Bài giảng luyện tập liên kết hóa học

– Năng lực tự chủ tự học: HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu về quy luật để các nguyên tử trở nên bền vững khi chúng liên kết hóa học với nhau tạo thành phân tử. (1)

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ kiến thức đã học HS vận dụng giải quyết các hiện tượng trong tự nhiên và giải quyết các câu hỏi bài tập. (2) 

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông. (3)

1.2. Năng lực Hóa học

– Năng lực nhận thức kiến thức hóa học: 

+ HS trình bày được quy tắc octet với các nguyên tố nhóm A. (4)

– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

+ Vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A. (5)

  1. Phẩm chất

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm. (6)

– Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. (7)

  1. Thiết bị dạy học và học liệu
  2. Giáo viên: 

– Kế hoạch dạy học.

– Bài giảng powerpoint. 

  1. Học sinh:

– Sách giáo khoa.

– Đọc trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

Hoạt động 1: Mở đầu Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu

Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.

b. Nội dung

– Nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm

– Quá trình viên bi rơi từ trên cao xuống đất diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bề hơn (năng lượng thấp hơn).

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS– Ổn định lớp.

– Dẫn dắt vào nội dung: 

Quan sát hình ảnh và dự đoán câu trả lời: Hãy cho biết quá trình trên diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bền hơn (năng lượng thấp hơn) hay kém bền hơn (năng lượng cao hơn)?

          

– Mời HS dự đoán.

– GV dẫn dắt vào bài.

– HS quan sát và lắng nghe câu hỏi.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thứcHoạt động 2.1. Khái niệm liên kết hóa học a. Mục tiêu

– HS trình bày được khái niệm liên kết hóa học.

b. Nội dung

– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu về khái niệm liên kết hóa học.

c. Sản phẩm

Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS– GV giới thiệu: “Theo thuyết cấu tạo hóa học, sự liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể được giải thích bằng sự giảm năng lượng khi các nguyên tử kết hợp lại với nhau. Khi tạo liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.”

Kết luận: “Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.”

– Chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo liên kết (electron hóa trị).

Kí hiệu: các electron hóa trị của nguyên tử một nguyên tố được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.

Vận dụng: Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Khi nguyên tử flourine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

=> Neon.

+ Để giảm năng lượng. các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng nào?

=> Theo xu hướng tạo nên hệ bề hơn (năng lượng thấp hơn).

– Mời HS trả lời, nhận xét.

– Nhận xét và chốt đáp án.

– HS trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– Lắng nghe và ghi bài vào vở.

– HS làm bài.

– HS trình bày đáp án của nhóm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

Hoạt động 2.2. Quy tắc octeta. Mục tiêu

– HS trình bày được quy tắc octet với các nguyên tố nhóm A. 

b. Nội dung

– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để tìm hiểu về quy tắc octet với các nguyên tố nhóm A.

c. Sản phẩm

Quy tắc octet: Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình eletron bền vững của nguyên tử khí hiếm..”