Bảng tiến độ thi công nhà dẫn dựng

Việc lập bảng tiến độ thi công xây dựng sẽ giúp chủ đầu tư tiện theo dõi các công việc được thực hiện có theo đúng tiến độ hay không để chủ động trong các tình huống phát sinh và có biện pháp xử lí kịp thời trong quá trình xây dựng. Vậy làm thế nào để lập được bảng tiến độ thi công xây dựng chính xác? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nội thất MONACO nhé!

Tại sao cần lập bảng tiến độ thi công xây dựng?

Việc lập bảng tiến độ thi công xây dựng để kiểm tra, rà soát các công việc đã đặt ra để đảm bảo công trình được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu. Trong bảng tiến độ thi công cũng đã nêu rõ những yếu tố cần kiểm soát như nhân lực, tài chính, vật liệu xây dựng, trang thiết bị… Một bảng tiến độ thi công xây dựng chi tiết sẽ giúp nhà đầu tư nắm được tình hình, đưa ra các biện pháp xử lí thiết kế  để hoàn thành dự án, trong thời gian sớm nhất với mức chi phí hợp lý nhất.

Ngoài ra, trong bảng tiến độ thi công cũng sẽ nêu rõ quy trình kiểm soát tiến độ của dự án với từng tên, hạng mục và trách nhiệm của từng cá nhân, nhà thầu. Khi có sự cố phát sinh chỉ cần đọc bản tiến độ thi công sẽ nắm được sơ bộ vấn đề và có hướng giải quyết nhanh chóng.

Các bước lập một bảng tiến độ thi công xây dựng

Để lập một bảng tiến độ thi công xây dựng, chúng ta cần thực hiện theo một số bước cơ bản sau:

  1. Xác định những công việc cần thực hiện trong quá trình thi công xây dựng: Tại bước này bạn cần phân chia công việc một cách cụ thể, rõ ràng theo từng mốc thời gian để xây dựng bộ khung tiến độ hợp lý và sát với yêu cầu nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình rà soát hãy ghi lại những hạng mục công việc quan trọng để lưu ý và tập trung hơn trong quá trình làm việc.
  2. Lập trình tự các công việc cần thực hiện: Việc lên trình tự công việc sẽ giúp bạn nắm được công việc nào cần thực hiện trong bao lâu và kết thúc lúc nào để hạng mục tiếp theo được thực hiện. Điều này giúp chúng ta đảm bảo việc thi công đúng tiến độ công việc.
  3. Tính toán các khoản chi phí cần thiết cho mỗi công việc: Đây là bước quan trọng để cân đối chi phí trong công việc và làm việc với các nhà thầu.
  4. Tính toán thời gian hoàn thành các công việc.
  5. Xây dựng bảng tiến độ công việc: Đây là bước xây dựng kế hoạch tổng thể vì vậy cần rất nhiều thời gian, kinh nghiệm. Hiện nay cũng có một số công cụ, phần mềm hỗ trợ việc tính tiến độ công việc để các bạn có thể tham khảo.
  6. Thực hiện công việc theo tiến độ, theo dõi và xử lí tình huống phát sinh: Sau khi lên được bảng tiến độ công việc và được phê duyệt thì các bạn cần thực hiện đúng nội dung trong bảng tiến độ đó để đảm bảo công việc diễn ra trôi chảy theo đúng tiến độ. Việc thường xuyên ra soát, kiểm tra tiến độ công việc sẽ hạn chế việc làm sai dẫn đến việc tốn thời gian và tiền bạc của rất nhiều người.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến tiến độ công việc, hy vọng các bạn sẽ có nhiều kiến thức bổ ích từ Kiến trúc nội thất MONACO. Nếu có vấn đề gì cần tư vấn, giải đáp thêm các bạn vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn trong thời gian sớm nhất

Bài viết liên quan: //noithatmonaco.com/du-an/thiet-ke-noi-that-chung-cu-rose-town-79-ngoc-hoi-anh-hoa-p87.html

#An toàn lao động, # Mũ bảo hiểm quảng cáo , # xưởng sản xuất mũ bảo hiểm

Tags:

Bảng tiến độ thi công là mẫu bảng được lập ra để giúp các chủ đầu tư theo dõi quá trình thi công có đúng với tiến độ hay không. Trong bài viết dưới đây Trạm bê tông tươi sẽ hướng dẫn bạn cách lập bảng tiến độ thi công đầy đủ, cụ thể nhất. 

Download bảng tiến độ thi công mới nhất 2021 miễn phí 

Dưới đây là mẫu bảng tiến độ thi công thông dụng mà Trạm bê tông tươi thường sử dụng. Bạn có thể tải về tại: //drive.google.com/file/d/1nouT6U5qsKHIV9SDEeJ0u-qFn8idlYmA/view?usp=sharing 

Bảng tiến độ thi công là gì?

Bảng tiến độ thi công được hiểu khái quát là sơ đồ tiến trình để các hạng mục xây dựng dựa vào để tiến hành thi công theo đúng tiến độ. Bảng tiến độ sẽ thể hiện rõ ràng sự ràng buộc về mặt thời gian và không gian các hạng mục thi công trong mỗi công trình. Thời gian thi công từng hạng mục sẽ có ảnh hưởng và liên quan đến các hạng mục khác và sẽ được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một công trình. 

Bảng tiến độ thi công là gì?

Bảng tiến độ cũng được coi là một văn bản mang tính pháp lý giữa nhà thầu thi công và chủ đầu tư cùng nhau cam kết trên hợp đồng. Chính vì thế, các chủ đầu tư có thể dựa vào bảng tiến độ để kiểm tra và đánh giá tiến độ thi công công trình. 

Bảng tiến độ thi công có chức năng gì?

Dựa vào quá trình thi công của mỗi dự án để xem xét đến chức năng của các tiến độ khác nhau được đưa ra: 

+ Khi dự án chưa diễn ra thì bảng tiến độ thi công có chức năng giống như một bảng kế hoạch và cách thức triển khai dự án.

+ Khi dự án đang được tiến hành thì chức năng của bảng tiến độ thi công sẽ là dùng để quan sát quá trình diễn ra của các hạng mục trong kế hoạch.

Bảng tiến độ thi công vừa có tác dụng như bảng kế hoạch vừa là bản giám sát tiến độ công trình

Yêu cầu và cơ sở để tiến hành lập bảng tiến độ 

Để có thể lập được một bảng tiến độ thi công nhà dân dụng hay các công trình lớn hơn một cách hoàn chỉnh cần dựa trên các yêu cầu và cơ sở rõ ràng. Do đó, trước khi triển khai lập bảng cần nắm bắt được đúng các yêu cầu, cơ sở mới có thể đảm bảo cho quá trình lập kế hoạch được rõ ràng, chính xác. 

Yêu cầu về tiến độ thi công 

+ Cả phía chủ đầu tư lẫn phía chủ thầu cùng đề xuất các phương án thi công để áp dụng cho dự án này là gì?

+ Áp dụng các nguyên vật liệu sẵn có được vào trong trường hợp nào để tiết kiệm chi phí tối đa, đồng thời khai thác triệt để công suất của máy móc hiện có.

+ Thứ tự thi công hợp lý, lựa chọn phương pháp thi công sao cho phù hợp với tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình.

+ Tập trung nguồn lực vào những khâu sản xuất, thi công quan trọng.

+ Cân bằng và đảm bảo nhịp độ thi công hợp lý.

Cơ sở đảm bảo tiến độ thi công 

+ Bản vẽ dự án công trình 

+ Những tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật khi thi công

+ Giới hạn quy định về việc sử dụng lao động, vật tư, máy móc khi thi công

+ Năng lực thi công của đơn vị nhận thầu 

+ Công nghệ, phương pháp kỹ thuật khi thi công 

+ Đặc điểm địa chất thủy văn và tình hình giao thông nơi diễn ra công trình 

+ Tổng diện tích thi công 

+ Hệ thống cung cấp điện, nước cho quá trình thi công các hạng mục công việc 

+ Chủ đầu tư đưa ra thời gian hoàn thành và bàn giao dự án. 

Những phương pháp lập bảng tiến độ thi công hiện nay 

Phương pháp sơ đồ ngang [Gantt]

Phương pháp sơ đồ ngang xuất hiện vào đầu thế ký 19 và được dẫn đầu bởi vị kỹ sư tài giỏi người Pháp Henry Gantt. 

Bảng tiến độ có thể được thể hiện bằng các đường nằm ngang liên tục hoặc đứt quãng tỷ lệ với thời gian. Tiến độ của kế hoạch được diễn tả một cách dễ dàng trong một hệ tọa độ vuông góc với trục tung thể hiện cho công việc và trục hoành thể hiện cho thời gian. 

Phương pháp sơ đồ ngang [Gantt]

Ưu điểm: Có thể lập, điều chỉnh và bổ sung một cách dễ dàng và dùng được cho nhiều đối tượng. 

Nhược điểm: Không thấy được mối liên hệ logic giữa các công việc trong những dự án có quy mô phức tạp.

Phương pháp sơ đồ xiên [Cylogram]

Sơ đồ này vừa diễn tả tiến độ công việc theo thời gian vừa thể hiện các mối quan hệ trong không gian. Chính vì thế người ta thường dùng sơ đồ này để thể hiện các dự án sản xuất theo dây chuyền có tính liên tục.  

Phương pháp sơ đồ xiên [Cylogram]

Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một nhược điểm là không tính toán được thời hạn xây dựng và không sử dụng được cho các dự án lớn có quy mô phức tạp. 

Phương pháp sơ đồ mạng

Đây là tên gọi chung cho các phương pháp sử dụng lý thuyết mạng như: phương pháp đường găng CMP, phương pháp kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án PERT, phương pháp sơ đồ mạng công việc MPM,… Tróng số đó hai phương pháp CPM và PERT là được sử dụng phổ biến nhất. 

Phương pháp sơ đồ mạng

Sơ đồ mạng được xây dựng dựa trên mô hình toán học hiện đại là lý thuyết đồ thị với hai yếu tố là công việc và sự kiện. Với sơ đồ này mối liên hệ giữa các công việc sẽ được thể hiện một cách sinh động, logic nên sẽ không bị bỏ sót bất kỳ công việc nào nên có tính khoa học và độ chính xác cao hơn. 

Các bước để lập bảng tiến độ thi công chính xác, đơn giản nhất 

Bước 1: Xác định những công việc cụ thể cần làm trong quá trình diễn ra dự án

Ở bước này bạn cần chú ý những điều sau: 

+ Phân công công việc cụ thể, hợp lý trong từng khoảng thời gian

+ Lựa chọn thời gian phù hợp, gần với tiến độ chủ đầu tư yêu cầu 

+ Ghi rõ những hạng mục quan trọng để khi thi công mọi người chú ý, tập trung hơn. 

Bước 2: Sắp xếp thứ tự công việc cần thực hiện sao cho hợp lý

Việc sắp xếp này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp cho dự án hoàn thành đúng với tiến độ và kế hoạch đã đề ra. Để được như vậy bạn cần nắm được mối quan hệ giữa những công việc để sắp xếp sao cho khoa học, bài bản. 

Các công việc có thể sắp xếp như sau: 

+ Sắp xếp nối tiếp nhau, xong việc này rồi mới đến việc khác

+ Tiến hành song song các công việc 

+ Kết thúc công việc cùng lúc

Bước 3: Định lượng nguyên vật liệu, số lượng nhân công và tính toán chi phí

Ở bước này cần định lượng được số lượng các nguyên vật liệu, vật tư, máy móc cùng số lượng nhân công thi công và tính toán các khoản chi phí cho từng hạng mục. 

Tất cả đều phải được chuẩn bị từ trước khi diễn ra các hạng mục thi công. 

Bước 4: Tính toán thời gian diễn ra các hạng mục công việc 

Bước này đỏi hỏi phải phân tích, tính toán cụ thể thời gian cần thiết để hoàn thành dành cho từng hạng mục công việc.  

Bạn có thể tham khảo cách ước lượng thời gian sau đây: 

+ Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc tính toán thời gian

+ So sánh với các dự án có kết cấu, quy mô tương tự 

+ Ước lượng các tham số hóa 

+ Phân tích PERT để đánh giá thời gian của một hoạt động dựa vào công thức: [Thời gian bi quan + 4 x Thời gian khả thi + Thời gian khả quan] / 6

Bước 5: Xây dựng bảng tiến độ công việc 

Sắp xếp tiến độ, các nguồn lực, tài nguyên và thời gian mỗi công việc thành một bản kế hoạch cụ thể. Có thể xây dựng bảng tiến độ bằng những công cụ sau: 

+ Sử dụng phương pháp đường găng

+ Sử dụng phần mềm MS Project 

Bước 6: Tiến hành theo dõi và giám sát tiến độ công việc 

Sau khi có bảng tiến độ công việc hoàn chỉnh, bên phía nhà thầu xây dựng sẽ dựa vào đó và tiến hành thi công theo đúng kế hoạch để đảm bảo tiến độ thi công đúng như kế hoạch đề ra. Còn về phía chủ đầu tư sẽ căn cứ vào đó để giám sát quá trình thi công đến đâu, có trùng với tiến độ đề ra hay không. 

Những mẫu bảng tiến độ thi công lập bằng phần mềm chuẩn nhất

Phần mềm Exel
Phần mềm Gantt Plus sơ
Phần mềm Mekongsoft
Bảng tiến độ thi công mẫu project
Phần mềm Smartbid quản lý dự án

Trên đây là những tổng hợp của Trạm bê tông tươi về cách lập bảng tiến độ thi công chuẩn nhất dựa trên nhiều công cụ khác nhau để bạn tham khảo. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực này. 

Trạm bê tông tươi – Địa chỉ cung cấp bê tông tươi uy tín 

Trạm bê tông tươi ra đời với sứ mệnh phục vụ mọi nhu cầu xây dựng của khách hàng một cách uy tín, luôn đạt chất lượng tốt nhất. Với mục tiêu luôn mang lại sự hài lòng tối đa cho mọi khách hàng khi tin tưởng gửi gắm công trình cho chúng tôi, Trạm bê tông tươi tự tin cam kết: 

+ Quá trình thi công luôn đảm bảo độ an toàn, bền vững cho mọi công trình ở mọi kích thước bất kể là lớn hay nhỏ 

+ Luôn tiến hành khảo sát địa hình và lên phương án thi công phù hợp với từng địa điểm bởi các kỹ sư có chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm

+ Giá cả vô cùng cạnh tranh trên thị trường mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất 

+ Đội ngũ hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc tận tình, chuyên nghiệp. 

 Mọi thắc mắc của quý khách hàng về bảng tiến độ thi công hay bất kì thông tin nào của chúng tôii vui lòng liên hệ với Trạm bê tông tươi theo địa chỉ: 

Website: Trambetongtuoi.com 

Hotline: 0923.575.999

Email:  

Video liên quan

Chủ Đề