Ý nghĩa tài sản nợ trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng

Chắc hẳn những bạn đang tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp hay làm việc trong lĩnh vực Kế toán, Tài chính đều biết đến Bảng cân đối kế toán, thế nhưng liệu đã biết ý nghĩa từng thành phần trong Bảng hay nguyên tắc, cấu tạo Bảng,... Bài viết hôm nay, Gitiho sẽ đem đến cho bạn đọc cái nhìn đầu tiên về mục Tài sản trong Bảng cân đối kế toán.

Phân tích Báo cáo tài chính toàn tập

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán thể hiện tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể về các mặt:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả
  • Vốn chủ sở hữu

Trong đó,

  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Thể hiện nguồn vốn của doanh nghiệp,
  • Tài sản: Thể hiện cách sử dụng vốn của doanh nghiệp xem rằng doanh nghiệp sẽ đầu tư nguồn vốn của mình vào những loại tài sản nào.

Kết cấu cơ bản của một bảng cân đối kế toán

Kết cấu cơ bản chính là một phương trình cân đối:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn


hay nói cách khác:

Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Ví dụ minh họa:

Dưới đây là bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động [MWG] từ 2016 đến 2019. 

Bạn có thể thấy, bảng được chia làm 2 phần:

Và điều hiển nhiên chính là, cho dù bất kể là năm nào thì Tổng tài sản luôn bằng Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tài sản

Vậy, ý nghĩa của các khoản mục ''tài sản'' trên Bảng cân đối kế toán là gì? Trong ''tài sản'' sẽ bao gồm những khoản mục nhỏ hơn là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời phía dưới nhé.

Định nghĩa: Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. 

Nguyên tắc sắp xếp: các tài sản sẽ được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

Tính thanh khoản thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản sang tiền mặt. Do đó, tính thanh khoản nhanh nhất thể hiện ở các tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm. Sau đó, bảng cân đối kế toán sẽ liệt kê các tài sản dài hạn, là những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian lớn hơn 1 năm. 

Giá trị của các tài sản: Được báo cáo trong Bảng cân đối kế toán sẽ được thể hiện theo:

  • Giá gốc [hay còn gọi là giá trị lịch sử] của tài sản mà được điều chỉnh theo chuẩn mực Kế toán: Đa phần tài sản được thể hiện theo giá trị này.
  • Giá trị thuần của tài sản có thể thực hiện được: Tức là giá trị bán lại tài sản này trên thị trường
  • Giá trị thị trường của một tài sản tương đương

Lưu ý: Nếu như giá trị thuần và giá trị thị trường của tài sản thấp hơn giá gốc, thì doanh nghiệp có thể cân nhắc giảm giá trị của tài sản trong Bảng cân đối kế toán


Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn bao hàm khá nhiều khoản mục, nhưng trong đó sẽ có 4 khoản mục chính là:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền: Là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kì hạn, có tính thanh khoản lớn
  • Đầu tư ngắn hạn: Là các khoản đầu tư của doanh nghiệp có kỳ hạn nhỏ hơn 1 năm [có thể bao gồm các khoản tiết kiệm trong ngân hàng]
  • Khoản phải thu ngắn hạn: Bao gồm các khoản mà doanh nghiệp cho nợ hoặc trả trước có kỳ hạn nhỏ hơn 1 năm
  • Hàng tồn kho: Là tổng lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp trong kho phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp thông thường có 3 khoản mục lớn:

  • Xây dựng cơ bản: Là khoản đầu tư cải tạo, xây dựng mới các Tài sản cố định, tạo nên năng lực sản xuất kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
  • Tài sản cố định: Là các tài sản hữu hình hoặc vô hình, nhà máy, công xưởng, đất đai, quyền sử dụng đất, bản quyền… Được ghi nhận nguyên giá [giá khi mua tài sản về tới doanh nghiệp], nhưng đi kèm khoản mục: Khấu hao lũy kế [Tổng tất cả khấu hao của tài sản cố định tính từ thời điểm mua tới thời điểm ghi nhận kế toán, khoản mục làm giảm giá trị của tài sản cố định]. 
  • Khoản phải thu dài hạn: Bao gồm các khoản mà doanh nghiệp cho nợ hoặc trả trước chi phí có kỳ hạn > 1 năm.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã phần nào tích lũy thêm được kiến thức cơ bản và sơ khai nhất về Bảng cân đối kế toán, một trong những báo cáo rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, các thành phần, yếu tố khác trong Bảng sẽ được tiếp tục giới thiệu ở phần sau của bài viết: Bảng cân đối kế toán là gì? - Phần 2: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Đừng quên theo dõi cũng như tham gia ngay khóa học đầu trang để được hướng dẫn và giải đáp thắc mắc chi tiết từ các giảng viên chuyên nghiệp của Gitiho.

Chúc bạn học tốt!

Bài viết tham khảo khác:

Báo cáo tài chính là gì? Cách phân tích báo cáo tài chính căn bản 2021 - Mục tiêu và nguyên tắc

LÃI SUẤT VÀ DÒNG TIỀN – Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Cơ bản [Phần 1]

MÔ HÌNH TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH [PHẦN 1]

Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Tài chính - Đầu tư

Bảng cân đối kế toán là một trong những tài liệu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được bảng cân đối kế toán là gì cũng như chưa biết hết được ý nghĩa của nó. Nội dung bài viết sau đây, Citinews sẽ giúp bạn giải đáp được tất cả những băn khoăn trên.

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Theo thông tư 200 đây là một báo cáo tài chính tổng hợp tại một thời điểm nhất định mà thông qua đó sẽ cho biết giá trị tổng quát của giá trị tài sản cũng như nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định [3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm].


Bảng cân đối kế toán là gì?

2. Bảng cân đối kế toán có gì?

Một bảng thường được chia thành 2 phần, bao gồm: 

  • Phần tài sản
  • Phần nguồn vốn

Nội dung cụ thể của từng phần như sau:

Tài sản

Nguồn vốn

1. Tài sản ngắn hạn

  • Tiền và tương đương tiền
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Phải thu ngắn hạn
  • Hàng tồn kho
  • Tài sản ngắn hạn khác

1. Nợ phải trả ngắn hạn

  • Phải trả ngắn hạn
  • Người mua trả tiền trước
  • Vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn
  • Dự phòng phải trả ngắn hạn

2. Nợ phải trả dài hạn

  • Phải trả dài hạn
  • Vay, nợ thuê tài chính dài hạn
  • Dự phòng phải trả dài hạn

2. Tài sản dài hạn

  • Tài sản cố định
  • Phải thu dài hạn
  • Đầu tư tài chính dài hạn
  • Tài sản dài hạn khác

2. Vốn chủ sở hữu

  • Vốn góp của chủ sở hữu
  • Thặng dư vốn cổ phần
  • Cổ phiếu quỹ
  • Các quỹ [Quỹ đầu tư phát triển..]
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

3. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa gì?

Không phải ngẫu nhiên mà đây còn được coi là tài liệu quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Sở dĩ nó được mọi người rất quan tâm và chú trọng đến là bởi vì nó có ý nghĩa riêng về mặt kinh tế lẫn pháp lý. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán được thể hiện cụ thể như sau:

3.1. Ý nghĩa đối với phần nguồn vốn

  • Ý nghĩa pháp lý: phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp. Qua đó, người xem có thể biết được doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ nào và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Ý nghĩa kinh tế: phản ánh quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Qua đó, người xem có thể đánh giá mức độ tự chủ về tài chính cũng như khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp một cách khái quát.

3.2. Ý nghĩa đối với phần tài sản

  • Ý nghĩa pháp lý: phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp ở thời điểm lập báo cáo.
  • Ý nghĩa kinh tế: Những số liệu trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh quy mô và những loại tài sản của doanh nghiệp được tồn tại dưới hình cả hình thức vật chất lẫn hình thức phi vật chất.

>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chủ Đề