Sau sinh nên dùng đai nịt bụng nào năm 2024

Nhiều bà mẹ đã rỉ tai nhau về phương pháp lấy lại vòng eo nhanh gọn và hiệu quả, đó là sử dụng đai nịt bụng. Tuy nhiên có nhiều bà mẹ khác cũng cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu áp dụng quá vội vàng. Vậy mẹ cần lưu ý những gì trước khi nịt bụng? Cùng tìm hiểu cách dùng đúng cách đai nịt bụng sau sinh tại đây mẹ nhé!

Lợi ích của đai nịt bụng sau sinh

Đai nịt bụng là dụng cụ đem lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh, hỗ trợ thẩm mỹ cho các bà mẹ sau sinh. Có thể kể đến một số công dụng của đai nịt bụng như:

  • Giúp mẹ tự tin hơn vì đai nịt ôm gọn cơ thể, làm săn các vùng da nhão, kém đàn hồi.

  • Thúc đẩy nhanh việc hồi phục các nhóm cơ bụng.
  • Hỗ trợ hồi phục sau sinh mổ, hạn chế cử động, giữ vết thương an toàn, giảm bớt đau đớn.
  • Hỗ trợ tư thế lưng, khắc phục chứng vẹo, cong cột sống.
  • Mặc quần áo vừa vặn, đẹp hơn.

Sử dụng đai nịt bụng sau sinh lúc nào, sử dụng bao lâu thì hợp lý?

  • Nếu mẹ sinh thường, sau 15 - 20 ngày là mẹ có thể dùng đai nịt bụng.
  • Nếu mẹ sinh mổ, nên đợi vết mổ lành lại (Khoảng 1 - 2 tháng) rồi hãy sử dụng để tránh ảnh hưởng và nhiễm trùng vết mổ.
  • Thời gian đeo phụ thuộc vào khả năng phục hồi cơ thể, phục hồi da của mỗi người. Tuy nhiên, mẹ không nên đeo nịt nhiều giờ liên tục. Trong tuần đầu, mẹ chỉ nên đeo 1 giờ/ngày, sau đó có thể tăng dần trong khả năng cho phép. Đừng cố đeo lâu, đeo chặt để ép dáng nhanh vì như vậy sẽ phản tác dụng.
  • Chú ý đến hiệu quả: Hãy kiểm tra xem đai có giúp mẹ giảm đau lưng, có hỗ trợ lưng mẹ thẳng hơn hay không, có bó quá chặt khiến mẹ khó thở?
  • Độ bền: Ưu tiên các loại đai nịt được làm từ chất liệu bền, thoáng.
  • Sự thoải mái: Mẹ hãy cảm nhận sự thoải mái khi thực hiện các hoạt động thường ngày cùng với đai. Đai có bị xê dịch khi mẹ hoạt động, có dễ thao tác đóng mở hay không?
  • Tính thẩm mỹ: Đai có bị trồi lên rõ rệt khi mẹ mặc quần áo? Và thử cân nhắc về khả năng dùng đai cả ngày liệu có phù hợp trước khi lựa chọn.
  • Vật liệu: Nên chọn những loại đai có chất liệu an toàn và không gây kích ứng với da.
  • Giá cả: Đừng tốn quá nhiều tiền để mua một chiếc đai được quảng cáo một cách thần thánh. Mẹ hãy chọn lựa chiếc đai phù hợp và đáp ứng được các tiêu chí cơ bản là đủ.

Có hại không khi đeo đai nịt bụng sau sinh

Trên thực tế đeo đai nịt bụng sau sinh khá chặt sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Vì vậy, mẹ nên tránh những chiếc đai quá chặt và bài tập nặng trong 6 tháng đầu vì nó có thể khiến bàng quang của mẹ bị yếu, tăng nguy cơ huyết áp thấp. Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đai để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Lưu ý cần nhớ khi dùng đai nịt bụng sau sinh

Đai nịt bụng sẽ giúp mẹ cải thiện vóc dáng, vòng eo, hông, tuy nhiên trước khi sử dụng mẹ cần nhớ:

  • Mẹ đã mang thai 9 tháng vì vậy muốn lấy lại vóc dáng trước sinh thì không thể vội vàng trong một sớm một chiều. Việc hồi phục vóc dáng cũ cần thời gian nhất định.
  • Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì họ là người hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mẹ nhất.
  • Thường xuyên làm sạch đai nịt bụng để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc kích ứng da.
  • Tăng dần thời gian khi đã quen và cảm thấy ổn, không nên vội vàng ép bụng vì “dục tốc bất đạt”, chưa kể sức khỏe của mẹ có thể bị ảnh hưởng xấu theo nếu mẹ áp dụng các bài đeo quá nặng.

Đai nịt bụng sau sinh sẽ có hiệu quả tốt khi mẹ biết dùng đúng cách. Nếu mẹ đeo đúng hướng dẫn với tần suất phù hợp, đồng thời kết hợp các phương pháp massage, ăn uống, tập luyện khoa học thì dáng xinh, eo thon sẽ sớm trở lại với mẹ thôi!

Đai nịt bụng không có tác dụng giảm cân, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa, xương khớp nếu sử dụng sai cách.

Bác sĩ Hoàng Mỹ Kim, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, đai nịt bụng latex (sản phẩm được biết đến với công dụng tạo dáng cho vòng eo) không có chức năng tiêu mỡ hay giảm béo bụng. Việc sử dụng đai quấn bụng chỉ hiệu quả lâu dài khi kết hợp với tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống tốt.

Việc sử dụng đai latex liên tục có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu, đặc biệt ở những phụ nữ mới sinh. Với sản phụ sinh mổ, sử dụng ngay nịt bụng ngay sau sinh sẽ gây áp lực lên vết mổ, có thể làm rách vết thương, lâu lành. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản.

Sau sinh nên dùng đai nịt bụng nào năm 2024

Nhiều phụ nữ sau sinh lựa chọn giảm cân bằng cách sử dụng đai nịt bụng. Nguồn: Freepik

Nếu đeo đai nịt bụng ngay sau sinh quá siết quá chặt sẽ gây khó thở, tức bụng, khiến máu lưu thông kém. Điều này có thể làm xuất hiện tình trạng tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu lên não. Thậm chí, tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng có thể khiến phụ nữ sau sinh bị ngất.

Ngoài ra, việc quấn đai nịt bụng trong thời gian dài cũng làm ảnh hưởng tới cấu trúc xương sườn, siết chặt phổi, khiến thể tích khoang bụng bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình hô hấp, xuất hiện tình trạng chuột rút, mất nước và ảnh hưởng cơ lưng... Nếu thắt quá chặt sẽ gây thâm da, gây nóng, mụn nhọt...

Người đeo nịt bụng sẽ cảm thấy bụng bị ép, ăn nhanh no. Thức ăn trong dạ dày khi bị dồn ép do áp lực bên ngoài thành bụng quá lớn, có nguy cơ trào ngược lên thực quản, gây hại gan, lá lách và thận... Đi kèm hiện tượng trào ngược, các mẹ sẽ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng thường xuyên. Khả năng ăn uống, tiêu hóa kém làm kéo dài thời gian phục hồi, ảnh hưởng tới chất lượng sữa của người mẹ.

Bác sĩ Mỹ Kim cho biết, khi mang thai, phần bụng sẽ co giãn từ đó làm tăng lượng mỡ vùng này. Sau sinh, cơ thể người mẹ sẽ tự co hồi tử cung sau 4-6 tuần. Do đó, chị em không nên nôn nóng với việc lấy lại vóc dáng ngay sau sinh.

Sau sinh nên dùng đai nịt bụng nào năm 2024

Sử dụng đai nịt bụng lâu ngày làm biến dạng cấu trúc xương. Ảnh: Pulse

"Phụ nữ cần nghỉ ngơi hoàn toàn đến khi kiểm tra sức khỏe 6 tuần sau sinh. Chị em nên tập trung ăn uống, vận động hợp lý nhằm hồi phục cơ thể, đảm bảo có sữa cho bé bú trong 6 tháng đầu. Sau khi có kết quả khám sau sinh, người mẹ có thể bắt đầu theo dõi lượng calo nạp vào và thực hiện chế độ giảm cân theo hướng dẫn của bác sĩ", bác sĩ Mỹ Kim chia sẻ.

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên đợi cho đến khi bé được ít nhất 2 tháng tuổi mới giảm cân. Trường hợp mẹ muốn giảm cân bằng đai nịt bụng kết hợp với tập luyện, ăn uống khoa học thì nên đợi sau thời kỳ hậu sản. Bởi lẽ lúc này tử cung đã co hồi lại trạng thái bình thường. Thời gian mang đai latex chỉ nên kéo dài khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày, không quá chặt, hạn chế gây áp lực lớn cho phần bụng. Chị em không đeo đai nịt bụng khi đi ngủ để tránh một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người mắc phải hội chứng ruột kích thích, bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng dụng cụ này, bác sĩ Mỹ Kim nói thêm.