Tại sao lại xây nhà nơi rắn nằm sưởi ấm

TTCT - Loài bò sát là động vật máu lạnh, có nghĩa là rắn cần làm ấm để có thêm năng lượng. Mặc dù thích sưởi nắng, chúng lại sợ quá nóng nên thường tìm vào bóng râm để nghỉ.

Nếu trời bên ngoài quá lạnh, chúng trở nên chậm chạp và cần ngủ đông cho đến khi thời tiết ấm lại. Ngay trong vùng cận nhiệt đới, nhiều loài rắn ngủ suốt cả mùa đông. Số lượng rắn giảm xuống khi chúng di chuyển đến nơi lạnh hơn.

Rùa thở ra sao?

Rùa thở bằng phổi như con người, nhưng chúng có thể sống nhiều giờ mà không cần oxy.

Khi rùa bơi, chúng đều đặn ngoi lên mặt nước để thở. Một số loài rùa, như rùa sông Fitzroy, có đôi túi khí gần cuối mai, trong đó tích trữ không khí để thở khi lặn dưới nước.

Tại sao mèo không bị thương khi rơi từ trên cao?

Vì hai lý do chủ yếu: thứ nhất, sự mềm dẻo cho phép nó xoay người và đáp xuống đất bằng bốn chân; thứ hai, khi rơi, mèo dạng chân tối đa để có được tiết diện lớn nhất tạo sự cản gió, làm giảm tốc độ rơi. Dù ở độ cao bao nhiêu, tốc độ rơi của nó chỉ khoảng 100km/giờ. Tuy nhiên, phải có độ cao tương đối để mèo có đủ thời gian xoay thân lại. Hiệp Hội chống bạo hành Mèo nước Mỹ nói rằng mèo rơi từ tầng 1 và 2 dễ bị thương hơn từ tầng 3 hay cao hơn, và 90% mèo có cơ may sống sót sau khi rơi nếu được chữa trị ngay.

Mắt bão?

Tâm của một cơn bão được gọi là mắt bão, đó là một vùng trời quang đãng, gió nhẹ và không mưa, cũng là vùng ấm nhất của cơn bão. Xung quanh mắt bão có một tường mưa nặng hạt và gió rất mạnh. Những người đối diện với cơn bão thường thấy trước tiên là mưa nặng hạt và gió mạnh, sau đó là một thời gian yên lặng khi mắt bão đi qua, tiếp đến lại là mưa gió mạnh.

Những chiếc xe đạp đầu tiên

Năm 1680, nhà phát minh người Đức Stephan Farffler chế tạo chiếc xe đạp ba bánh đầu tiên chạy bằng tay quay của người điều khiển. Năm 1817, nam tước Đức Karl von Drais làm ra chiếc xe đẩy [draisiennes], là một xe đạp gỗ hai bánh có yên ngồi và tay cầm ngang, nhưng người đi phải đẩy xe bằng cách đạp chân xuống đất. Dạng xe đạp giống như ngày nay do ông Kirkpatrick Macmillan, Scotland, chế tạo năm 1839.

Chúng ta có bao nhiêu xương?

Trẻ mới sinh có 270 xương. Khi lớn lên một số xương nối liền với nhau, và lúc trưởng thành người ta chỉ còn 206 xương. Phần trung tâm của bộ xương người gồm 74 xương, trong đó có 24 xương sống, 22 xương sọ và 25 xương sườn.

Khói thuốc lá có hại cho loài vật?

Hiện chưa có nghiên cứu đặc biệt nào về vấn đề này, nhưng chắc chắn loài vật ít bị nguy hiểm vì khói thuốc hơn con người. Các chuyên gia thú y nói rằng gia súc có sức đề kháng tốt hơn và thường ít bị ung thư hơn. Khi muốn tạo bệnh ung thư phổi cho loài chuột để làm thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phải tiêm trực tiếp chất gây ung thư trong thuốc lá vào cơ thể chúng. Sau cùng, nguyên nhân gây ung thư rất nhiều: điều kiện làm việc, thực phẩm hấp thu, rượu chè... là những yếu tố mà chó hay mèo không gặp phải.

Gấu Bắc cực

Không chỉ lớn nhất trong các loài gấu, gấu Bắc cực còn lớn nhất trong các thú ăn thịt trên Trái đất. Chúng có thể dài tới 2m và cân nặng 800kg, có lông màu trắng tiệp với màu của băng đá, bơi giỏi và di chuyển nhanh cả trên bộ lẫn dưới nước, thích thịt sống và thức ăn chủ yếu là chó biển và hải mã nhỏ. Trong mùa hè khi băng tuyết tan và thức ăn trở nên hiếm, gấu Bắc cực thường ăn trứng cá, trứng tôm và trứng chim.

Quên nhớ, nhớ quên

Cơ chế của sự quên còn chưa được biết đầy đủ, nhưng đó là một hiện tượng tâm sinh lý bình thường, cần thiết để tránh cho não bị bão hòa. Đừng lẫn lộn quên vĩnh viễn với suy giảm trí nhớ theo thời gian. Một bài hát đã quên mất có thể quay trở lại ký ức chỉ sau một lần nghe hát.

Trái thông nở hoa thế nào?

Trái thông gồm nhiều lớp gỗ chồng lên nhau. Khi thời tiết nóng và khô, các lớp vảy ngoài mất nước và co lại, chân vảy kết vào gốc trái thông như một bản lề. Còn khi độ ẩm tăng cao, lớp vảy ngoài hút nước và nở ra, lấy lại hình dạng ban đầu, làm trái thông khép mặt lại. Đại học Bath và Viện Thời trang London đã dựa vào cơ chế này để tạo ra một loại vải thích ứng với thời tiết và hiện tượng đổ mồ hôi của người mặc áo.

Đây là những lời chia sẻ hữu ích từ vị tu sĩ sống ẩn cư 25 năm trong rừng:

“Hãy uống nước từ dòng suối nơi ngựa uống

Con ngựa chẳng bao giờ uống nước xấu đâu

Hãy đặt giường nơi chú mèo nằm ngủ

Ăn trái cây có dấu vết của chú sâu

Hãy chọn nấm có côn trùng đậu lại

Hãy trồng cây nơi chuột chũi dũi đất lên

Xây nhà bạn nơi rắn nằm sưởi ấm

Đào giếng nơi loài chim tránh nắng rền

Đi ngủ và thức giấc cùng lũ chim – bạn gặt hái những ngày vàng thóc lúa

Ăn nhiều màu xanh – bạn có đôi chân và trái tim khỏe như những sinh vật rừng sâu

Bơi thường xuyên, bạn sẽ thấy mình sống trên trái đất như cá trong làn nước

Ngắm bầu trời luôn khi có thể, suy nghĩ bạn sẽ nhẹ bẫng và trong suốt

Hãy im lặng nhiều, nói thật ít – sự tĩnh lặng sẽ đến trong tim, tâm hồn bạn an tĩnh và tràn đầy bình yên.”

[Bản dịch của Nguyễn Quỳnh Mai]

Vì sao các con vật thường có trí tuệ tự nhiên, biết sống theo tự nhiên?

Ở bài trên có nói, hãy uống nước dòng suối mà con ngựa uống. Vì ngựa biết nước suối có độc hay không. Hãy đặt giường nơi chú mèo nằm ngủ. Vì mèo biết nơi nào có dương khí. Hãy trồng cây nơi chuột chũi dũi đất nên. Vì chuột biết nơi đó đất tơi xốp.

Nếu bạn cho gà ăn ngô hay đỗ hơi bị mốc mọt, bạn có thể thấy chúng e dè hay chần chừ. Chúng ta tự hỏi sao nó tinh thế. Hoặc khi con chó đẻ nó sẽ tìm đến để ăn một loại lá để tự chữa bệnh cho nó. Hoặc không con trâu bò nào mò vào bụi củ đậu để ăn dây lá. Nhưng chúng lại có thể chui vào bụi sắn dây. Không con trâu bò nào đi ăn lá trúc đào, nhưng bọn dê nó lại rất thích. Dê là loại đặc biệt, nó có thể ăn một số loại có độc trong đó có lá trúc đào. Nên người ta còn gọi trúc đào là dương sơn trúc.

Tục ngữ nói: “Cố tình trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”. Trong cuộc sống, rất nhiều khi cưỡng cầu mong có được thì lại bị mất đi, giống như nắm cát nằm trong tay, nắm càng chặt thì nó rơi càng nhanh. 

rất nhiều thứ trong cuộc sống chỉ có thuận theo tự nhiên mới có thể đạt được, cưỡng cầu là không thể được và khoái hoạt cũng là như vậy. Cảnh giới cao nhất của nhân sinh chính là không cầu mà được. Phàm là việc gì cũng không nên cố ý cưỡng cầu, thuận theo tự nhiên, tùy ngộ mà an, vận khí tốt và hạnh phúc sẽ thuận theo đó mà đến.

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn

  • – Hãy uống nước từ dòng suối nơi ngựa uống. Con ngựa sẽ không bao giờ uống nước độc.
  • – Hãy đặt giường nằm nơi con chó ngủ.
  • – Ăn trái cây đã có sâu vào.
  • – Hãy chọn cây nấm mà côn trùng đặt chân.
  • – Trồng cây nơi chuột chũi đào.
  • – Xây ngôi nhà của bạn, nơi con rắn nằm sưởi ấm.
  • – Đào giếng nơi những con chim trốn cái nóng.
  • – Đi ngủ và thức dậy cùng lúc với những con chim – bạn sẽ gặt hái tất cả những ngày vàng.
  • – Ăn nhiều màu xanh lá cây – bạn sẽ có đôi chân mạnh mẽ và một trái tim bền bỉ, giống như những sinh vật trong rừng.
  • – Bơi thường xuyên và bạn sẽ cảm thấy mình ở trên trái đất này giống như những con cá trong nước…
  • – Hãy nhìn lên bầu trời thường xuyên nhất có thể và suy nghĩ của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và rõ ràng.
  • – Hãy im lặng thật nhiều, nói ít – và sự im lặng sẽ đến trong tim bạn, và tinh thần của bạn sẽ an tĩnh và tràn đầy bình yên.

“Hãy uống nước từ dòng suối nơi ngựa uống
Con ngựa chẳng bao giờ uống nước xấu đâu
Hãy đặt giường nơi chú mèo nằm ngủ
Ăn trái cây có dấu vết của chú sâu
Hãy chọn nấm có côn trùng đậu lại
Hãy trồng cây nơi chuột chũi dũi đất lên
Xây nhà bạn nơi rắn nằm sưởi ấm
Đào giếng nơi loài chim tránh nắng rền
Đi ngủ và thức giấc cùng lũ chim – bạn gặt hái những ngày vàng thóc lúa
Ăn nhiều màu xanh – bạn có đôi chân và trái tim khỏe như những sinh vật rừng sâu
Bơi thường xuyên, bạn sẽ thấy mình sống trên trái đất như cá trong làn nước,
Ngắm bầu trời luôn khi có thể, suy nghĩ bạn sẽ nhẹ bẫng và trong suốt
Hãy im lặng nhiều, nói thật ít – sự tĩnh lặng sẽ đến trong tim, tâm hồn bạn an tĩnh và tràn đầy bình yên.”

[Bản dịch của Nguyễn Quỳnh Mai]

“Drink water from the spring where horses drink. The horse will never drink bad water.
Lay your bed where the cat sleeps.
Eat the fruit that has been touched by a worm.
Boldly pick the mushroom on which the insects sit.
Plant the tree where the mole digs.
Build your house where the snake sits to warm itself.
Dig your fountain where the birds hide from heat.
Go to sleep and wake up at the same time with the birds – you will reap all of the days golden grains.
Eat more green – you will have strong legs and a resistant heart, like the beings of the forest.
Swim often and you will feel on earth like the fish in the water.
Look at the sky as often as possible and your thoughts will become light and clear.
Be quiet a lot, speak little – and silence will come in your heart, and your spirit will be calm and full of peace.”

Saint Seraphim of Sarov

???? Tu sĩ Seraphim sinh năm 1754 và đi tu từ lúc 19 tuổi. Sau một thời gian ở tu viện, ông xin được ẩn cư 25 trong rừng sâu để cầu nguyện. Sống trong rừng, ở trong một căn chồi làm bằng gỗ nhỏ, thức ăn của ông là bánh mì và rau, sau đó ông chỉ ăn rau; và trong ba năm ông chỉ ăn cỏ khi bệnh.

???? Ông làm bạn với tất cả các loài động vật, từ thằn lằn, thỏ, cáo, cho đến chó sói và gấu. Ông chia sẻ thức ăn với chúng và giảng đạo cho chúng nghe. Có nhiều người đã kinh ngạc khi thấy những con thú hoang hung dữ trở nên rất hiền lành – ở xung quanh căn chồi gỗ.

???? Có một hôm ông gặp bọn cướp rừng, họ dùng cán dao chặt cây đánh ông đến gần chết và để lại di chứng làm ông gù lưng đến suốt đời, nhưng khi ra tòa ông đã cầu xin thẩm phán tha cho họ. Sau sự việc này, tu sĩ Seraphim phải dành năm tháng ở trong tu viện để hồi phục sức khỏe rồi sau đó lại đi vào sa mạc cầu nguyện.

???? Năm 1815, ông trở thành một giáo sĩ, vô cùng nổi tiếng nhờ khả năng chữa bệnh và sự tiên tri siêu phàm, và được mọi người tôn thờ như một vị Thánh.

???? Ông mất năm 1833 [78 tuổi], trong lúc đang quỳ ‘cầu nguyện’ trước hình Đức Mẹ.

– ĂN CHAY CLUB

Ăn Chay Club

Ở bài trước có nói, hãy uống nước dòng suối mà con ngựa uống. Vì ngựa biết nước suối có độc hay không. Hãy đặt giường nơi chú mèo nằm ngủ. Vì mèo biết nơi nào có dương khí. Hãy trồng cây nơi chuột chũi dũi đất nên. Vì chuột biết nơi đó đất tơi xốp.

Nếu bạn cho gà ăn ngô hay đỗ hơi bị mốc mọt, bạn có thể thấy chúng e dè hay chần chừ. Chúng ta tự hỏi sao nó tinh thế. Hoặc khi con chó đẻ nó sẽ tìm đến để ăn một loại lá để tự chữa bệnh cho nó. Hoặc không con trâu bò nào mò vào bụi củ đậu để ăn dây lá. Nhưng chúng lại có thể chui vào bụi sắn dây. Không con trâu bò nào đi ăn lá trúc đào, nhưng bọn dê nó lại rất thích. Dê là loại đặc biệt, nó có thể ăn một số loại có độc trong đó có lá trúc đào. Nên người ta còn gọi trúc đào là dương sơn trúc.

Hay câu chuyện dứoi đây thể hiện cho ta thấy loài vật nó có một trí tuệ tự nhiên như nào mà con người cần học tập.

Thời Tây Hán có vị danh tướng tên là Mã Vũ, trong một lần xuất quân tới vùng biên ải chinh chiến bị quân địch vây hãm trong vòng sáu tháng liền, ròng rã sáu tháng ấy thời tiết nóng nhiệt không có lấy một giọt mưa. Do ăn uống kham khổ, thiếu lương thực và thiếu nước, đói khát đan xen khiến cho Mã Vũ bụng trướng đau, đi tiểu ra máu, nhỏ giọt buốt nhói vô cùng khó chịu. Vị lang y đi theo phục vụ đoàn quân chẩn đoán đó là chứng tiểu tiện ra máu [niệu huyết] nhưng khổ nỗi không có thuốc thang chữa trị nên đành bó tay.

Một hôm có một người trông nom ngựa tên là Trương Dũng đem đến một nhành cỏ muốn yết kiến tướng quân. Mã Vũ cho gọi vào trướng hỏi nguyên do sự tình. Trương Dũng nói:

“Bầy tôi là kẻ trông nuôi ngựa, qua quan sát bầy tôi để ý thấy trong đám ngựa có một số con nước tiểu trong suốt, ăn uống tốt, còn một số không ăn, không khát thì đi tiểu ngắn, đỏ và ít. Sở dĩ những con ngựa ăn uống tốt là do chúng thường ăn loại cỏ mọc phía trước xe [xa tiền]. Bầy tôi đã nhổ loại cỏ này cho những con ngựa nhuốm bệnh ăn thì kết quả sau hai ngày đám ngựa bệnh này đều khỏi cả. Bầy tôi còn thử dùng loài cỏ này bằng cách đem sắc thành nước cho một số phu tạp dịch có bệnh uống, thì bệnh tình của họ cũng đã chuyển biến tốt rồi”.

Mã Vũ tướng quân nghe xong vô cùng vui mừng bèn ra lệnh cho thuộc hạ đi nhổ loài cỏ này về chữa bệnh. Kết quả là binh sĩ mắc bệnh niệu huyết sau hai ngày uống nước cỏ sắc bệnh tình liền thuyên giảm.

Mã Vũ hỏi Trương Dũng: “Loài cỏ này lấy từ đâu vậy?”. Trương Dũng thưa: “Tướng quân không thấy đó sao, chính là ở phía trước cỗ xe lớn đó”. Mã Vũ bèn phá lên cười: “Thật là trời giúp ta rồi, cho nên mới ban cho cỏ ở trước xe [xa tiền thảo] vậy !”

Thế là từ đó loài cỏ ấy được gọi là “Xa tiền thảo” còn hạt của nó thì được gọi là “Xa tiền tử”. Chính là cây bông mã đề.

Cây bông mã đề và bồ công anh

Hay chúng ta cũng biết các loài vật có thể biết trước các thảm hoạ vài ngày. Sao chúng lại có thể thông minh thế được? Những khả năng hay bản năng đó của loài vật đối với bọn nó là hết sức bình thường nhưng với con người, người ta coi đó là thần thông. Vì sao con người lại mất đi khả năng như vậy? Lẽ ra con người phải giỏi hơn chứ.

Thực ra, con người không phải không có khả năng đó. Một số sách hay truyện cũng có nói đến các khả năng đó của con người, ví dụ như trong cuốn Nhà Giả Kim hay những cuốn sách về vùng đất xứ Ấn. Đó là khi mà con người có sự kết nối với thế giới mà sự kết nối này không bị tâm trí hay suy nghĩ làm mờ đi. Đó là sự hoạt động bằng tâm thức chứ không phải suy nghĩ. Đây cũng có thể nói là một trạng thái thiền, hay như Osho nói đó là trạng thái dừng dứt khỏi tâm trí. Ngày nay, con người hoạt động tâm trí quá nhiều và không còn sự kết nối với tâm thức nữa. Suy nghĩ chỉ là những đám mây mờ che đi sự thật.

Việc biết một thứ gì đó nó như nào là điều hoàn toàn có thể. Ví dụ biết một viên đá này hợp với người như nào, biết một thế đất này nó như nào, biết một vị thuốc hay thức ăn này tác động như nào đến cơ thể là điều nhiều người làm được.

Tuy nhiên, với tâm trí, người ta có thể cũng biết được các sự vật hiện tượng như nào nhờ vào lăng kính âm dương. Ví dụ:

Quan sát loài gà khi trời mưa người ta thấy chúng co ro và sợ lạnh. Chúng thường có xu hướng nhảy lên cao cách mặt đất để tránh lạnh ẩm. Từ đó có thể thấy loài gà thuộc dạng nóng. Mà nóng gặp lạnh sẽ hút lạnh thì rất dễ bệnh. Ai nuôi gà mà lại để chuồng sát đất ẩm là không thuận âm dương. Chúng dễ bị bệnh hơn.

Ngược lại loài gà là ngan vịt lại thích ở nước. Có thể thấy chúng là loại ưa lạnh, chịu được lạnh. Bản thân chúng lạnh nên không hút thêm lạnh nên ở trong lạnh mà không vấn để gì. Tuy nhiên nếu cho chúng ở trên đồi cao nhiều nắng thì nó sẽ bị tổn thương. Không khác gì đem sen lên đỉnh đồi trồng, sen phải mọc ở đầm trũng. Và dựa vào đặc tính đó mà có thể biết được dược tính của nó.

Loài mèo là loài sợ lạnh, sợ âm. Nó ko ở nơi lạnh hay âm khí được. Chỉ một chút lạnh hay âm là nó bị hen không thở được. Dựa vào cách ăn uống cách sống của các loài vật mà người ta cũng có thể biết được điều gì đó. Ví như loài chó đẻ xong nó đi ăn một loại lá đắng. Hoặc loại ngựa nó ăn loại lá khi bị háo nước …

Tuy vậy, có những thứ phải quan sát nhiều ko nhầm. Chứ thấy loài dê ăn được ngọn trúc đào mà nghĩ là ăn được thì cũng tèo. Nhưng như vậy chứng tỏ loài dê nó có đặc điểm gì đó rất đặc biệt mà người ta có thể lợi dụng. Đến đây thì tôi không muốn nói thêm vì nó hơi mang tính sát hại động vật.

SongVuiKhoe.Club St.

Các tìm kiếm liên quan đến Sống theo tự nhiên

  • Lối sống thuận theo tự nhiên là gì
  • Thở thuận theo tự nhiên
  • Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên
  • Lẽ tự nhiên – Đạo thuận theo tự nhiên
  • Thuận theo tự nhiên la một loại phúc

Video liên quan

Chủ Đề