Ai cũng bảo vẻ đẹp bên ngoài không quan trọng

Vẻ bề ngoài có thực sự quan trọng?

Khi xã hội ngày càng phát triển, khi nền văn hóa có sự giao thoa cũng là lúc con người dần rời xa những giá trị ngàn đời của dân tộc. Nếu xã hội xưa quan niệm vẻ đẹp của người phụ nữ là công, dung, ngôn, hạnh thì xã hội ngày nay, nhất là một bộ phận giới trẻ lại rất đề cao vẻ ngoài của người phụ nữ. Nhiều phát ngôn trên mạng xã hội như: “Chỉ cần em xinh đẹp, mọi thứ đều có thể bỏ qua”; “Hình thức có đẹp thì mới chú ý đến nội dung” và hàng loạt những quan điểm đề cao vẻ ngoài của phụ nữ mà bỏ qua những giá trị khác như đạo đức, trí tuệ, tài năng. Tuy nhiên, tôi chỉ đề cập đến một phần, một hiện tượng nhỏ của vấn đề để từ đó chúng ta có cái nhìn bao quát hơn, khách quan hơn.

Cũng chính vì thế mà nhiều chị em bất chấp dùng mọi phương pháp làm đẹp. Họ trở nên xinh đẹp hơn, tự tin hơn và hạnh phúc hơn với vẻ ngoài của mình. Tuy nhiên, cũng có không ít những hệ lụy đau lòng xảy ra khi vẫn còn đó những bệnh viện thẩm mỹ không được cấp phép, dùng thiết bị y tế kém chất lượng kéo theo những ca phẫu thuật không thành công.

Không thể phủ nhận một điều rằng con người ai trong chúng ta cũng chuộng cái đẹp. Cũng dễ hiểu khi ai cũng muốn mình thật xinh đẹp để luôn hấp dẫn trong mắt người khác. Nhưng không phải ai sinh ra cũng mang trong mình một vẻ ngoài hoàn hảo. Tôi đã từng chứng kiến bạn thân mình năm lớp sáu bị bạn bè chê cười, kỳ thị khi có một vẻ ngoài xấu xí, thô kệch. Hằng ngày cô ấy phải đối mặt với vô số những “trò chơi” cố ý lẫn vô tình từ bạn bè trong lớp. Khi nào tan học cũng trong bộ dạng mực nghuệch ngoạc đầy lưng áo đồng phục, thậm chí bị các bạn dùng bút đâm ở tay đến chảy máu, xe bị tụt xích, bị xịt lốp phải dắt bộ hai cây số về nhà. Cô ấy chỉ biết khóc và chịu đựng những năm tháng thiếu niên ấy, cho đến mãi sau này, khi đã lớn lên, đã thấu hiểu mọi chuyện thì vết thương tâm lý vẫn còn đó và khó có thể nguôi ngoai.

Người ta thường nói, con gái chỉ có hai lựa chọn, nếu không xinh đẹp thì phải thật tài giỏi. Còn nếu đã không xinh đẹp mà còn không có năng lực nữa thì sẽ chẳng ai quan tâm cả. Đó trở thành nỗi áp lực, thậm chí là ám ảnh của rất nhiều người. Tôi không hiểu tự lúc nào và tự bao giờ, nhan sắc của một người phụ nữ lại được quyết định bởi quan niệm và cách đánh giá của nửa còn lại. Tôi từng xem một youtuber nam, anh ấy có khá nhiều kinh nghiệm trong tư vấn tình yêu, có lần anh ta đã phát ngôn rằng: “Đàn ông chúng ta ai cũng muốn yêu một người xinh đẹp như hoa hậu”. Có lẽ với thời đại công nghệ với bước sóng phát triển như vũ bão, con người ta chỉ cần yêu và cưới một cô búp bê với vẻ ngoài xinh đẹp lộng lẫy, không cần biết cô ấy có đạo đức, tâm hồn hay trí tuệ ra sao.

Tôi từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và vòng thi đầu tiên mà chúng tôi cần vượt qua là khám Nhân trắc học. Ở đó chúng tôi phải cởi hết trang phục để bác sĩ khám tổng thể cơ thể. Tất nhiên, những bạn có càng nhiều khiếm khuyết trên cơ thể, kể cả những khiếm khuyết nhỏ như nốt ruồi hay rạn da thì đều dừng lại ở vòng này. Có nghĩa là vòng thi đầu tiên mà các cô gái có thể chạm gần hơn chiếc vương miện danh giá là ngoại hình chứ không phải đạo đức hay trí tuệ.

Nhìn lại các tác phẩm kinh điển trong nền văn học được giới thiệu trong nhà trường. Thứ mà các nhà văn đề cao là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Có thể nói không ngoa rằng những tác phẩm có nhắc đến vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ thì chỉ với mục đích làm tô đậm nét đẹp ẩn sâu bên trong con người họ. Thúy Kiều sẽ không một ai nhớ tới nếu chỉ có vẻ đẹp “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” mà không có tấm lòng hiếu thảo bán mình chuộc cha để rồi 15 năm lưu lạc, trong hoàn cảnh bi đát vẫn thương nhớ tới cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai- Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”. Và ta càng trân quý người phụ nữ xấu đến “ma chê quỷ hờn” như Thị Nở nhưng lại là người duy nhất trong làng Vũ Đại làm cho Chí Phèo bắt đầu thấy “thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Để độc giả hiểu được rằng, dù trong hoàn cảnh nào, dù có đói khổ ra sao thì chỉ cần tình yêu thương con người ta sẽ lấp đầy tất cả khó khăn đó bởi lẽ “người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ” [Phrangxoa Cope]. Chúng ta càng yêu mến người đàn bà làng chài xấu xí, thô kệch, mặt rỗ, tấm lưng áo bạc phếch… chịu đựng mọi trận đòn roi của chồng với niềm hạnh phúc nhỏ nhoi là nhìn các con được ăn no trong thiên truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Rõ ràng, giới trẻ đều được giáo dục về quan niệm vẻ đẹp của con người không chỉ là vẻ đẹp hình thể mà quan trọng hơn, nhân văn hơn vẫn là vẻ đẹp phẩm hạnh. Thế nhưng không biết bằng cách nào, con người ta càng rời xa những giá trị cốt lõi ấy khi đề cao vẻ ngoài lên hàng đầu mà bỏ qua các giá trị khác.

Có thể so sánh một cách sơ sài về mối quan hệ giữa ngoại hình và tính cách con người so với mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung. Tuy niên, trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng chủ đạo của hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung. Để nhận thức và cải tạo được sự vật, trước hết phải căn cứ vào nội dung vì nội dung quyết định hình thức. Nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung, do vậy trong hoạt động thực tiễn cũng phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển.[1]

Do đó, dù xã hội có thiên biến vạn hóa ra sao, quan niệm của con người có thay đổi như thế nào thì bài học rút ra cho mỗi người là luôn phải chú trọng đến ngoại hình lẫn tính cách, trí tuệ. Nếu sinh ra vốn không may mắn có vẻ ngoài không mấy xinh đẹp thì cũng đừng vì thế mà chán ghét bản thân, hãy luôn chăm sóc bản thân, trau dồi tâm hồn cũng như trí tuệ của mình. Còn nếu như chúng ta có vẻ ngoài xinh đẹp thì hãy luôn biết cách duy trì nó cũng như bồi đắp đạo đức và trí tuệ để có thể trở thành một người vừa xinh đẹp vừa thông minh.

Emma Watson đã từng nói rất hay rằng: “Xinh đẹp không phải là mái tóc dài, đôi chân thon, làn da rám nắng hay hàm răng hoàn hảo. Xinh đẹp là khuôn mặt của người đã từng khóc và bây giờ mỉm cười. Xinh đẹp là những gì chúng ta cảm nhận từ nội tâm mà cũng thể hiện bên ngoài; xinh đẹp là những dấu vết từ cuộc sống, là tất cả mọi hồi hộp và yêu thương mà ký ức để lại cho chúng ta. Xinh đẹp là để bản thân mình được sống." Dù bạn là ai, dù bạn sở hữu vẻ ngoài của mình như thế nào thì bạn vẫn là một món quà mà Thượng đế đã cất công nhào nặn, hãy luôn tự tin và cố gắng để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.

[1] Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị-hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2014.

Tác giả: Hong Thuong Nguyen

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: //www.facebook.com/vanhy2423

-------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng [tổng trị giá 22 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards] và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: //bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

[*] Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ".  Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Vẻ đẹp bên ngoài có thật sự quan trọng?

VTV.vn -

Vẻ đẹp bên ngoài có thật sự quan trọng?

Hình ảnh bản thân là điều ta cảm nhận về chính mình. Khi cảm thấy thoải mái trong lòng, hiệu quả làm việc của chúng ta sẽ tăng lên, quan hệ công việc và gia đình cũng được cải thiện. Mọi chuyện dường như tốt đẹp hơn. Lý do là vì cảm nhận và hành vi của chúng ta tương quan trực tiếp với nhau. Nhưng thật sự vẻ bề ngoài có quan trong như chúng ta nghĩ?

Quả thật, nhiều người vẫn kêu ca sao ông trời bất công đến thế. Cái đẹp cũng chẳng ban phát được cho đều, cho trọn. Bao nhiêu ưu ái đang sẵn sàng chờ đợi những con người ưa nhìn. Nếu bạn đẹp hơn, bạn dễ dàng được nhường chỗ trên xe bus, bạn dễ dàng được mọi người đón nhận,… cuộc đời phải chăng sẽ bớt đi một phần chông gai.Con người đang ngày càng chú trọng vào việc làm thế nào để có một ngoại hình hấp dẫn. Làm thế nào để xuất hiện bóng bẩy, đẹp đẽ là điều mà không chỉ có phụ nữ mà cả đàn ông cũng chú ý và càng ngày càng để tâm. Chỉ tính riêng tại Mỹ vào năm 2008, người Mỹ đã chi hơn 200 tỉ đô la cho việc chăm chút cho vẻ ngoài của mình, mặc dù cũng vào thời điểm đó, nước Mỹ đang trải qua một trong những cơn khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Các nghiên cứu gần đây cũng đều đã chỉ ra rằng con người đầu tư vào việc làm thế nào để xuất hiện tử tế, chải chuốt nhiều hơn rất nhiều đầu tư vào những việc trau dồi kiến thức như mua sách, báo, hay đi học.

Điều đó cho thấy vẻ đẹp bề ngoài không thể quyết định tất cả. Nó là vẻ đẹp "bề ngoài" bởi vì nó chỉ là lớp vỏ, nếu chỉ có nó, bạn cũng chỉ như con búp bê hay "bình hoa di động", mà búp bê chơi mãi cũng chán, hoa ngắm lâu cũng nhàm. Ấn tượng ban đầu bởi dung mạo tốt đến mấy cũng dễ bị xóa mờ bởi sự nhạt nhẽo của tâm hồn hay sự vô duyên trong cách nói chuyện...

Vẻ đẹp bên ngoài chỉ thật sự có giá trị khi bạn sở hữu cả nétđẹp bên trong - vẻ đẹp nội tâm, đó chính là vẻ đẹp lâu bền hơn so với nhan sắc - thứ nhanh chóng sẽ bị thời gian tàn phá. Vẻ đẹp nội tâm thể hiện qua cách bạn cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm, kiến thức mà bạn đang sở hữu... chính là nét thu hút vô hình và mạnh mẽ nhất đối với người bạn tiếp xúc, nó là giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Cái duyên bên trong ấy nói lên cá tính con người bạn, thể hiện bạn là ai, bạn như thế nào, và nó cũng không phải hoàn toàn tự nhiên mà có. Nếu muốn sở hữu nó bạn cũng phải trải qua quá trình học tập và trau dồi từ cuộc sống và sách vở, nó như là không khí, sẽ từ từ thấm vào con người qua năm tháng để làm nên cá tính của bạn.

Vậy bạn sẽ chọn vẻ đẹp bên ngoài hay vẻ đẹp nội tâm? Đón xem chương trình Thế hệ số trực tiếp vào 18h30 ngày hôm nay để có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân mình.

*Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trênTV Online!

Từ khóa:

hình ảnh bản thân, vẻ bề ngoài, hiệu quả làm việc, khủng hoảng kinh tế, bình hoa di động, ấn tượng ban đầu, trau dồi kiến thức

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề