ là một gợi ý lý tưởng và đầy bất ngờ đấy nhé. Đây được biết đến là món ăn dân dã, dễ làm, dễ thưởng thức với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.

Thay vì nấu phở, nấu cháo thì tại sao bạn không thử nấu xôi mời cả nhà ăn cho chắc bụng. Mình sáng sáng cứ “đánh chén” một bát xôi là no tới trưa luôn ấy chứ. Mà cách nấu xôi lá cẩm này chẳng cần nồi nấu xôi chuyên dụng đâu, bạn dùng nồi cơm điện vẫn thành công như thường ý.

Xôi la cẩm ăn với gì

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo nếp: 500 gram
  • Lá cẩm: 30 gram
  • Đậu xanh đãi vỏ: 100 gram
  • Lá dứa: 6 lá
  • Đường: 50 gram
  • Nước cốt dừa: 1 lon
  • Dừa nạo
  • Dụng cụ nấu: chõ đồ xôi hoặc nồi cơm điện…

Xôi la cẩm ăn với gì

Cách nấu xôi lá cẩm đậu xanh ngon nhất

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp và đậu xanh bạn vo rồi đãi sạch vài lần, sau đó để ráo.

Lá dứa rửa và cắt khúc, nên cắt làm sao cho vừa đúng bằng đáy nồi cơm điện, lát nữa đồ xôi thì chúng ta sẽ lót ở dưới đáy nồi nhé.

Lá cẩm rửa và để ráo.

Bước 2: Luộc lá cẩm lấy nước

Bạn đặt một nồi nước lên bếp, cho khoảng 300 ml nước vào, khi nào nước sôi thì nhanh tay cho lá cẩm vào đun nhỏ lửa, nấu chừng 15 phút rồi đổ ra lọc lấy nước lá cẩm màu đỏ lần 1.

Chỗ lá cẩm còn lại trong nồi bạn tiếp tục đun với 100 ml nước nữa, sau 5 phút lại lọc để lấy nốt lượt nước lần 2. Lần này nước sẽ có màu nhạt hơn.

Xôi la cẩm ăn với gì

Bước 3: Ngâm gạo với nước lá cẩm

Bạn cho gạo vào ngâm nước lá cẩm trong 3 tiếng để gạo ngấm. Tối thiểu ngâm 1 tiếng 30 phút nhé. Nếu bạn không ngâm lâu, gạo sẽ không được bám màu.

Đậu xanh bạn cũng ngâm khoảng 3 tiếng trong nước ấm cho mềm và nở ra, khi nấu sẽ nhanh chín hơn.

Xôi la cẩm ăn với gì

Bước 4: Hoàn tất công đoạn nấu xôi

Bạn xếp lá dứa dưới đáy nồi cơm điện, đổ từ từ phần gạo nếp đã ngâm vào nồi, tùy theo lượng gạo mà bạn điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp nhé. Không cho quá nhiều nước vì lát nữa chúng ta còn cho thêm cả nước cốt dừa nữa.

Xôi la cẩm ăn với gì

Khi nào nồi chuyển từ chế độ Cook sang Warm thì bạn mở nồi và đổ nước cốt dừa vào, bật nồi cơm xuống chế độ Cook.

Đậu xanh cho vào 1 cái nồi riêng rồi nấu cho mềm. Khi nào chín thì cho đậu ra bát, thêm 2 thìa đường và tán nhuyễn.

Khi nào xôi chín, bạn lấy lá dứa ra, múc xôi ra đĩa, rắc đậu xanh lên trên kèm theo chút dừa nạo rồi thưởng thức.

Xôi la cẩm ăn với gì

Yêu cầu thành phẩm xôi lá cẩm

– Cách nấu xôi lá cẩm khi hoàn thành thì xôi phải có màu tím đẹp mắt.

– Xôi không bị cháy, không nhão cũng không khô, các hạt gạo nở đều, tơi mà vẫn giữ được độ dẻo vừa phải.

– Khi thưởng thức, xôi có vị ngậy của nước cốt dừa và vị bùi béo của đậu xanh.

Xôi la cẩm ăn với gì

Mẹo hay nấu xôi lá cẩm không phải ai cũng biết

– Nếu bạn nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện mà vẫn muốn dẻo ngon như lúc nấu bằng chõ đồ xôi thì ngay từ khâu chọn gạo bạn phải chọn được loại gạo nếp ngon. Tốt nhất là chọn nếp cái hoa vàng, hạt gạo tròn, mẩy, căng bóng và không bị nát.

– Để xôi bắt mắt và hấp dẫn hơn, hãy cho xôi vào khuôn và ép để tạo hình, chắc chắn mọi người sẽ hết lời khen ngợi bạn luôn đấy.

– Khi trộn xôi với nước cốt dừa, hãy đảo đều tay để xôi ngấm đều, tránh đảo nhiều hướng khác nhau làm cho xôi bị nhão, bết và không ngon.

Nếu có ai đó hỏi mình về món ăn ngon được chế biến từ lá cẩm và gạo nếp thì mình sẽ không ngần ngại mà giới thiệu ngay cách nấu xôi lá cẩm này đâu. Không những bổ dưỡng mà còn tốt cho cơ thể. Nhất là trong những ngày thời tiết giao mùa như thế này thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn là sáng sáng được thưởng thức bát xôi lá cẩm mọi người nhỉ.

Xôi còn có sự kết hợp của đậu xanh ngọt thơm hòa quyện với từng hạt gạo nếp tim tím được nấu khéo, dẻo thơm đến hạt cuối cùng. Đừng quên note lại cách nấu xôi lá cẩm này để đổi gió cho những ngày không biết nấu gì nhé.