Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Lý thuyết Khoảng cách của dãy số lớp 11 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 11 Bài 5: Khoảng cách.

Lý thuyết Toán 11 Bài 5: Khoảng cách

Bài giảng Toán 11 Bài 5: Khoảng cách

  1. Lý thuyết.
  1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, một mặt phẳng.

1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Cho điểm O và đường thẳng a. Trong mặt phẳng (O; a), gọi H là hình chiếu vuông góc của O lên a. Khi đó, khoảng cách giữa hai điểm O và H được gọi là khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a.

Kí hiệu: d(O; a).

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Ví dụ 1. Cho hình lập phương ABCD. A'B'C'D' cạnh a. Tính khoảng cách từ B tới đường thẳng DB'.

Lời giải:

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Từ giả thuyết ta suy ra: BD= BC2+​ CD2=a2

Gọi H là hình chiếu của B lên DB' ta có: BH = d (B, DB').

Xét tam giác BB'D vuông tại B ta có:

1BH2=1B'B2+1BD2=1a2+1a22=32a2⇒BH=a63

2. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Cho điểm O và mặt phẳng (α). Gọi H là hình chiếu vuông góc của O lên mặt phẳng (α). Khi đó khoảng cách giữa hai điểm O và H được gọi là khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (α) và được kí hiệu là d(O; (α)).

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Ví dụ 2. Cho hình chóp S. ABC có SA⊥ (ABC), ∆ABC là tam giác đều cạnh a và tam giác SAB cân. Tính khoảng cách h từ điểm A đến mặt phẳng (SBC).

Lời giải:

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Gọi D là trung điểm BC. Do tam giác ABC đều nên AD ⊥BC (1).

Trong tam giác SAD, kẻ AH ⊥SD (2).

Do SA⊥ABC⇒SA⊥BCAD⊥BCSA∩AD=A⇒BC⊥SAD⇒SBC⊥SAD (3).

Từ (2) và (3), ta suy ra AH vuông góc với (SBC) nên d(A ; (SBC))= AH.

Theo giả thiết, ta có SA = AB = a, AD=a32 (đường cao trong tam giác đều cạnh a).

Tam giác SAD vuông nên

1AH2=1SA2+1AD2⇔1AH2 =1a2+43a2⇔1AH2=73a2⇒AH=a37

II. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song.

1. Khoảng cách giữa đường thẳng và măt phẳng song song.

- Định nghĩa: Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (α). Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (α) là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc a đến mặt phẳng (α).

Kí hiệu là d(a; (α)) .

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

2. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.

- Định nghĩa: Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt phẳng này đến mặt phẳng kia.

- Kí hiệu: d((α); (β)).

Như vậy: d((α); (β)) = d(M; (β)) = d(M’; (α)).

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

III. Đường vuông góc chung và khoảng cách hai đường thẳng chéo nhau.

1. Định nghĩa.

  1. Đường thẳng ∆ cắt hai đường thẳng chéo nhau a, b và cùng vuông góc với mỗi đường thẳng ấy được gọi là đường vuông góc chung của a và b.
  1. Nếu đường vuông góc chung ∆ cắt hai đường thẳng chéo nhau a, b lần lượt tại M; N thì độ dài đoạn thẳng MN gọi là khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b.

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

2. Cách tìm đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau.

- Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Gọi (β) là mặt phẳng chứa b và song song với a; a’ là hình chiếu vuông góc của a trên mặt phẳng (β).

Vì a// (β) nên a// a’. Do đó; a’ cắt b tại 1 điểm là N

Gọi (α) là mặt phẳng chứa a và a’; ∆ là đường thẳng đi qua N và vuông góc với (β). Khi đó, (α) vuông góc (β).

Như vậy.∆ nằm trong (α) nên cắt đường thẳng a tại M và cắt đường thẳng b tại N.Đồng thời, ∆ vuông góc với cả a và b.

Do đó, ∆ là đường vuông góc chung của a và b.

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Ví dụ 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau SA và BC.

Lời giải :

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Do SAB⊥ABCD và BC ⊥ AB⇒BC⊥SAB.

Vì tam giác SAB đều nên gọi M là trung điểm của SA thì BM⊥SA nên BM là đoạn vuông góc chung của BC và SA.

Vậy dSA;BC=BM=a32.

3. Nhận xét

  1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa một trong hai đường thẳng đó đến mặt phẳng song song với nó và chứa đường thẳng còn lại.
  1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó.

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Ví dụ 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy, SA= a. Khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và CD là

Lời giải :

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Vì SA⊥ABCD ⇒SA ⊥AD.

Ta có: SA⊥ADAB⊥AD⇒AD⊥SAB⇒dD, SAB=DA.

Vì CD⊄SABCD // ABAB⊂SAB

Suy ra: CD // (SAB) nên :

d(CD, SB) = d(CD, (SAB)) = d(D, (SAB)) = DA = a,

  1. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình chóp tam giác S.ABC với SA vuông góc với (ABC) và SA = 3a. Diện tích tam giác ABC bằng 2a2; BC = a. Khoảng cách từ S đến BC bằng bao nhiêu?

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Lời giải:

Kẻ AH vuông góc với BC

SΔABC=12AH.BC⇒AH=2.SΔABCBC=4a2a=4a

Ta có: SA⊥ABC ⇒SA ⊥BC

Lại có: AH ⊥BC nên BC ⊥ ( SAH)

Suy ra: SH ⊥BC và khoảng cách từ S đến BC chính là SH .

+ Ta có tam giác vuông SAH vuông tại A nên ta có SH=SA2+AH2=(3a)2+(4a)2=5a

Bài 2. Cho hình lăng trụ đứng ABC. A'B'C' có đáy là tam giác ABC vuông tại A có BC = 2a, AB=a3. Khoảng cách từ AA' đến mặt phẳng (BCC'B') là:

Lời giải:

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Ta có AA’//(BCC’B’) nên khoảng cách từ AA' đến mặt phẳng (BCC'B') cũng chính là khoảng cách từ A đến mặt phẳng (BCC'B').

Hạ AH⊥BC⇒AH⊥BCC'B'.

Ta có

1AH2=1AB2+1AC2=13a2+1BC2−AB2=13a2+1a2=43a2⇒AH=a32

Vậy khoảng cách từ AA' đến mặt phẳng (BCC'B') bằng a32.

Bài 3. Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 1. Tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy (ABCD). Tính khoảng cách từ B đến (SCD).

Lời giải:

Bài tập toán hình lớp 11 bài tính khoảng cách năm 2024

Gọi H, M lần lượt là trung điểm của AB và CD .

Suy ra HM =1, SH=32 và SM=72

Vì tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy (ABCD) nên SH⊥ABCD.

Vì AB//CD nên AB// (SCD).

Do đó d (B; (SCD)) = d(H; (SCD)) = HK với HK⊥SM trong (SHM).

Ta có:

1HK2=1SH2+1HM2⇒HK=217

Bài 4. Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và đáy là tam giác vuông tại B, AB = SA= a. Gọi H là hình chiếu của A trên SB. Khoảng cách giữa AH và BC bằng: