Bài tập 3 sử trang 66 sgk 88 năm 2024

Thời gian qua, nhiều giáo viên bậc trung học phổ thông trên cả nước chia sẻ với người viết rằng, một số phạm vi kiến thức về thơ tượng trưng, cấu tứ trong thơ (chương trình Ngữ văn 11) còn hàn lâm, khiến thầy và trò gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy và học.

Người viết cùng các thầy cô giáo xin có đôi điều chia sẻ với các tác giả sách giáo khoa nhằm tìm ra những giải pháp tháo gỡ, giúp giáo viên và các em học sinh có những tiết dạy và học môn Ngữ văn chất lượng, hiệu quả.

Bài tập 3 sử trang 66 sgk 88 năm 2024
Kiến thức về cấu tứ và thơ tượng trưng trong sách Ngữ văn 11 bộ Cánh Diều (Ảnh: Ánh Dương)

Yêu cầu cần đạt Chương trình Ngữ văn 11 có nội dung như sau:

"Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản" (trang 66).

Yếu tố tượng trưng trong thơ

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 bộ Chân trời sáng tạo định nghĩa: "Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lí, đánh thức suy ngẫm của người đọc về bản chất sâu xa của con người và thế giới".

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 bộ Cánh Diều định nghĩa: "Thơ có yếu tố tượng trưng là những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa".

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống định nghĩa: "Ở những bài thơ có yếu tố tượng trưng, các tác giả rất chú ý tô đậm tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc,...

Bên cạnh đó, việc phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậy những cảm giác bất định, mơ hồ cũng hết sức được quan tâm".

Có thể hiểu, thơ tượng trưng là một thể loại thơ mà trong đó, nhà thơ vận dụng những biểu tượng và nhạc điệu để nói lên những tâm trạng, cảm xúc của tâm hồn.

Người viết là giáo viên Ngữ văn Trung học phổ thông, có nhiều năm giảng dạy băn khoăn làm sao học sinh 17 tuổi có thể hiểu được những phạm vi kiến thức có liên quan mang tính hàn lâm như vậy?

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (3 bộ) minh hoạ thơ có yếu tố tượng trưng qua một số văn bản như: "Nguyệt cầm" (Xuân Diệu), "Thời gian" (Văn cao), "Gai" (Mai Văn Phấn), "Sông Đáy" (Nguyễn Quang Thiều),...

Nhiều giáo viên cho biết, những bài thơ này thực sự rất hay, nhưng chỉ phù hợp với sinh viên chuyên ngành, còn dạy cho học sinh phổ thông hiểu thấu đáo nội dung và nghệ thuật của tác phẩm là nan giải.

Người viết đã dạy những bài thơ này và nhận thấy rằng, việc truyền đạt kiến thức cho học sinh lớp 11 gặp rất nhiều khó khăn.

Bởi vì, ngôn ngữ thơ tượng trưng có tính biểu tượng cao, chứ không chỉ là những ẩn dụ đơn thuần như thường gặp.

Ví dụ, câu hỏi 1 trang 61 Ngữ văn 11 (Tập 1) bộ Chân trời sáng tạo có nội dung rất khó với học sinh phổ thông.

Nội dung câu hỏi: "Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên(*) có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội hoạ, âm nhạc) mà bạn biết?

(*) Nội dung khổ thơ đầu tiên: Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh/ Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần/ Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm! Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

Tương tự, câu hỏi 4 trang 68 cũng khiến học sinh bối rối, khó tìm ra câu trả lời vì các em chưa có kiến thức cơ bản về lí luận văn học.

Cụ thể, bài thơ (Gai) gợi cho bạn suy nghĩ gì về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ: thành quả đạt được và cái giá phải trả có thể là gì?

Nội dung bài thơ "Gai" như sau:

Bài tập 3 sử trang 66 sgk 88 năm 2024
Bài thơ "Gai" trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 bộ Chân trời sáng tạo. (Ảnh: Ánh Dương)

Cấu tứ trong thơ

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 bộ Chân trời sáng tạo định nghĩa: "Cấu tứ là cách thức triển khai mạch cảm xúc và tổ chức hình tượng trong tác phẩm thơ trữ tình".

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 bộ Cánh Diều định nghĩa: "Cấu tứ là cách triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc của bài thơ".

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống định nghĩa: "Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính khởi đầu của của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng.

Trong lĩnh vực thơ, cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức,cảm xúc,cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất".

Liên quan đến định nghĩa cấu tứ trong thơ, một số giáo viên ở các tỉnh thành trên cả nước đã nêu ý kiến với người viết dưới đây:

"Sách giáo khoa viết khó hiểu, giáo viên còn khó hiểu, nói gì đến học sinh, đặc biệt là các em không phải hệ chuyên, vùng sâu, vùng xa! Nhiều khi thấy mà ái ngại cho lớp trẻ!"

"Dạy phần tri thức ngữ văn làm cho rõ khái niệm đúng là cả giáo viên và học sinh toát mồ hôi! Tại sao không đơn giản hóa để mọi đối tượng học sinh đều có thể tiếp cận?"

"Kiến thức hàn lâm, khó hiểu vậy mà vẫn đưa vào sách giáo khoa cho các em 11 là không nên. Thi học sinh giỏi thì tứ thơ cũng ít động đến".

"Quả thật là rất đỗi hoang mang khi dạy về cấu tứ. Tôi cũng đã trao đổi rất nhiều với đồng nghiệp để cố tìm ra cách hiểu nôm na nhất, dễ dàng nhất cho học sinh (và cho cả giáo viên nữa) nhưng mọi thứ vẫn chưa thể rạch ròi.

Tôi vẫn thừa nhận với học sinh rằng mong các em thông cảm, có gì chúng ta cùng trao đổi. Cứ cố gắng khai thác hình thức để cắt nghĩa nội dung thôi".

Người viết rất đồng tình với ý kiến của thầy cô giáo đưa ra. Người viết thấy rằng, sau giờ học, rất nhiều học sinh (của mình) lơ mơ về nội dung bài học, kể cả những em có học lực khá và có biểu hiện chán học thơ. Điều này người viết chưa từng gặp ở môn Ngữ văn 11 chương trình cũ.

Không ít giáo viên nêu quan điểm, các tác giả sách giáo khoa cần lấy ý kiến giáo viên để điều chỉnh lại chương trình Ngữ văn 11 theo hướng giảm tải những phạm vi kiến thức về yếu tố tượng trưng và cấu tứ trong thơ.