Các đề văn về tác phẩm vợ chồng a phủ năm 2024

Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 12 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh dàn ý kèm văn mẫu hay về tác phẩm này để ôn tập và ghi nhớ dễ dàng hơn.

DÀN Ý CHI TIẾT VỢ CHỒNG A PHỦ

  1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả

+ Tô Hoài là nhà văn có lối trần thuật hóm hỉnh

+ Ông có sở trường về loại truyện phong tục và hồi kí.

- Giới thiệu chung về tác phẩm:

+ Vợ chồng A Phủ được in trong tập Truyện Tây Bắc

+ Tác phẩm là sự phản ánh nỗi khổ của đồng bào Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp con người nơi đây.

II. Thân bài

1. Nhân vật Mị

a, Trước khi trở thành con dâu gạt nợ

- Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo

- Mị luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu. Hiếu thảo.

- Chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do

b, Từ khi trở thành con dâu gạt nợ

- Nguyên nhân: món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ Mị.

- Mị phải chịu những đày đọa về thể xác và cả tinh thần.

- Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau

- Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

+ Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ.

+ Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm...”, với khát khao tự do, thắp sáng căn phòng tối, muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

+ Khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

- Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

- Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:

+ Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.

+ Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, ... phải chết”.

+ Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ. Mị sợ cái chết, sợ nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát.

\=> Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

2. Nhân vật A Phủ

- Số phận: mồ côi cha mẹ, không còn người thân, lớn lên đi làm thuê, sau đó trở thành người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.

- Khi trở thành người ở gạt nợ:

+ Nguyên nhân: đánh con quan, thua cuộc trong vụ xử kiện quái gở.

+ A Phủ chịu sự đày đọa về mặt thể chất: phải làm những công việc nặng, nguy hiểm: “đốt rừng, cày nương, săn bò tót, ...”, không có giá trị bằng một con bò, làm mất bò mà bị trói đứng đến chết.

- Tích cách:

+ Lúc nhỏ mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao

+ Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, tháo vát, biết làm mọi công việc. Là người biết bất bình trước bất công (đánh A Sử), kháo khát tự do (nén đau để vùng chạy khi được cắt dây trói).

\=> Nhận xét: A Phủ được nhìn từ bên ngoài với những lời nói ngắn gọn, hành động dữ dội mạnh mẽ.

3. Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ, cách nói đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.

III. Kết bài

- Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.

Các đề văn về tác phẩm vợ chồng a phủ năm 2024

Cô Tuyết Mai

CÁC DẠNG ĐỀ TÁC PHẨM VỢ CHỒNG P PHỦ

_TÔ HOÀI_

Câu 1. Phân tích và so sánh sức sống tiềm tàng, sự trỗi

dậy mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và

đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ trong “Vợ chồng A

Phủ” của Tô Hoài.

Câu 2. Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”

của Tô Hoài là một thành công của tác giả trong việc xây dựng

con người thức tỉnh. Hãy chứng minh nhận định trên.

Câu 3. Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện Vợ chồng A

Phủ của Tô Hoài.

Câu 4. Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô

Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN VĂN

Câu 5

Bình giảng đoạn văn dưới đây trong Vợ chồng A Phủ của Tô

Hoài.

“… Trong bóng tối, Mị đứng im như không biết mình đang

bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa

Mị đi theo những cuộc chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi.

Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng

chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ

còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên,

gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con

ngựa…”.

Câu 6: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Mị

trong đoạn văn sau:

Vợ chồng A Phủ nói về vấn đề gì?

Vợ chồng A phủ nói lên nỗi bất hạnh của người dân trong xã hội lúc bấy giờ trước sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Tác giả đã khắc họa chi tiết cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm, khát vọng được tự do của người dân vùng núi miền Tây Bắc, qua đó thể tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn với người dân.nullMở bài Vợ chồng A Phủ chọn lọc hay nhất - Luật Minh Khuêluatminhkhue.vn › mo-bai-vo-chong-a-phunull

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ kể về gì?

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị được khắc họa trong truyện là một cô gái tài sắc vẹn toàn. Trớ trêu thay vì để trừ món nợ truyền kiếp của cha mà cô phải làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Mị chấp nhận sống tiếp những chuỗi ngày đau khổ trong nhà thống lí.nullTóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn gọn, đầy đủ nhất - Vuihoc.vnvuihoc.vn › tin › thpt-tom-tat-vo-chong-a-phu-ngan-gon-day-du-nhat-1996null

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm của ai?

“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) của nhà văn Tô Hoài.null6 Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoàibaodaknong.vn › 6-bai-van-mau-phan-tich-tac-pham-vo-chong-a-phu-cua...null

Vợ chồng A Phủ thuộc đề tài gì?

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Tô Hoài viết về đề tài miền núi. Mảng sáng tác về đề tài này được coi là một “đặc sản” của ông. Căn cứ vào số lượng tác phẩm và hành trình sáng tác, có thể coi Tô Hoài là nhà văn viết nhiều nhất, thủy chung nhất với đề tài miền núi.nullNHÃN QUAN PHONG TỤC TRONG "VỢ CHỒNG A PHỦ" CỦA NHÀ ...chuyenlequydondb.edu.vn › ngu-van › hoc-van › nhan-quan-phong-tuc-tr...null