Bánh gai là đặc sản ở đâu

86,439 | Thứ năm, 17/03/2022, 07:00 [GMT+7]

Bánh gai ngon phải kể đến 3 cái tên là bánh gai Ninh Giang [Hải Dương], bánh gai Tứ Trụ [Thanh Hóa] và bánh gai Bà Thị [Nam Định].

    • Tìm hiểu tên các loại ốc biển hấp dẫn – Không thử qua phí cả một đời
    • Bánh xíu páo Nam Định: Đặc sản quà quê làm nức lòng dân phố thị
    • Hót hòn họt món ngon đặc sản Ninh Bình chớ nên bỏ lỡ

Thức quà đậm vị bản sắc văn hóa Việt

Bánh gai ở mỗi vùng miền lại có một đặc trưng riêng, do cách phối nguyên liệu và kỹ thuật chế biến, nhưng nét chung là đều ngon, dẻo thơm và tròn vị. Vì thế, nếu ai đã lỡ ăn một lần sẽ nhớ thương và muốn thưởng thức nhiều lần sau đó nữa.
Để giúp bạn biết được bánh gai đặc sản ở đâu ngon, chúng tôi giới thiệu tới bạn 3 thương hiệu bánh đến từ Hải Dương, Nam Định và Thanh Hóa để nếu có dịp đi ngang qua không quên ghé vào thưởng thức hoặc mua về gia đình.

1. Bánh gai Ninh Giang – Bánh gai Hải Dương

Không chỉ nổi tiếng với bánh đậu xanh, Hải Dương còn được nhiều người biết đến với đặc sản bánh gai. Bánh gai Ninh Giang là nổi tiếng nhất, vì có truyền thống lâu năm, thu hút được một lượng khách lớn trong và nước ngoài đến đây thưởng thức. Đặc biệt, hiện đặc sản này đã có mặt tại thị trường Mỹ.

Bánh ăn dẻo và ngậy, cuốn hút với vị ngọt

Những chiếc bánh được làm bằng cả một nghệ thuật. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu tỉ mỉ, kỹ càng đến khâu chế biến sao cho phù hợp để mỗi chiếc bánh ra lò đều đạt được độ dẻo nhất định của phần vỏ bánh và phần nhân bánh thì không quá ngọt cho người ăn cảm nhận được nét riêng đặc trưng vốn có. Bánh sản xuất theo phương pháp thủ công, không chất bảo quản nên tiêu thụ đến đâu làm đến đó, giúp khách hàng yên tâm thưởng thức.

2. Bánh gai Tứ Trụ – Bánh gai Thanh Hóa

Bánh gai Tứ Trụ hay còn gọi là bánh Làng Mía, được biết đến là món ăn đặc sản Thanh Hóa.

Khác với bánh đến từ Hải Dương được nói ở trên, bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa phần nhân có thêm thịt lợn nạc để tăng thêm vị béo ngậy. Bánh làm khá dẻo, mịn, thơm mùi của lá gai, gạo bếp. Đặc biệt là khi ăn thoang thoảng mùi thơm lạ của dầu chuối, bên trong có vị ngọt của đường mía và vị bùi bùi của đậu xanh khiến cho người ăn ngây ngất và khó lòng có thể từ chối.

Đặc sản ngon nổi tiếng khắp vùng

Bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa không chỉ là món ăn chơi hàng ngày, nó còn được coi là đặc sản thường thấy trên bàn thờ và món quà sang trọng, đầy tình cảm để biếu tặng những người thân yêu.

3. Bánh gai Bà Thi – Bánh gai Nam Định

Nam Định nổi tiếng với bánh gai Bà Thi. Cái tên gọi gần gũi này bắt đầu có từ năm 1978 trở lại đây. Điều đặc biệt của bánh gai Bà Thi là công thức bánh làm theo kiểu Sài Gòn do Bà Thi mang ra Bắc sau khi giải phóng.

Bánh gai được đông đảo người Việt khắp vùng miền ưa chuộng

Bánh gai Bà Thi Nam Định được đánh giá là ngon. Vì công thức riêng, các nguyên liệu được lựa chọn và chế biến tỉ mỉ giúp cho bánh giữ được độ dính, độ dẻo và mùi thơm đặc trưng của lá gai và mùi thơm của nếp hương nguyên chất. Vì thế mà những ai đã từng thưởng thức Bánh gai Bà Thi sẽ khó lòng quên được hương vị thơm ngon của sản vật này.

Hi vọng là bài viết đã cho bạn những gợi ý về bánh gai ở đâu ngon nhất? Với 3 thương hiệu bánh gai nổi tiếng đến từ Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa trên, sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn nhất. Tham khảo thêm => đặc sản Thái Bình

Poliva.vn – Địa chỉ chuyên nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị khách sạn, thiết bị ngoại cảnh,…cao cấp, giá rẻ, uy tín nhất trên toàn quốc. Các dòng sản phẩm do Poliva cung cấp như: xích đu trứng giá rẻ, ghế hồ bơi giả mây, giá ô dù lệch tâm, đồ amenities,…đều là hàng nhập khẩu mang thương hiệu Poliva cao cấp, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn mua tại Poliva chúng tôi. Hãy liên hệ ngay với Poliva theo hotline 096.849.8888 [Miền bắc] – 094.714.9999 [Miền nam] để sớm nhận được báo giá và tư vấn chính xác nhất về sản phẩm bạn mong muốn.

Chắc hẳn rất nhiều người đã từng thưởng thức món bánh gai, đặc sản của đồng đồng bằng Bắc Bộ, đậm đà hương vị của lá gai tươi. Nhưng liệu bạn đã bao giờ tự hỏi bánh gai có nguồn gốc từ đâu chưa? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm một số thông tin bổ ích về nguồn gốc của bánh gai và những điều thú vị về món bánh này

Tìm hiểu về nguồn gốc của bánh gai

Được biết bánh gai là một món có từ lâu đời của làng quê Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Một trong những thức quà quê vô cùng thơm ngon, vô cùng ý nghĩa, mang đậm hương vị đặc trưng của lá gai.

Có nhiều ý kiến cho rằng: Bánh gai ra đời gắn liều với truyền thuyết Lạc Long Quân. Chiếc bánh có hình dạng vuông, màu đen, hương vị thơm từ lá gai, béo ngậy của thịt mỡ, bùi bùi của đậu xanh và dừa tươi. Sự hòa quyện tuyệt vời từ những nguyên liệu thiên nhiên của đất trời. Vỏ bánh màu đen từ lá gai, mềm dẻo từ bột lá nếp tượng trưng cho sự bền chặt, thủy chung của đôi lứa. Ruột bánh màu vàng của đậu xanh, vị thơm của lạc, dừa, toát lên sự sung túc.

Ngày xưa bánh gai chỉ được làm ở các dịp lễ Tết, dùng để thắp hương gia tiên nhằm tưởng nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của tổ tiên.

Bánh gai đặc sản ở một số vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Bánh gai bà Thi Nam Định, bánh gai Ninh Giang Hải Dương, Bánh gai Chiêm Hóa Tuyên Quang, bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa... Mà khi nhắc đến bánh gai và thưởng thức bánh gai là biết được đặc sản bánh gai của tỉnh nào. Một số nơi như Nam Định, Hải Dương bánh gai còn được dùng ở các lễ ăn hỏi, cưới xin.

Khi nhìn thấy bánh gai đầu tiên là mọi người nhìn thấy ngay lớp vỏ bên ngoài được bọc bằng những lớp lá chuối khô thơm thoảng thoảng mùi lá chuối. Khi ta bóc từ từ lớp lá chuối sẽ nhìn thấy phần bánh màu đen đặc sắc.

Bánh gồm vỏ bánh và nhân bánh, đây mới là điểm đặc sắc của từng loại bánh gai của từng vùng. Phần vỏ bánh bao gồm lá cây gai và bột gạo nếp, đường được chế biến tao thành một khối bột dẻo mịn. Còn nhân bánh tùy từng nơi với cách làm các loại nhân cho món bánh gai khác nhau, thông thường nhân bánh gai gồm các nguyên liệu chính là đậu xanh, dừa tươi, đường, mỡ lợn; đối với mỡ lợn có nơi có có nơi không. Phần nhân bánh bạn phải khám phá và tìm hiểu từng loại đặc sản bánh gai của từng vùng với hiểu hết được

Các công đoạn làm bánh gai

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

-  500g bột nếp
- 100g bột sắn
- 20-25g bột lá gai [ 200g lá gai khô]
- 300g đường trắng
- 350g đậu xanh
- 100g dừa nạo
- 100g mỡ gáy héo
- 20g vừng rang
- Nước hoa bưởi
- Lá chuối 
- Lạt tre

2. Các bước làm bánh gai

Bước 1: Vỏ bánh

Lá gai được hái về, tước bỏ cuống lá, gân lá, xơ lá rồi phơi khô, cất kỹ. Đến khi làm bánh, đem lá gai khô ngâm nước, rửa sạch rồi đem luộc thật kỹ. Sau đó vớt ra, tiếp tục rửa sạch rồi luộc lại, thời gian luộc của 2 lần khoảng 24 giờ, xong vắt khô kiệt nước, giã nhuyễn 

Công đoạn sơ chế lá gai rất cầu kì mất nhiều thời gian chế biến, nên hiện nay mọi người chuyển dần sang sử dụng bột lá gai nguyên chất để rút ngắn thời gian chế biến. Với cách sử dụng đơn giản mà hòa bột lá gai với nước lạnh, cho lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy cho chuyển thành hỗn hợp màu đen nhão rồi đem đi chế biến

Bước 2: Làm nhân

- Đậu xanh ngâm trong nước 2 giờ, rửa sạch, đem hấp chính, cho vào cối say nhuyễn
- Mỡ lợn luộc qua cho sạch, cho nước vào luộc đến khi chín tới,vớt ra rổ thái hạt lựu, ướp cùng với 2 thìa cafe đường
- Mỡ sau khi trộn đường, đường tan thì bỏ phần nước đi, lấy nguyên phần mỡ làm nhân
- Cho mỡ vào bát đậu xanh say nhuyễn, cho dừa nạo, đường, trộn đều lên
- Vo thành những viên nhân vừa ăn

 Bước 3: Làm vỏ bánh

- Cho bột nếp, bột sắn, đường, một chút muối vào trộn đều
- Cho hỗn hợp bột lá gai đã sơ chế ở trên vào trộn cùng, cho thêm đường nhào đều tay cho thật dẻo, cho vào cối giã nhuyễn đến khi khối bột mịn, dẻo
- Chia bột bánh thành những phần đều nhau

Bước 4: Gói bánh

Thoa dầu ăn vào tay, lấy phần vỏ bánh đã chuẩn bị, dàn đều vỏ bánh, cho nhân bánh vào giữa, gói kín và vo viên bánh lại [ không được để hở nhân].

Viên bánh sau khi vo tròn, rắc thêm 1 lớp vừng bên ngoài cho ngon, gói lại.

Trải 2 miếng lá chuối đè lên hình chữ thập, thoa 1 lớp dầu ăn mỏng vào bề mặt tiếp xúc trực tiếp với bánh tránh để bị dính

Dùng tay hơi đè nhẹ bánh cho dẹt xuống, dùng dây lạt buộc chặt chắn chắn.

Bước 5: Hấp bánh

- Bánh sau khi gói xong, xếp vào xửng chuẩn bị đem đi hấp chín
- Cho nước ngập 2/3 nồi, đun lửa to cho đến khi nước xôi thì đặt xửng vào hấp, hấp trong khoảng 30-35 phút bánh chín
- Bánh chín, nhấc bánh cho ra để nguội.

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách làm bánh gai truyền thống Ninh Giang Hải Dương để có thêm kiến thức về món bánh gai đặc sắc này

Nếu bạn quan tâm đến bột lá gai có thể tìm hiểu và mua tại Chợ quê. Chợ quê tự hào là cơ sở chuyên cung cấp bột lá gai làm từ 100% lá gai tươi, đảm bảo chất lượng, không chất bảo quản, không tạp chất, không chất tạo màu, an toàn khi sử dụng

+ Tại khu vực Hà Nội. Liên hệ: 0963 274 216
+ Tại khu vực TP.HCM. Liên hệ: 0915 434 189


Video liên quan

Chủ Đề