Bí thư thứ nhất Đại sứ quán là gì

Các viên chức chính trong sứ quán

  • Phó Đại sứ— Melissa A. Bishop
  • Tham tán Thông tin-Văn hóa, Phòng Thông tin-Văn hóa — Pam DeVolder
  • Tham tán Chính trị — Noah Zaring
  • Tham tán Kinh tế — Lynne Gadkowski
  • Viên chức chuyên trách về môi trường, khoa học, công nghệ và y tế — Holly Lindquist Thomas
  • Trưởng Phòng Hành chính —
  • Phòng Thương mại — Charles Ranado
  • Phòng An ninh Khu vực — P. Joseph Harms

Trưởng các phòng ban khác trong sứ quán

  • Phòng Tùy viên Quân sự — Đại tá Thomas Stevenson
  • Phòng Hợp tác quốc phòng — John Brooks
  • Phòng Tùy viên Y tế – Đại úy Jeffery A. Stone
  • Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ — Eric Dziuban
  • Trường Phòng Nông nghiệp — Robert Hanson
  • Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ — Ann Marie Yastishock
  • Điều phối viên của PEPFAR Việt Nam —
  • Cục Phòng chống Ma túy Hoa Kỳ — Steve N. Vo.

Quy định về hàm ngoại giao

  • 1. Lịch sử hình thành hàm, cấp ngoại giao
  • 2. Quy định về cấp, hàm, chức vụ ngoại giao
  • 2.1 Cấp ngoại giao
  • 2.2 Hàm ngoại giao
  • 2.3 Chức vụ ngoại giao
  • 3. Khởi đầu và chấm dứt chức năng đại diện ngoại giao
  • 4. Cơ cấu tổ chức và thành viên
  • 5. Đoàn ngoại giao

1. Lịch sử hình thành hàm, cấp ngoại giao

Theo Điều 5 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 31.5.1995, các công chức ngoại giao có thể được phong các hàm ngoại giao sau:

1] Cấp ngoại giao cao cấp gồm hàm đại sứ, hàm công sứ, hàm tham tán;

2] Cấp ngoại giao trung cấp gồm hàm bí thư thứ nhất, hàm bí thư thứ hai;

3] Cấp ngoại giao sơ cấp gồm hàm bí thư thứ ba, hàm tuỳ viên.

Khác với hàm ngoại giao, chức vụ ngoại giao được bổ nhiệm cho các công chức có cương vị ngoại giao công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài hoặc ở các phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia thành viên tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Người có hàm ngoại giao có thể được cử đi công tác tại cơ quan đại diện của quốc gia mình ở nước ngoài, có thể được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự tương ứng với hàm ngoại giao của người đó. Trong một số trường hợp, do nhu cầu công tác, người mang hàm ngoại giao có thể được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc chức vụ lãnh sự cao hơn hoặc thấp hơn so với hàm ngoại giao của người đó.

2. Quy định về cấp, hàm, chức vụ ngoại giao

2.1 Cấp ngoại giao

Cấp ngoại giao là thứ bậc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, được xác định theo quy định của luật quốc tế và thoả thuận của các quốc gia hữu quan. Theo luật ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diên ngoại giao được chia thành ba cấp:

- Cấp đại sứ [hoặc Đại sứ Toà thánh Va-ti-căng] do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm;

- Cấp công sứ [hoặc Công sứ Toà thánh Va-ti-căng] do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm;

- Cấp đại biện do bộ trưởng bộ ngoại giao bổ nhiệm.

Trên thực tế, hiện nay cấp đại biện và cấp công sứ chỉ còn rất ít. Luật quốc tế không ấn định bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị pháp lý giữa những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có cấp bậc ngoại giao khác nhau.

Cần phân biệt cấp đại biện với cấp đại biện lâm thời. Sự khác nhau giữa hai cấp này thể hiên ở chỗ, cấp đại biên là cấp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, còn cấp đại biện lâm thời là chỉ tạm thời thực hiên chức năng của người đứng đầu đại sứ quán khi không có vị đại sứ.

2.2 Hàm ngoại giao

Hàm ngoại giao là chức danh nhà nước, phong cho công chức ngành ngoại giao để thực hiện công tác đối ngoại ở trong và ngoài nước. Theo pháp luật của các nước, thông thường hàm ngoại giao gồm có đại sứ, công sứ, tham tán, bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba, tùy viên.

2.3 Chức vụ ngoại giao

Là chức vụ được bổ nhiệm cho thành viên có cương vị ngoại giao công tác tại các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài. Những người được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại giao có thể là công chức của ngành ngoại giao và cũng có thể là công chức của các ngành khác được điều động đến công tác trong đại sứ quán hoặc trong phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại tổ chức quốc tế liên chính phủ. Họ có thể là người mang hàm ngoại giao nhưng cũng có thể không mang hàm ngoại giao.

Theo pháp luật Việt Nam, chức vụ ngoại giao Việt Nam gồm có đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ đặc mệnh toàn quyền, đại biện, trưởng đoàn đại điện thường trực tại tổ chức quốc tế liên chính phủ; công sứ; tham tán công sứ; tham tán; bí thư thứ nhất; bí thư thứ hai; bí thư thứ ba; tùy viên.

3. Khởi đầu và chấm dứt chức năng đại diện ngoại giao

Quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia được thiết lập theo thoả thuận. Khi thiết lập quan hệ ngoại giao, các bên cũng đồng thời thoả thuận về việc mở cơ quan đại diện ngoại giao, trong đó xác định rõ về cấp của cơ quan này.

Cơ quan đại diện ngoại giao bắt đầu hoạt động sau khi đã thực hiện các thủ tục đề nghị xin chấp thuận của nước nhận đại diện; bổ nhiệm chính thức người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao đến nước nhận đại diện; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao chính thức nhận nhiệm vụ.

Trước khi bổ nhiệm chính thức người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, nước cử đại diện phải nhận đứợc sự chấp thuận của nước nhận đại diện. Chấp thuận [agrement] là sự đồng ý của nước nhận đại diện đối với người được nước cử đại diện dự kiến bổ nhiệm là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao tại nước nhận đại diện. Nước nhân đại diện có thể đồng ý hoặc từ chối chấp thuận mà không cần nêu rõ lý do.

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được coi như bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình ở nước nhận đại diện từ các thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào thực tiễn hiện hành ở mỗi nước:

- Từ thời điểm trình quốc thư;

- Từ thời điểm báo tin đã đến nước nhận đại diện và trao một bản sao quốc thư lên bộ ngoại giao nước nhận đại diện.

Ở Việt Nam, thời điểm này được tính từ khi trình quốc thư.

Các viên chức ngọại giao khác được coi như đảm nhiệm chức vụ sau khỉ được bổ nhiệm và đến nước nhận đại diện từ thời điểm thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại [thường là bộ ngoại giao]. Đối với họ, không cần phải có sự chấp thuận.

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao chẩm dứt nhiệm vụ trong các trường hợp:

- Hết nhiêm kỳ công tác;

- Bị triệu hổi về nước;

- Chính phủ nước tiếp nhận tuyên bố đại diện ngoại giao là người không được chấp nhân, mất tín nhiêm [Persona non grata];

- Từ trần;

- Từ chức.

Cơ quan đại diện ngoại giao chấm dứt chức năng của mình trong trường hợp:

- Xung đột vũ trang giữa hai nước;

- Quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt;

- Khi một trong hai nước không còn là chủ thể luật quốc tế;

- Khi một trong hai nước có sự thay đổi chính phủ bằng con đường không hợp hiến.

4. Cơ cấu tổ chức và thành viên

Cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện ngoại giao các nước được sắp xếp khác nhau và được quy định căn cứ vào truyền thống và đặc trưng của các mối quan hệ giữa nước cử đại diện với nước nhận đại diện. Thông thường, trong đại sứ quán có các bộ phận: văn phòng, phòng chính trị, phòng kinh tế, phòng văn hoá, phòng lãnh sự, tùy viên quân sự.

Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được chia ra làm ba loại: Viên chức ngoại giao; nhân viên hành chính-kỹ thuật; nhân viên phục vụ.

Viên chức ngoại giao gồm những người có hàm hoặc chức vụ ngoại giao [còn được gọi là người có thân phân ngoại giao], bao gồm: đại sứ [công sứ, đại biên]; tham tán công sứ; tham tán [tham tán chính trị, tham tán kinh tế-thương mại, tham tán văn hoá...]; tùy viên quân sự; bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba; tùy viên.

Nhân viên hành chính-kỹ thuật là những người làm các công việc về hành chính và kỹ thuật trong cơ quan đại diện ngoại giao, như phiên dịch, tài vụ, văn thư, đánh máy...

Nhân viên phục vụ là những người làm các công việc phục vụ cho cơ quan đại diện ngoại giao như lái xe, bảo vệ, thợ điện nước, quét dọn, nấu ăn...

Theo nguyên tắc chung, viên chức ngoại giao phải là công dân của nước cử đại diện. Công dân nước nhận đại diện hoặc công dân của nước thứ ba có thể giữ chức vụ ngoại giao nhưng phải được sự đồng ý của nước nhận đại diện. Đối với nhân viên hành chính-kỹ thuật và nhân viên phục vụ thì không cần phải có sự đồng ý này.

Nước nhận đại diên có thể bất kỳ lúc nào thông báo cho nước cử đại diện rằng người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc viên chức nào đó của cơ quan này bị mất tín nhiệm [Persona non grata] hoặc bất cứ thành viên nào khác cùa cơ quan đại diện là không được chấp nhận mà không cần phải nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, nước cử đại diện phải triệu hồi ngay những người bị mất tín nhiệm hoặc đình chỉ chức năng của họ trong cơ quan đại diện ngoại giao.

5. Đoàn ngoại giao

Đoàn ngoại giao được hiểu theo hai nghĩa:

- Theo nghĩa hẹp, đoàn ngoại giao bao gồm tất cả những người đứng đầu cơ quan đại diên ngoại giao của các nước đóng tại nước nhận đại diện.

- Theo nghĩa rộng, đoàn ngoại giao bao gồm tất cả những người có hộ chiếu ngoại giao và thẻ ngoại giao do nước nhân đại diện cấp.

Đoàn ngoại giao không phải là một tổ chức, không hoạt động hàng ngày, mà chỉ thực hiện chức năng lễ tân trong hoạt động tại nước sở tại. Trưởng đoàn ngoại giao là người có cấp bậc cao nhất, đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của một nước và công tác lâu nhất ở nước tiếp nhận đại diện. Ở một số nước thiên chúa giáo, theo truyền thống, Đại sứ của Toà thánh Va-ti-căng là Trưởng đoàn ngoại giao.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề