Bệnh truyền nhiễm nhóm a b c là gì

Mới đây Chính phủ đã thay đổi mục tiêu kiểm soát dịch, chuẩn bị chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, vậy bệnh truyền nhiễm nhóm B là gì? Người dân đã có thể xem Covid-19 là bệnh đặc hữu hay bệnh thông thường?

Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 phân bệnh truyền nhiễm thành các nhóm A B C tùy theo các mức độ..

Tiêm ngừa vaccine Covid-19 cho học sinh.

Bệnh truyền nhiễm nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt, cúm A-H5N1, dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la [Ebola]..

Còn bệnh truyền nhiễm nhóm B là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B như cúm, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, sốt phát ban, bệnh sởi, tay-chân-miệng..

Đánh giá về Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ trong Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] cho biết: “Nghị quyết đưa ra quan điểm như vậy là rất đúng và hợp lí… Chúng ta cần nghiên cứu và căn cứ tình hình dịch bệnh cũng như khả năng đáp ứng cả về khoa học và thực tiễn để xây dựng kế hoạch chuyển đổi bệnh nhóm A sang B làm sao để vừa kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên cơ sở đặt sức khỏe và tính mạng người dân lên trên hết”.

Ông Phu đồng thời nhấn mạnh, khi chuyển đổi nhóm bệnh, phải hình thành kèm theo các chính sách đáp ứng để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là người nghèo, nhóm người dễ bị tổn thương.

Chăm sóc bệnh nhân Covid-19.

Theo ông Phu, việc xây dựng lộ trình cần nhiều bộ ngành cùng tham gia chứ không chỉ riêng Bộ Y tế. Do đó phải thành lập các nhóm nghiên cứu, có sự tham gia của các ngành, các cấp, đặc biệt Bộ Y tế, Bộ Tài chính.

“Bộ Y tế nghiên cứu về dịch bệnh, còn các ngành, các cấp phải cùng nghiên cứu về chính sách. Nghiên cứu và các chính sách cần sâu sát tới từng địa phương vì mỗi tỉnh thành có điều kiện kinh tế, đáp ứng khác nhau. Một mình Bộ Y tế thì không thể làm được”.

Ông Phu phân tích thêm: “Khi chuyển sang bệnh nhóm B, coi như cúm mùa thì ngành Y tế không công bố số ca mắc hằng ngày nữa, giống như bệnh cúm chỉ giám sát chứ không thống kê ca mắc từng ngày, đồng thời không xét nghiệm nhiều như đang làm với COVID-19 hiện nay”.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho Bộ Y tế tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.

Khi coi COVID-19 là bệnh đặc hữu tức là sẽ không xem COVID-19 là đại dịch nữa mà coi như một bệnh lý chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh chuyên khoa thông thường. Tại các cơ sở y tế, bác sỹ sẽ tập trung chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, giảm biến chứng, giảm tử vong.

Theo Phó Giáo sư Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 [Đại học Y Hà Nội], khi tiến tới việc thay đổi từ đại dịch sang bệnh đặc hữu thì việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh COVID-19 cũng cần ứng xử như với các bệnh lý khác, nghĩa là có thể do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả.

Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng [Bộ Y tế] nêu ý kiến cho rằng Việt Nam nên tiến tới xem COVID-19 là bệnh đặc hữu bình thường, từ đó giảm gánh nặng cho Nhà nước./.

Hồng Anh 

Nguyễn Trinh

10:03, 27/12/2017

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Theo quy định tại Điều 3 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016,  bệnh truyền nhiễm được phân loại như sau:

Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Cụ thể gồm: bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la [Ebola], Lát-sa [Lassa] hoặc Mác-bớc [Marburg]; bệnh sốt Tây sông Nin [Nile]; bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong, cụ thể: bệnh do vi rút Zika, bệnh do vi rút A-đê-nô [Adeno]; bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS]; bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp [Amibe]; bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ [Dengue], sốt xuất huyết Đăng gơ [Dengue]; bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn [Rubeon]; bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta [Rota].

Bệnh truyền nhiễm nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh, cụ thể: bệnh do Cờ-la-my-đi-a [Chlamydia]; bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng [Candida albicans]; bệnh Nô-ca-đi-a [Nocardia]; bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô [Cytomegalo]; bệnh do vi rút Héc-péc [Herpes]; bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a [Rickettsia]; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta [Hanta]; bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát [Trichomonas]; bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki [Coxsakie]; bệnh viêm ruột do Giác-đi-a [Giardia]; bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút [Vibrio Parahaemolyticus] và các bệnh truyền nhiễm khác.

Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm này.

Xem thêm: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 được ban hành ngày 21/11/2007.

Ngày hỏi:18/01/2018

Các bệnh truyền nhiễm nhóm C được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Qua báo chí và các chương trình truyền hình, tôi được biết hiện nay có rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm được phân thành các nhóm như A, B, C. Cho tôi hỏi, một cách chính xác thì thế nào là bệnh truyền nhiễm nhóm C? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đoàn Văn Đống [0907****]

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

Như chúng ta đã biết, bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a [Chlamydia]; bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng [Candida albicans]; bệnh Nô-ca-đi-a [Nocardia]; bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô [Cytomegalo]; bệnh do vi rút Héc-péc [Herpes]; bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a [Rickettsia]; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta [Hanta]; bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát [Trichomonas]; bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki [Coxsakie]; bệnh viêm ruột do Giác-đi-a [Giardia]; bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút [Vibrio Parahaemolyticus] và các bệnh truyền nhiễm khác.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về khái niệm bệnh truyền nhiễm nhóm C. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng! 

Nguồn:

THƯ KÝ LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.


Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:18/01/2018

 Bệnh truyền nhiễm  Mắc bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm nhóm B được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Qua báo chí và các chương trình truyền hình, tôi được biết hiện nay có rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm được phân thành các nhóm như A, B, C. Cho tôi hỏi, một cách chính xác thì thế nào là bệnh truyền nhiễm nhóm B? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Quốc Quân [

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Như chúng ta đã biết, bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

    Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 thì bệnh truyền nhiễm nhóm B là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

    Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút Zika, bệnh do vi rút A-đê-nô [Adeno]; bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS]; bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp [Amibe]; bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ [Dengue], sốt xuất huyết Đăng gơ [Dengue]; bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn [Rubeon]; bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta [Rota];

    Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về khái niệm bệnh truyền nhiễm nhóm B. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

    Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

    Trân trọng!


Video liên quan

Chủ Đề