Bài 106 bồi dưỡng hóa học trung học cơ sở năm 2024

Bài 106 bồi dưỡng hóa học trung học cơ sở năm 2024

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG

HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 9

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó có tác dụng

thiết thực, mạnh mẽ trong việc hình thành và phát triển tiềm lực tri thức, tạo ra khí thế

hăng say vươn lên học tập giành thành tích cao đối với học sinh, mặt khác nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo. Đối với nhà trường chất lượng học

sinh giỏi khẳng định xu thế phát triển, chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.

Bên cạnh đó chất lượng học sinh giỏi còn khẳng định thương hiệu của nhà trường và uy tín

đối với các cấp các ngành, đặc biệt là đối với nhân dân địa phương. Đây là một nhiệm vụ

không phải trường nào cũng có thể làm tốt vì nhiều lý do như: do môn Hóa học là một môn

học mới đối với bậc trung học cơ sở ( học sinh bắt đầu được học từ lớp 8), do nhiều giáo

viên chưa có đủ các tư liệu cũng như kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc dạy bồi dưỡng

học sinh giỏi hoặc chế độ đãi ngộ đối với giáo viên dạy bồi dưỡng thấp... Vậy làm thế nào

để nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi môn Hóa nói riêng và các môn học khác

nói chung... Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo ý kiến của thầy, cô đồng

nghiệp, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, tôi mạnh dạn đưa ra

“phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học”.

II. NỘI DUNG:

1. Thực trạng.

Đối với học sinh bậc THCS bộ môn hóa học là một môn học khó, mang tính trừu

tượng cao. Do đó học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiển, nhưng

trường THCS Phong Thạnh Tây là một trường thuộc diện vùng sâu vùng xa, học sinh hầu

hết ở xa trường, đường xá đi lại khó khăn nên khi đến lớp các em thường tỏ ra mệt mỏi,

chán nản, trong giờ học các em ít tập trung nghe giảng vì chưa xem trọng môn học từ đó

dẫn đến các em bị hổng kiến thức, không hiểu bài.

Số lượng học sinh khối 8, 9 ít nên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đội tuyển.

Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, hóa chất thực hành không đảm bảo chất

lượng dẫn đến các tiết thực hành chưa đạt được hiệu quả cao.

Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, nên khi con em mình

được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì gia đình không cho đi ôn.

Nhưng với sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường, các cấp, các ngành cộng với sự

nhiệt tình của các giáo viên nên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng có bước

chuyển biến tốt hơn.

2. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi.

Giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi phải không ngừng trau dồi kiến

thức, học hỏi phương pháp và kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Lịch