5 triệu nhân 5 triệu bằng bao nhiêu

Cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ [nếu có]... số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

Theo Bộ Tài chính, đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Theo Vụ Chính sách thuế [Bộ Tài chính], với việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng [nếu có 1 người phụ thuộc] hay 22 triệu đồng/tháng [nếu có 2 người phụ thuộc] cũng chưa phải nộp thuế TNCN. Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn 17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân.

Ví dụ, trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng và có 1 người phụ thuộc, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... thì người này không phải nộp thuế TNCN. Cụ thể, nguyên tắc được tính như sau: bảo hiểm bắt buộc 10,5% [8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp] là 1,785 triệu đồng [17 triệu đồng x 10,5%], mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng [11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc], tổng cộng là 17,2 triệu đồng. Do đó, cá nhân này không phải nộp thuế TNCN.

Ngày 02/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020. Theo đó, việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN sẽ góp phần giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Đồng thời, theo quy định của Luật Thuế TNCN hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ [nếu có]... số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

Cũng có 1 người phụ thuộc, nếu cá nhân có thu nhập 18 triệu đồng, trừ 10,5% bảo hiểm là 1,89 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng, thì phải nộp thuế là [18 triệu đồng - 1,89 triệu đồng - 15,4 triệu đồng] x 5% = 35 nghìn đồng/tháng, số tiền thuế rất nhỏ so với mức thu nhập 18 triệu đồng/tháng, chỉ chiếm khoảng 0,19% tổng thu nhập của cá nhân.

Do đó, một cá nhân có thu nhập 18 triệu đồng/tháng thì chỉ nộp thuế 35 nghìn đồng/tháng. Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn [hoặc không phải nộp]. Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: tổng thu nhập 18 triệu đồng - thuế TNCN [35 nghìn đồng], còn lại 17 triệu 965 nghìn đồng.

Trong trường hợp cá nhân có 2 người phụ thuộc, thu nhập tiền lương, tiền công của cá nhân là 22 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế TNCN. Cụ thể, bảo hiểm bắt buộc 10,5% [8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp] là 2,31 triệu đồng [22 triệu đồng x 10,5%], mức giảm trừ gia cảnh là 19,8 triệu đồng [02 người phụ thuộc], tổng cộng là 22,1 triệu đồng. Do đó, không phải nộp thuế TNCN.

Nếu cá nhân có thu nhập từ 23 triệu đồng/tháng thì sau khi nộp bảo hiểm bắt buộc và giảm trừ gia cảnh, chỉ nộp thuế TNCN là 39 nghìn 500 đồng/tháng. Đây là số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,17% tổng thu nhập của cá nhân.

Nếu cá nhân có thu nhập 30 triệu đồng/tháng, nộp bảo hiểm bắt buộc là 3,13 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho 2 người [giảm trừ 19,8 triệu đồng] thì thu nhập tính thuế là 30 - 3,13 - 19,8 = 7,07 triệu đồng/tháng. Mức thuế sẽ nộp là Bậc 1 [5 triệu đồng x 5%] là 250 nghìn đồng, bậc 2 [[7,07 - 5] x 10%] làm tròn là 210 nghìn đồng. Tổng tiền thuế phải nộp là 460 nghìn đồng/tháng.

Do đó, một cá nhân có thu nhập 30 triệu đồng/tháng thì chỉ nộp thuế 460 nghìn đồng/tháng, tỷ lệ thuế TNCN trên tổng thu nhập khoảng 1,53%. Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn. Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: 30 triệu đồng - nộp thuế TNCN [460 nghìn đồng] = 29 triệu 540 nghìn đồng.

Tôn Trường

Theo Tổng cục Thuế

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN


Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân mới nhất năm 2017. xin hướng dẫn giải các Bài tập thuế thu nhập cá nhân mới nhất theo đúng Luật thuế TNCN năm 2017.



Bài tập 1:

- Tháng 5/2017 Ông Mạnh có Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công là 18.300.000 vnđ.
[Trong đó: Lương cơ bản [Lương tham gia BH: 6.000.000], Tiền ăn ca: 700.000. Tiền hỗ trợ điện thoại: 1.000.000, Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại: 3.000.000. Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ: 3.600.000, Tiền thưởng: 4.000.000]
- Các khoản BH phải đóng là: 10,5% [BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%] trên mức lương tham gia BH là: 6.000.000 = 630.000
- Ông Mạnh có nuôi 1 con nhỏ [Đã
Đăng ký giảm trừ gia cảnh]

Yêu cầu:
- Tính thuế nhập cá nhân phải nộp trong tháng 5/2017 của Ông Mạnh.

Hướng dẫn giải:


Theo quy định: Cách tính thuế TNCN phải nộp như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất

1. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế


2. Thuế suất:

Theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại:Phụ lục 01/PL-TNCN theo Thông tư111/2013/TT-BTC như sau:


Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng [trđ] 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT - 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT - 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT - 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT - 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT - 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT - 9,85 trđ

Cách tính thuế TNCN cho Ông Mạnh cụ thể như sau:

Thu nhập chịu thuế =18.300.000 - [700.000 + 1.000.000] = 16.600.000
[Các khoản được miễn thuế gồm: Tiền ăn ca, Tiền điện thoại]

Thu nhập tính thuế TNCN =16.600.000 - [9.000.000 + 3.600.000 + 630.000] = 3.370.000
[Các khoản giảm trừ: Giảm trừ bản thân: 9.000.000, Người phụ thuộc: 3.600.000, Các khoản BH: 630.000]

- Thuế TNCN Ông Nam phải nộp là:


Cách 1: [Theo phụ lục01/PL-TNCN bên trên]
- Thu nhập tính thuế =3.370.000 [Thuộc bậc 1: "Đến 5 triệu đồng [trđ]"]

->Thuế TNCN phải nộp =
0 trđ + 5% TNTT [Thu nhập tính thuế]

= 0 + [5% x3.370.000] = 168.500


Cách 2:[Theo phụ lục01/PL-TNCN bên trên]
- Thu nhập tính thuế =3.370.000 [Thuộc bậc 1: "Đến 5 triệu đồng [trđ]"]

->Thuế TNCN phải nộp =
5% TNTT[Thu nhập tính thuế]

= 5% X3.370.000 = 168.500

[Cách này sẽ nhanh hơn rất nhiều khi tính thuế cho những người có nhiều bậc]


Chi tiết xem thêm:Cách tính thuế thu nhập cá nhân


Bài tập 2: Cách tính thuế TNCN theo lương Net

- Năm 2017, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông Hải và Công ty thì Ông Hải được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng,
- Ngoài tiền lương Ông Hải được công ty trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng. Ông Hải phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/tháng. Công ty chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông Ông Hải.
- Trong năm Ông Hải chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho Ông Hải:

Hướng dẫn giải:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông Hải:


Chú ý: Vì công ty trả theo lương NET [Tức là DN sẽ chịu thuế TNCN thay cho người lao động]. Nên thu nhập tính thuế sẽ phải quy đổi theo quy định lại Phụ lục 02 theo Thông tư 111.


Phụ lục: 02/PL-TNCN
[Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính]
BẢNG QUY ĐỔI
THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
[đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công]

Stt Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng
[viết tắt là TNQĐ]
Thu nhập tính thuế
1 Đến 4,75 triệu đồng [trđ] TNQĐ/0,95
2 Trên 4,75 trđ đến 9,25trđ [TNQĐ – 0,25 trđ]/0,9
3 Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ [TNQĐ – 0,75 trđ ]/0,85
4 Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ [TNQĐ – 1,65 trđ]/0,8
5 Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ [TNQĐ – 3,25 trđ]/0,75
6 Trên 42,25 trđ đến 61,85 trđ [TNQĐ – 5,85 trđ]/0,7
7 Trên 61,85 trđ [TNQĐ – 9,85 trđ]/0,65

Cách tính thuế TNCN phải nộp của Ông Hải cụ thể như sau:

- Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – [9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng] = 22 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế
[xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCNtheo Thông tư 111/2013/TT-BTC] là:
= Bậc 4:
[TNQĐ – 1,65 trđ]/0,8
= [22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng]/0,8 = 25,4375 triệu đồng

- Thuế thu nhập cá nhân Ông Hải phải nộp
[áp dụng cách tính thuế rút gọn "Cách 2" theo Phụ lục số 01/PL-TNCN] là:
= Bậc 4: =
20% TNTT - 1,65 trđ

= 25,4375 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 3,4375 triệu đồng


Chi tiết xem thêm: Cách tính thuế TNCN theo lương NET


Bài tập 3:

- Giả sử Ông Hải ở bài tập trên còn được công ty trả thay tiền thuê nhà là 6 triệu đồng/tháng.

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông Hải:

Hướng dẫn giải:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông Hải:

Bước 1: Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi [không gồm tiền thuê nhà]:
= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – [9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng] = 22 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế [xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN] là:

= [22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng]/0,8 = 25,4375 triệu đồng


- Thu nhập chịu thuế [không gồm tiền thuê nhà]:

= 25,4375 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 35,9375 triệu đồng/tháng


Chu ý: Theo quy định: "Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo [nếu có] đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh [chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo [nếu có]] tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

Như vậy: 15% Tổng thu nhập chịu thuế [không gồm tiền thuê nhà]:

= 35,9375 triệu đồng × 15% = 5,390 triệu đồng/tháng

Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là 5,390 triệu đồng/tháng

Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế:

- Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:

= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng – [9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng]
= 27,39 triệu đồng/tháng


- Thu nhập tính thuế [quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN]:

= [27,39 triệu đồng - 3,25 triệu đồng]/0,75 = 32,187 triệu đồng/tháng


- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:

= 32,187 triệu đồng × 25% - 3,25 triệu đồng = 4,797 triệu đồng/tháng


- Thu nhập chịu thuế hàng tháng của ông Hải là:

= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng + 4,797 triệu đồng
= 42,687 triệu đồng/tháng


Hoặc xác định theo cách:

= 32,187 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng
= 42,687 triệu đồng/tháng.




xin Chúc các bạn thành công!

Các bạn muốn học làm kế toán thuế thực tế: Thực hành kê khai thuế - Quyết toán thuế thực tế chuyên sâu có thể tham gia: Lớp học kế toán thuế

__________________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề