Bài 2 sách bài tập vật lý 10 năm 2024

Đặt stent mạch vành là thủ thuật điều trị các bệnh mạch vành cũng như xử trí trường hợp nhồi máu cơ tim cấp. Để nhanh hồi phục và giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau đặt stent, người bệnh cũng như người thân cần lưu ý cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành.

Bài 2 sách bài tập vật lý 10 năm 2024

Vì sao cần chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành?

Đặt stent mạch vành là một thủ thuật can thiệp tim mạch, giúp mở rộng lòng mạch, tăng lưu thông máu đến tim. Bệnh nhân bị hẹp tắc mạch vành thường được chỉ định đặt stent. Các trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim do tắc mạch vành, cần phải tái lưu thông mạch vành ngay lập tức cũng sẽ được chỉ định đặt stent mạch vành.

Sau khi đặt stent, các triệu chứng của bệnh như tức ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn,… có thể được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ hình thành mô sẹo bên trong stent (tái hẹp trong stent). Tình trạng này thường xảy ra trong vòng 6-12 tháng sau khi đặt stent.

Ngoài ra, khi đặt stent ở một hoặc nhiều đoạn động mạch, những vị trí khác của động mạch vẫn có nguy cơ bị tắc hẹp. Do đó, việc chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành không chỉ có vai trò giúp người bệnh mau phục hồi, mà còn phòng ngừa hẹp vị trí khác của động mạch. (1)

Bài 2 sách bài tập vật lý 10 năm 2024
Chăm sóc sau đặt stent mạch vành cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân

Chăm sóc sau đặt stent mạch vành là một khía cạnh quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Người bệnh nên tránh các hoạt động thể chất nặng, thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Đồng thời, người bệnh cần tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng của động mạch vành sau khi đặt stent cũng như sức khỏe tổng thể.

Những cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành đúng cách

Sau thủ thuật, người bệnh và người thân cần lưu ý hướng dẫn chăm sóc sau đặt stent để nhanh hồi phục và giảm nguy cơ tái hẹp.

1. Chăm sóc vết mổ ở tay và bẹn

Trước khi thực hiện thủ thuật đặt stent mạch vành, bác sĩ sẽ luồn ống nhỏ khoảng 2.5mm dẫn xuyên qua da vào động mạch. Các vị trí được chọn để đưa ống thông vào động mạch có thể từ mạch máu ở tay hoặc ở bẹn. Sau khi stent được đưa vào đúng vị trí thông qua dây dẫn đường, bác sĩ sẽ cho rút ống thông và băng ép động mạch.

Sau khi đặt stent, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong vài giờ. Bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, đồng thời, kiểm tra xung quanh vị trí đặt ống thông có bị chảy máu hay không. Tùy thuộc vào mức độ thủ thuật và tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể cần nằm viện theo dõi từ 1-2 ngày trước khi xuất viện.

Bài 2 sách bài tập vật lý 10 năm 2024
Nhờ can thiệp qua đường động mạch quay ở cổ tay, bệnh nhân có thể đi lại sau 1-2 giờ thủ thuật

Mặc dù các rủi ro sau khi đặt stent mạch vành khá thấp, nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ gặp tình trạng chảy máu, sưng phù hoặc bị tổn thương mạch máu tại vị trí đưa ống thông vào (ở bẹn hoặc ở tay).

Do đó, việc chăm sóc tốt vết mổ ở tay (vết thương nhỏ khoảng 2-3mm) và bẹn cần được thực hiện bởi y tá, đúng quy trình để đảm bảo không bị chảy máu hay sưng phù.

Người bệnh cần chú ý giữ cho vùng da xung quanh vết mổ, nơi được luồn ống thông luôn khô ráo trong vòng 24-48 giờ sau thủ thuật. Nếu nhận thấy khu vực này bị ẩm ướt, có chảy dịch hoặc chảy máu, cần thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý ngay, tránh trường hợp máu chảy nhiều, sưng phù và nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

Trường hợp có vệt máu đen đóng lại xung quanh vết mổ, người bệnh không nên tự ý gỡ hoặc rửa. Lúc này cần liên hệ với y tá để được hỗ trợ vệ sinh vị trí luồn ống thông đúng cách.

Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh cần thường xuyên chú ý đến khu vực mạch máu được chọn để luồn ống thông, xem có chảy máu, sưng phù, bị đau hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý nhanh chóng. Người bệnh lưu ý không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bôi vào vị trí thủ thuật nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách

Thuốc kháng tiểu cầu kép thường được chỉ định cho bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật đặt stent mạch vành. Điều trị kháng tiểu cầu là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân sau thủ thuật, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông để tăng lượng máu đến tim.

Liệu pháp kháng tiểu cầu kép bao gồm dùng hai loại thuốc kháng tiểu cầu, aspirin và thuốc ức chế P2Y12. Liệu pháp này giúp ngăn hình thành huyết khối trong stent, xảy ra do tình trạng viêm trong quá trình lành vết thương. (2)

Thời gian chăm sóc sau khi thực hiện thủ thuật đặt stent mạch vành phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và loại thuốc kháng tiểu cầu được kê đơn. Người bệnh cần chú ý tuân thủ uống đủ, đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc kháng kết tập tiểu cầu vì nó thể làm tắc stent đột ngột, nguy cơ gây tử vong tức thì.

Liệu pháp kháng tiểu cầu là an toàn, nhưng nó vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như: đau bụng, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, ngứa, bầm tím, đau đầu, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi. Khi đó, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử trí.

3. Theo dõi các triệu chứng bất thường của bệnh nhân sau đặt stent

Tỷ lệ tái hẹp trong 6 tháng là từ 32-42% khi nong mạch bằng bóng và từ 16-32% sau khi đặt stent không phủ thuốc. Tỷ lệ tái hẹp sau 6 tháng đặt stent phủ thuốc là dưới 10%. Việc đặt stent ngăn cản sự co giãn đàn hồi và sự tái cấu trúc co nhỏ của động mạch. Sau khi đặt stent, cơ chế tái hẹp phổ biến nhất là tăng sản nội mạc mới.

Biểu hiện phổ biến nhất của tái hẹp có ý nghĩa lâm sàng là đau thắt ngực do hoạt động gắng sức, tiếp theo là đau thắt ngực với hoạt động nhẹ hoặc cả khi nghỉ ngơi chiếm 25% và nhồi máu cơ tim cấp tính chiếm 5-10%.

Sau khi đặt stent mạch vành, điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng bất thường ở người bệnh, kịp thời xử trí, tránh các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Các triệu chứng bất thường ở người bệnh thường gặp bao gồm:

  • Đau ngực hoặc căng tức ở ngực;
  • Khó thở;
  • Ngất xỉu;
  • Người mệt mỏi, suy nhược;
  • Chảy máu ở vị trí đặt ống thông;
  • Đau ở vị trí đặt ống thông;
  • Có dấu hiệu bị nhiễm trùng tại nơi đặt ống thông như: đỏ, sưng, chảy dịch, sốt cao;
  • Ở chân hoặc tay đặt ống thông có sự thay đổi về nhiệt độ hoặc màu sắc;
  • Nước tiểu có lẫn máu màu đỏ, hồng hoặc nâu;
  • Máu trong phân, có thể có màu đỏ hoặc đen;
  • Ho hoặc nôn ra máu;
  • Ù tai. (3)

4. Hỗ trợ bệnh nhân vận động nhẹ sau thủ thuật

Người bệnh được khuyến khích nên thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng sau khi thực hiện thủ thuật đặt stent mạch vành. Tuần đầu tiên sau thủ thuật, người bệnh chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, tuần tiếp theo có thể vận động thoải mái hơn nhưng vẫn cần chú ý không thực hiện các bài tập gắng sức nhiều hay hoạt động quá mạnh.

Tần suất luyện tập cũng nên được điều chỉnh phù hợp, tăng dần tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Có thể tập từ 3-5 ngày một tuần, mỗi lần tập khoảng 30 phút.

Bài 2 sách bài tập vật lý 10 năm 2024
Hỗ trợ bệnh nhân vận động nhẹ nhàng sau phẫu thuật đặt stent mạch vành

Không mang, vác vật nặng, không thực hiện các bài tập thể thao dùng nhiều đến tay nếu người bệnh được mổ ở tay. Không tự lái ô tô, đi xe đạp hay đi bộ đường dài trong hai tuần đầu sau phẫu thuật. Tốt nhất nên để bên tay được chọn làm nơi đặt vị trí ống thông được nghỉ ngơi trong vài ngày đầu.

Trường hợp vết chích ở vùng bẹn, bệnh nhân cần chú ý không vận động mạnh vùng bụng để tránh đau và chảy máu. Bệnh nhân có thể tập đi bộ bước ngắn, sau đó tăng dần cường độ và độ dài bước đi.

Trong quá trình hoạt động thể chất, cần chú ý báo ngay với bác sĩ nếu có những triệu chứng bất thường như: Khó chịu hoặc áp lực nặng ở ngực, đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, buồn nôn, hụt hơi, tim đập nhanh,…

Cân bằng chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi cho người bệnh

Chế độ ăn Địa Trung Hải được khuyến nghị là chế độ ăn lý tưởng cho tim mạch, đặc biệt là đối với bệnh nhân sau đặt stent mạch vành. Với chế độ ăn này, người nên ưu tiên trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, chất béo lành mạnh.

Các thực phẩm khác nên bổ sung bao gồm: cá béo, các loại hạt, dầu ô liu, quả bơ, các loại quả mọng, trà xanh, sữa ít béo. Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày, giúp phòng ngừa mất nước, tránh tình trạng máu đặc hơn và nguy cơ đông máu.

\>> Xem thêm: Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu? Thời gian tồn tại stent?

Đồng thời, trong chế biến món ăn cho bệnh nhân sau thủ thuật, cần chú ý giảm đường và muối. Bệnh nhân nên tránh sử dụng các loại nước ngọt có ga, cà phê, rượu, bia, thuốc lá,…

Thời gian nằm viện theo dõi sẽ tùy thuộc vào thủ thuật được thực hiện và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sau khi được xuất viện về nhà, người bệnh cũng cần chú ý dành thời gian nghỉ ngơi nhiều, tránh căng thẳng hoặc làm việc nặng.

Những lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân sau đặt stent mạch vành

Bên cạnh việc chăm sóc tốt vết mổ, sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, dinh dưỡng và vận động hợp lý, khi chăm sóc cho bệnh nhân sau đặt stent, cần chú ý một số điều sau:

  • Kiểm soát tốt lượng cholesterol, lượng đường trong máu;
  • Đo huyết áp thường xuyên;
  • Hỗ trợ người bệnh duy trì cân nặng khỏe mạnh. Trường hợp người bệnh bị thừa cân, béo phì, nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp, thời gian sau phẫu thuật bao lâu là phù hợp để thực hiện giảm cân;
  • Đưa người bệnh đến tái khám đúng lịch hẹn;
  • Báo ngay với bác sĩ nếu người bệnh có triệu chứng bất thường.

Người bệnh sau khi đặt stent mạch vành cần thăm khám theo chỉ định của bác sĩ

Theo khuyến cáo trong Hướng dẫn Quản lý Bệnh tật Quốc gia của Đức, người bệnh tim mạch và những người đã được can thiệp đặt stent nên thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi tháng một lần, sau đó có thể thưa hơn theo lịch hẹn của bác sĩ.

Bài 2 sách bài tập vật lý 10 năm 2024
Bệnh nhân tim mạch hoặc sau đặt stent mạch vành nên tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Các cuộc hẹn tái khám định kỳ rất cần thiết, giúp bác sĩ đánh giá stent có hoạt động tốt hay không, có xuất hiện biến chứng nào không. Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử lâm sàng, đặc biệt tập trung vào các triệu chứng của người bệnh, mức độ chịu đựng và tình trạng chức năng cũng như các vấn đề về khía cạnh cảm xúc.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm tim và đo điện tâm đồ để đánh giá tình trạng của stent cũng như sức khỏe tim mạch của người bệnh. Việc thăm khám định kỳ cũng giúp bác sĩ giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, can thiệp kịp thời.

Khi thăm khám định kỳ sau đặt stent mạch vành, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại.

Quy tụ chuyên gia, bác sĩ giỏi, kỹ thuật viên lành nghề, hệ thống trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Can thiệp mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM làm chủ các kỹ thuật tiên tiến như: chụp mạch vành 360 độ với lượng thuốc cản quang tối thiểu (Cardiac Swing), siêu âm trong lòng mạch (IVUS), đo phân suất lưu lượng mạch vành (iFR/FFR), khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa bằng đầu khoan phủ kim cương (Rotablator), phần mềm dẫn đường hỗ trợ can thiệp (Roadmap)…

Các kỹ thuật hiện đại giúp đánh giá chính xác tình trạng trước và sau can thiệp, thực hiện thủ thuật can thiệp phù hợp, an toàn, ít biến chứng, giảm nguy cơ tái hẹp phải đặt lại stent, kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống cho người bệnh.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:

Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động, đồng thời hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc đúng chỉ định. Người bệnh cần lưu ý lịch trình thăm khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe sau đặt stent và kịp thời xử trí khi có bất thường.