Bài tập trắc nghiệm tin học 11 bài xâu năm 2024

TRẮC NGHIỆM - BÀI TẬP - DANH SÁCH - XÂU KÝ TỰ - GỬI LỚP

0% found this document useful (0 votes)

2K views

9 pages

Original Title

TRẮC NGHIỆM_BÀI TẬP_DANH SÁCH_XÂU KÝ TỰ_GỬI LỚP

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

2K views9 pages

TRẮC NGHIỆM - BÀI TẬP - DANH SÁCH - XÂU KÝ TỰ - GỬI LỚP

Jump to Page

You are on page 1of 9

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập trắc nghiệm tin học 11 bài xâu năm 2024

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python Bài 12: Kiểu xâu có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 12.

Trắc nghiệm Tin học 11 Python Bài 12: Kiểu xâu

Câu 1. Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng:

  1. 1
  1. 2
  1. 0
  1. 3

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Theo định nghĩa xâu rỗng là xâu có độ dài bằng 0.

Câu 2. Để biết độ dài của xâu s ta dùng hàm:

  1. str(s)
  1. len(s)
  1. length(s)
  1. s.len()

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Để biết độ dài (số kí tự) của một xâu ta dùng hàm len()

Đáp án A là hàm chuyển s về xâu kí tự.

Đáp án C và D viết sai quy cách.

Câu 3. Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng:

  1. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
  1. Xâu s1 bằng xâu s2.
  1. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
  1. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Vì xâu s1 là đoạn đầu của xâu s2.

Câu 4. Cho xâu s1=’ab’, xâu s2=’a’ với cú pháp: s2 in s1 cho kết quả là:

  1. true
  1. True
  1. False
  1. false

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Vì s2 là con của s1, phép toán logic cho kết quả là True (chữ cái T phải viết hoa).

Câu 5. Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm:

  1. lower()
  1. len()
  1. upper()
  1. srt()

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Đáp án A là chuyển xâu in hoa thành xâu in thường từ toàn bộ xâu hiện tại.

Đáp án B là hàm cho độ dài xâu.

Đáp án D là hàm chuyển về kí tự.

Câu 6. Để tạo xâu in thường từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm:

  1. lower()
  1. len()
  1. upper()
  1. str()

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Đáp án C là chuyển xâu in thường thành xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại.

Đáp án B là hàm cho độ dài xâu.

Đáp án D là hàm chuyển về kí tự.

Câu 7. Cho xâu st=’abc’, xâu st có độ dài là:

  1. 1
  1. 2
  1. 4
  1. 3

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Vì số kí tự trong xâu st là 3.

Câu 8. Để khởi tạo xâu s rỗng ta dùng lệnh:

  1. s=’0’
  1. s=“”
  1. s=[]
  1. s=0

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Xâu rỗng là xâu được kí hiệu là “”

Câu 9. Để thay thế kí tự ‘a’ trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh:

  1. s=s.replace(‘a’,’’)
  1. s=s.replace(‘a’)
  1. s=replace(a,’’)
  1. s=s.replace()

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Các đáp án B, C, D viết sai quy cách.

Câu 10. Cho xâu s1=’abc’, xâu s2=’abc’. Khẳng định nào sau đây là đúng:

  1. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
  1. Xâu s1 bằng xâu s2.
  1. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
  1. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Vì xâu s1 giống xâu s2 hoàn toàn.

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 Python có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Kiểu bản ghi có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Thao tác với tệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Chương trình con và phân loại có đáp án