100 công ty dược phẩm hàng đầu tại hyderabad năm 2023

Trong đại dịch Covid-19, một số hãng dược lớn nhất thế giới tiếp tục phát huy vai trò trung tâm của mình. Chỉ riêng trong năm 2020, 50 hãng dược lớn nhất thế giới đạt tổng doanh thu 851 tỷ USD.

Sử dụng dữ liệu từ Companies Market Cap, biểu đồ dưới đây xếp hạng các hãng dược lớn nhất thế giới theo giá trị vốn hóa và châu lục. Đây là các công ty về y tế với hoạt động gắn liền với lĩnh vực dược, bao gồm công ty công nghệ sinh học, bán lẻ dược phẩm, phòng thí nghiệm lâm sàng...

Dẫn đầu danh sách là công ty Mỹ Johnson & Johnson với vốn hóa 428,7 tỷ USD. Vaccine Covid-19 tiêm một liều của công ty là loại vaccine thứ ba được cấp phép tại Mỹ. Johnson & Johnson là được vinh danh trong danh sách Công ty có tầm ảnh hưởng nhất năm 2021 TIME100 của tạp chí Time. 

Đứng thứ hai là hãng dược khổng lồ Roche của Thụy Sỹ, đi đầu trong lĩnh vực ung thư học, miễn dịch học, bệnh truyền nhiễm, nhãn khoa và thần kinh học. Năm 2019, doanh thu mảng dược phẩm của Roche tăng 16% lên 53 tỷ USD. 

Xếp thứ ba trong danh sách là Pfizer, nhà sản xuất vaccine Covid-19 hàng đầu tại Bắc Mỹ. Quý 2/2021, Pfizer đạt doanh thu 19 tỷ USD, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2020. Theo sau Pfizer cũng là một hãng dược Mỹ - Eli Lilly. Vốn hóa của Eli Lilly đã tăng đáng kể từ 125 tỷ USD năm 2019 lên 214,9 tỷ USD vào 23/6/2021. Xếp thứ 5 trong danh sách là hãng được lớn thứ hai Thụy Sỹ Novartis. Năm 2020, công ty này đạt doanh thu hơn 48 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2019. 

Ngoài Johnson & Johnson và Pfizer, top 10 hãng dược lớn nhất thế giới cũng có mặt một nhà sản xuất vaccine Covid-19 khác - Astrazeneca. Hãng dược Anh đã phối hợp với đại học Oxford phát triển loại vaccine Covid-19 hiện được cấp phép tại 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

100 công ty dược phẩm hàng đầu tại hyderabad năm 2023

  • Cơ hội phá băng quan hệ Trung - Ấn
  • Trung- Ấn tái khởi động đàm phán hạ nhiệt biên giới

Phụ thuộc vào dược liệu Trung Quốc

Trước năm 2000, nhu cầu đối với các thành phần dược phẩm hoạt tính (API) do Ấn Độ sản xuất là rất cao. Ấn Độ đã phát triển mạnh trong lĩnh vực hóa chất cơ bản, hóa chất trung gian và API. Mặc dù sau năm 2000, Ấn Độ tiếp tục là nguồn cung cấp thuốc chế biến sẵn cho thế giới nhưng việc sản xuất API và sản phẩm trung gian bắt đầu trượt khỏi Ấn Độ và rơi vào tay Trung Quốc.

100 công ty dược phẩm hàng đầu tại hyderabad năm 2023
Ấn Độ được mệnh danh là “nhà thuốc của thế giới”, đứng thứ tư thế giới về giá trị và thứ ba về số lượng.

Trung Quốc đã tạo ra một năng lực sản xuất không thể tưởng tượng được đối với các hóa chất cũng như API trung gian và bắt đầu bán phá giá trên thị trường thế giới, bao gồm cả Ấn Độ với giá thấp hơn một nửa so với bình thường. Chính phủ Trung Quốc tích cực cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, hoãn trả nợ dài hạn, bảo lãnh tín dụng bởi công ty bảo hiểm Sinosure của Trung Quốc, hỗ trợ chủ động nghiên cứu và phát triển, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích tiếp thị, điện giá rẻ và các tiện ích cộng đồng, cố tình buông lỏng các quy định về ô nhiễm môi trường. Nhiều điều khoản đã đi ngược lại các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Điều này có thể được minh họa bằng ví dụ về biến động giá của 6-APA (một dẫn xuất của Penicillin-G), là chất hóa học cơ bản cho thuốc kháng sinh, chẳng hạn như Ampicillin, Amoxicillin, Cloxacillin, Dicloxacillin, Flucloxacillin và Oxacillin. Năm 2005, Ấn Độ hoàn toàn tự cung cấp được 6-APA vì có 4 nhà sản xuất Penicillin-G ở Ấn Độ. Ngày nay, Ấn Độ, cùng với thế giới, đã trở nên phụ thuộc 100% vào Trung Quốc về nguyên liệu đầu vào này.

Cho đến năm 2001, trước sự thống trị của thị trường Trung Quốc, 6-APA đã được bán với giá trung bình là 22 USD/kg. Từ năm 2001-2007, các nhà cung cấp Trung Quốc đã giảm giá 6-APA xuống dưới một nửa, ở mức trung bình là 9 USD/kg. Các công ty của Ấn Độ buộc phải ngừng sản xuất vì họ không thể duy trì mức thua lỗ. Ngay sau khi các công ty Ấn Độ ngừng sản xuất, Trung Quốc bắt đầu tăng giá Penicillin-G và 6-APA. Giá 6-APA kể từ đó đã tăng lên mức cao nhất là 35 USD/kg.

Từ đó, Trung Quốc đã thiết lập độc quyền trong hầu hết các loại dược liệu và API. Họ có một chiến lược do nhà nước bảo trợ, trong đó các nhà cung cấp Trung Quốc cùng nhau khai thác tình hình bằng cách tăng đáng kể giá sản phẩm mà họ xuất khẩu. Ví dụ, giá của DBA, nguyên liệu đầu vào chính cho thuốc chống sốt rét, tăng 47%, Erythromycin TIOC, nguyên liệu đầu vào chính cho Azithromycin, tăng 44% và Penicillin-G tăng 97%.

Kết quả là, Ấn Độ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng an ninh y tế công cộng. Nếu Ấn Độ hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc về các nguyên liệu đầu vào quan trọng thì nguồn cung cấp y tế của Ấn Độ có thể gặp nguy hiểm nếu Trung Quốc đột ngột ngừng cung cấp các API này.

Trung Quốc đã đe dọa ngừng cung cấp dược phẩm cho Mỹ và hiện có nhiều quan ngại được bày tỏ tại Mỹ. Cố vấn An ninh quốc gia của Ấn Độ Ajit Doval đã cảnh báo rằng, sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Trung Quốc đối với các API có thể là mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng.

Khả năng của Ấn Độ trong việc đảm bảo không chỉ nguồn cung cấp thuốc cho riêng nước này, mà còn cho cả châu Phi, châu Mỹ và châu Âu đang bị đe dọa. Việc Ấn Độ phụ thuộc vào Trung Quốc để duy trì nguồn cung cấp nguyên liệu thô ngày càng trở nên căng thẳng, bởi hai nước thường tham gia các cuộc giao tranh dọc biên giới và trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng sử dụng lợi thế thương mại của mình chống lại các nước khác trong những bất đồng chính trị.

Thủ tướng Narendra Modi đã háo hức quảng bá đất nước của mình là “nền dược phẩm của thế giới” nhưng sự phụ thuộc rõ rệt của ngành sản xuất thuốc trị giá 42 tỷ USD của Ấn Độ - phần lớn trong số đó có trụ sở chính tại Hyderabad - đã bị ảnh hưởng lớn vào đầu thời kỳ bùng phát dịch COVID-19. Vào đầu năm 2020, Trung Quốc đã đóng cửa tỉnh Hồ Bắc, trung tâm sản xuất thuốc của chính họ, khi đại dịch lây lan ra bên ngoài Vũ Hán. Điều đó khiến các lô hàng bị hủy bỏ, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung, với giá API tăng cao tới 100% ở Ấn Độ và trên thế giới.

Giải pháp của chính phủ

Chính phủ Ấn Độ gần đây đã công bố Kế hoạch khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) để khuyến khích sản xuất API trong nước. Tuy nhiên, để đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến giá cả, Chính phủ Ấn Độ sẽ phải áp đặt thuế "Tự vệ" và "Chống bán phá giá" đối với tất cả các API.

Amitendu Palit, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, phát biểu với CNBC rằng vẫn còn “rất lâu nữa” trước khi sản xuất trong nước ở Ấn Độ trở nên đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất dược phẩm Ấn Độ. Ông nói: “Cho đến lúc đó, Ấn Độ sẽ cần nhập khẩu đáng kể các API từ Trung Quốc. Giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu là điều quan trọng để giảm sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng dược phẩm của Ấn Độ”.

Trong lúc các công ty API đang vật lộn để tồn tại, các nguồn quỹ có thể được phân bổ để nâng cấp công nghệ. Sự hỗ trợ của chính phủ đối với việc thành lập các cơ sở nghiên cứu và phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích. Việc nới lỏng luật môi trường cho các đơn vị API và miễn trừ luật môi trường có thể là chiến lược phù hợp với Ấn Độ. Các ưu đãi khác có thể bao gồm giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị xét nghiệm, cho thuê đất với mức giá rẻ hơn, áp đặt điều kiện tiên quyết rằng người mua API và dược chất của Ấn Độ phải mua ít nhất 50% yêu cầu từ các nhà sản xuất trong nước nếu những sản phẩm đó có sẵn từ Ấn Độ, v.v... Đó là một số bước đi mà Chính phủ Ấn Độ có thể thực hiện để bảo vệ lợi ích quốc gia và có thể tránh một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.