Ai là người đã đưa ra học thuyết tế bào đầu tiên

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Sinh học.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS [https://www.wikiwand.com].

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia [Why?]

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox

Mặt khác, tế bào có liên quan đến các tế bào : đơn vị nguyên thủy và tối thiểu cấu thành nên sinh vật sống.

Trước khi tiến tới khái niệm lý thuyết tế bào, chúng ta phải biết rằng ý tưởng này được đóng khung trong cái gọi là lý thuyết khoa học, được hình thành bởi các khái niệm, theo các quy tắc nhất định, cho phép chi tiết các mối quan hệ hiện có giữa các quan sát được tạo ra từ các khái niệm trong câu hỏi. Nói cách khác: một lý thuyết khoa học được xây dựng từ dữ liệu thực nghiệm thu được thông qua các quan sát.

Lý thuyết tế bào, theo nghĩa này, được sử dụng trong lĩnh vực sinh học để đưa ra lời giải thích về hiến pháp của các sinh vật sống từ các tế bào . Lý thuyết này mô tả chi tiết cách các tế bào rất cần thiết cho sự tồn tại của sự sống và cách chúng xác định các đặc điểm quan trọng nhất của sinh vật.

Theo lý thuyết tế bào, vật chất sống có thể chuyển hóa và tự tồn tại, không giống như vật chất thiếu sự sống. Các tế bào là đơn vị cơ bản hình thành cấu trúc của vật chất sống này: các chức năng hữu cơ được phát triển bên trong các tế bào hoặc trong môi trường gần nhất của chúng, dưới sự kiểm soát của các chất mà chúng tiết ra. Lý thuyết tế bào cũng chỉ ra rằng các tế bào đến từ các tế bào có sẵn khác từ sự phân chia của các tế bào này.

Ngoài các dữ liệu được trình bày cho đến nay về lý thuyết tế bào, đáng để biết những người khác có liên quan và quan trọng như nhau: - Nghiên cứu hoặc nghiên cứu đầu tiên bắt đầu đặt nền móng cho lý thuyết tế bào nói trên được thực hiện vào năm 1665 bởi nhà khoa học người Anh Robert Hooke, người được coi là cha đẻ của tế bào, người phát hiện ra nó. Và chính điều này, bằng cách kiểm tra một tấm nút chai bằng kính hiển vi, có thể xác minh rằng vật thể này được hình thành bởi các khoang khác nhau mà ông gọi là tế bào, tế bào. Một nghiên cứu được theo dõi bởi những người khác đã tìm hiểu sâu hơn về khám phá của nó, như trường hợp của Antony van Leeuwenhoek, vào thế kỷ XVII. - Tuy nhiên, lý thuyết tế bào được thiết lập được phát triển từ các nguyên tắc do Schleiden và Theodor Schwann đặt ra trong các năm 1838 và 1839. -Thời điểm quan trọng khác trong lịch sử lý thuyết tế bào là sự thành lập vào năm 1858 theo ý tưởng của Virchow: "mọi tế bào đều đến từ một tế bào khác".

-Các nhà khoa học đã chứng minh và phát triển nó với sự xuất sắc hơn trong suốt lịch sử và sau những khám phá đã nói ở trên là Pasteur, người chuyên về sự nhân lên của các vi sinh vật đơn bào; Santiago Ramón y Cajal, người đã định hình học thuyết về tế bào thần kinh và Camillo Golgi, người có công xác định một trong những tế bào thần kinh đã biết. Hai con số hai cuối cùng này chính xác cho những khám phá được quản lý để được công nhận với giải thưởng Nobel vào năm 1906.

//vi.wikipedia.org/wiki/Theodor_Schwann

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Theodor Schwann [sinh ngày 7 tháng 12 năm 1810, Neuss, Đức; mất ngày 11 tháng 1 năm 1882, Köln, Đức], là một nhà tế bào học, mô học và sinh lý học người Đức. Ông là một trong những người tiên phong trong việc miêu tả tế bào như cấu trúc cơ bản của mô động vật.

Theodor Schwann

Ông là học trò của Johannes Müller và làm giáo sư ở trường Đại học Louvain [từ 1838 đến 1848] và trường Liège [từ 1848]. Là đồng tác giả của thuyết tế bào [cùng với Matthias Schleiden], Schwann đã mở rộng công trình của Schleiden và cho thấy tế bào là nền tảng của cả mô động vật lẫn thực vật. Ông đã nhận ra ý nghĩa sinh lý và hình thái học của tế bào trước các nhà khoa học khác cùng thời thế kỉ 19 và có thể được gọi là ông tổ của tế bào học. Ông tách triết được pepsin vào năm 1836 vào năm 1848 ông đã miêu tả lớp vỏ myelin, tế bào bọc ngoài của tế bào thần kinh, sau này được gọi theo tên ông [tế bào Schwann]. Ông cũng giải thích bản chất sống của nấm men và đưa ra thuật ngữ chuyển hoá để diễn tả quá trình biến đổi hoá học xảy ra trong tế bào. Tác phẩm có ảnh hưởng lớn là Nghiên cứu ở mức độ hiển vi về tính thống nhất trong cấu trúc và sự phát triển của động vật và thực vật [1839].

Cha của Schwann là một người rất có tài về cơ khí, lúc đầu là một người thợ kim hoàn, sau đó ông lập ra cơ nghiệp in ấn. Schwann được thừa hưởng sở thích của người cha, và niềm vui hồi nhỏ của ông là xây dựng những cái máy móc nhỏ đủ loại. Ông học ở trường cao đẳng Jesuit ở Köln và sau đó ở Bonn, nơi ông gặp Johannes Peter Müller, và không lâu sau trở thành người phụ tá cho những thí nghiệm sinh lý của Müller. Sau đó ông tới Wurzburg để tiếp tục học y khoa, và từ đó tới Berlin để tốt nghiệp vào năm 1834. Ở đây ông gặp lại Müller, lúc đó cũng tới Berlin, và đã được Müller thuyết phục đi vào con đường nghiên cứu khoa học và chỉ định làm phụ tá ở một viện giải phẫu. Năm 1838, Schwann được gọi vào làm về giải phẫu học tại trường Đại học Louvain của người Công giáo La Mã ở Louvain, Bỉ, nơi ông đã ở lại 9 năm. Năm 1847 ông tới làm giáo sư ở Liège, và ông đã làm việc ở đây cho tới lúc mất, năm 1882. Ông là người đặc biệt lịch sự, hoà nhã tốt bụng, và sùng đạo Thiên chúa giáo trong suốt cuộc đời.

Trong 4 năm dưới sự ảnh hưởng của Müller ở Berlin, những công trình có giá trị nhất của Schwann đã được hoàn thành. Müller trong lúc này đang hoàn thành cuốn sách nổi tiếng của ông về sinh lý, và Schwann đã giúp đỡ ông trong các thí nghiệm cần thiết cho công trình đó. Vì thế sự quan tâm của ông được hướng về mô thần kinh và cơ.

Müller cũng hướng sự quan tâm của ông về quá trình tiêu hoá. Năm 1836, trong khi ở Đại học Berlin, Schwann đã chỉ ra sự phụ thuộc cốt yếu của quá trình tiêu hóa vào sự có mặt của một chất lên men mà ông gọi là pepsin, trong dịch tách triết từ biểu mô dạ dày. Sau này, người ta biết đây là một loại enzyme tiêu hóa. Pepsin là enzyme đầu tiên tách được từ mô động vật. Năm 1837, Schwann đã kết luận rằng có cái gì đó trong không khí [mà bị phân hủy bởi nhiệt độ] là tác nhân gây ra sự thối rữa, nhưng bản thân không khí thì không. Schwann cũng xem xét lại câu hỏi về "học thuyết nảy sinh ngẫu phát" [spontaneous generation]. Học thuyết nảy sinh ngẫu phát cho rằng bệnh là do lam sơn chướng khí. Ông đã phản biện nó sau này; và ông cũng khám phá ra bản chất hữu cơ của nấm men trong quá trình thí nghiệm. Thực tế là lý thuyết về mầm sống của Louis Pasteur cũng như ứng dụng của Joseph Lister vào việc khử trùng, đều có phần ảnh hưởng của ông.

Một lần khi ông ăn tối với Matthias Jakob Schleiden năm 1837, câu chuyện chuyển sang nhân của tế bào thực vật. Schwann nhớ là đã nhìn thấy một cấu trúc tương tự trong tế bào của dây sống [notochord] [được chỉ ra bởi Müller] và ngay lập tức nhận ra điều cốt yếu kết nối hai hiện tượng này. Sự giống nhau đã được xác nhận bởi cả hai nhà quan sát, và kết quả là một hợp tác khoa học về thuyết tế bào được tiến hành trong suốt hai năm sau đó.

Năm 1838, Schwann trở thành giáo sư tại Đại học Louvain, Bỉ. Thời gian này, ông cùng với Matthias Schleiden, phát triển thuyết tế bào. Học thuyết đã xác minh tế bào là phần tử cơ bản của thực vật và động vật. Schwann và Schleiden ghi nhận rằng một số loài là đơn bào, một số là đa bào. Họ cũng ghi nhận màng tế bào, nhân và tế bào chất là đặc điểm chung của mọi tế bào và miêu tả chúng bằng cách so sánh nhiều mô thực vật và động vật khác nhau. Năm 1839, Schwann đưa ra giả thuyết rằng tất cả các loài đều được cấu tạo từ tế bào. Cùng với Matthias Schleiden, ông đã hệ thống hoá thuyết tế bào của sự sống. Những quan sát này cùng với thuyết tế bào đã được ghi lại trong tác phẩm của Schwann Nghiên cứu ở mức độ hiển vi về tính thống nhất trong cấu trúc và sự phát triển của động vật và thực vật xuất bản năm 1839 ở Berlin.

Lý thuyết tế bào vì thế được hình thành, và Schwann là học trò đầu tiên của Müller đã phá vỡ "thuyết sống" cổ điển và tìm ra cách giải thích về mặt lý hoá học của sự sống. Trong quá trình xác minh thuyết tế bào, ông đã xét kỹ lưỡng lại toàn bộ mô học, và chứng minh nguồn gốc và sự phát triển từ tế bào của những mô biệt hoá ở mức độ cao nhất như móng sừng, lông vũ hay men. Sự tổng quát hoá của ông trở thành nền móng cho mô học hiện đại, và đối với Rudolf Virchow [người có những nghiên cứu về tế bào bệnh học được suy diễn từ Schwann], sự tổng quát hoá ấy đã đặt bệnh học hiện đại trên một cơ sở khoa học thực sự.

Năm 1848, Schwann làm giáo sư tại Đại học Liège, Bỉ. Trong khi ở đó, ông đã tìm ra rằng sự lên men của đường và tinh bột là kết quả của một quá trình sống, có sự tham gia của nấm men. Ông cũng đã nghiên cứu sự co cơ cùng với cấu trúc thần kinh, và cũng tìm ra cơ vân ở phần trên thực quản và lớp vỏ myelin ở axon ngoại biên mà chúng ta gọi là tế bào Schwann. Bên cạnh việc khám phá ra lớp vỏ của sợi thần kinh mang tên ông, ông cũng bắt đầu những nghiên cứu về sự co cơ mà sau đó được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn bởi Emil du Bois-Reymond và những người khác. Ông cũng thực hiện những thí nghiệm nhằm bác bỏ thuyết "nảy sinh ngẫu phát" [spontaneous generation]. Schwann đặt ra thuật ngữ "chuyển hóa" để miêu tả sự biến đổi hoá học trong các mô sống và hệ thống hoá những nguyên tắc cơ bản của phôi thai học bằng cách quan sát thấy trứng là một tế bào đơn và phát triển thành cơ thể hoàn thiện.

  • 1911 Encyclopædia Britannica
  • Tế bào học
  • Lý thuyết tế bào

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Theodor_Schwann&oldid=67891559”

Video liên quan

Chủ Đề