Bài tập sinh 10 bài 18 trang 75 năm 2024

Đáp án bài 4 trang 75 SGK Sinh học 10: Điều gì sẽ xảy ra nếu kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?

Bài tập sinh 10 bài 18 trang 75 năm 2024

Giải bài 3 trang 75 SGK Sinh học 10

Đáp án bài 3 trang 75 SGK Sinh học 10. Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

Bài tập sinh 10 bài 18 trang 75 năm 2024

Giải bài 2 trang 75 SGK Sinh học 10

Đáp án bài 2 trang 75 SGK Sinh học 10. Điều gì sẽ xảy ra nếu các NST sau khi nhân đôi lại tách rời nhau ra rồi mới di chuyển về 2 cực của tế bào?

Bài tập sinh 10 bài 18 trang 75 năm 2024

Giải bài 1 trang 75 SGK Sinh học 10

Đáp án bài 1 trang 75 SGK Sinh học 10: Chu trình tế bào gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

Bài tập sinh 10 bài 18 trang 75 năm 2024

Đáp án câu hỏi thảo luận trang 74 SGK Sinh học 10

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 74 SGK sinh 10: Dựa vào hình 18.2, hãy giải thích do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ.

- Xem lại chu kì tế bào, nắm được những giai đoạn của chu kì tế bào, ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

Hướng dẫn giải

- Chu kì tế bào và ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào: Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.

- Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào như con người, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể. Vì vậy, sự phân chia tế bào cũng phải được điều hòa một cách chặt chẽ nếu không sẽ gay ra những hậu quả khôn lường.

2. Giải bài 2 trang 75 SGK Sinh học 10

- Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

Phương pháp giải

- Xem lại chu kì tế bào, giải thích tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau. Ở kì sau, các NST tách nhau ở tâm động và di chuyển về hai cực của tế bào.

Hướng dẫn giải

- Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để tránh sự cồng kềnh khó di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong, NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phiên mã.

3. Giải bài 3 trang 75 SGK Sinh học 10

- Điều gì xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, các thoi vô sắc bị phá hủy?

Phương pháp giải

- Trong quá trình nguyên phân bình thường, các NST sau khi nhân đôi vẫn dính nhau ở tâm động rồi xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo sau đó di chuyển về 2 cực của tế bào.

Hướng dẫn giải

- Trong phân bào, các NST trượt trên thoi vô sắc (thoi phân bào) về 2 cực của tế bào. Nếu thoi vô sắc bị phá hủy thì các NST này sẽ không tiến về 2 cực trong khi bộ NST đã nhân đôi, các bào quan và tế bào chất đều nhân lên gấp 2 về số lượng. Tế bào này tạo ra một tế bào bị đột biến tạo thành thể tứ bội (từ 2n → 4n) tế bào trong trường hợp này sẽ to hơn so với tế bào bình thường và một tế bào không chứa NST nào.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

  • Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 15
  • Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 16
  • Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 17: Quang hợp

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 18 trang 74

Dựa vào hình 18.2, hãy giải thích do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ.

Trả lời:

Nguyên phân có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ do ADN tự nhân đôi (ở pha S của kì trung gian) và sự phân li đồng đều các nhiễm sắc tử tại tâm động của NST kép (mà NST kép có 2 chiếc NST đơn cùng nguồn gốc đính với nhau tại tâm động) về 2 cực của tế bào (kì sau).

Câu 1 trang 75 Sinh học 10

Chu trình tế bào gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

Trả lời:

- Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.

+ Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.

+ Quá trình phân bào: gồm phân chia nhân (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối); phân chia tế bào chất

- Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.

Câu 2 trang 75 Sinh học 10

Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

Trả lời:

Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại (tránh sự cồng kềnh), dễ di chuyển trong quá trình phân bào, tránh bị đứt gãy khi tách nhau về 2 cực.

Câu 3 trang 75 Sinh học 10

Điều gì sẽ xảy ra nếu kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?

Trả lời:

Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi thành 4n).

Câu 4 trang 75 Sinh học 10

Nêu ý nghĩa của nguyên phân.

Trả lời:

- Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản.

- Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nguyên phân cũng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương, ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 10. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn lớp 10, Lịch sử lớp 10...