Biên bản xử lý đánh nahu tại noi làm việc

Xử lý kỷ luật nhân viên khi có hành vi đánh nhau. Xử lý kỷ luật khi vi phạm nội quy của công ty.


Tóm tắt câu hỏi:

Em làm công ty tư nhân em có cự cãi và xổ đẩy bạn đó và bị quyết định thôi việc nhưng trong hợp đồng lao động và nội quy công ty mục đánh cãi nhau gây mất an ninh trật tự trong khu vực công ty không có xử lý buộc thôi việc vậy em có phải bị xử lý thôi việc không a. Trong khi đó kêu em ở nhà và không Thông báo cho em lên nhận quyết định thôi việc mà lại gửi cho tổ trưởng của em. Hợp đồng lao động thì tới 30/6/2018 mới hết hợp đồng và còn nói giám đốc và hội đồng có quyền cho thôi việc.

Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật lao động – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1.Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật lao động năm 2012

Nghị định 05/2015/NĐ-CP

2.Giải quyết vấn đề:

Đánh nhau là điều mà không ai mong muốn xảy ra bởi nó ảnh hưởng đến các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, do nhiều khi không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân bạn sẽ dùng những hành động chân tay để giải quyết vấn đề mà sau đó thường để lại những hậu quả nghiêm trọng không tốt cho cả hai bên. Có rất nhiều trường hợp nhân viên do xích mích cá nhân nên gây gổ, đánh nhau trong công ty gây thương tật cho chính bản thân họ và gây thiệt hại tài sản cho công ty. Do đó, công ty phải quy định các chế tài để  xử lý hành vi đánh nhau này.  Bạn đã có hành vi đánh nhau trong công ty nên bạn xử lý  như sau:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Như bạn trình bày, Công ty bạn có nội quy lao đồng quy định: “đánh cãi nhau gây mất an ninh trật tự trong khu vực công ty”. Nếu bạn có hành vi đánh nhau trong khu vực công ty, công ty cần căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của nhân viên, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của hai nhân viên để lựa chọn một trong các hình thức cho phù hợp: Khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức, sa thải. Bạn không tình bày rõ mức độ vi phạm của hai bạn nên việc công ty bạn vẫn có thể áp dụng hình thức sa thải. Trong trường hợp bạn có hành vi đánh nhau ngoài khu vực của Công ty thì công ty không có quyền áp dụng kỷ luật sa thải. 

Việc xử lý kỷ luật với người lao động, công ty đảm bảo theo nguyên tắc, trình tự theo quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012, Điều 30, Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

– Công ty phải trách nhiệm tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật và  gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho người lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp. 

– Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự đã được thông báo. Trường hợp đã được thông báo 3 lần bằng văn bản mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động vắng mặt.

– Trong cuộc họp, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động căn cứ nội quy lao động hoặc luật lao động 2012. Đồn thời, người lao động có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

– Xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp  và người lập biên bản, trường hợp  thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

Như bạn trình bày, Công ty không có thông báo về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động mà khi đó kêu bạn ở nhà và gửi quyết định thôi việc cho tổ trưởng của bạn. Như vậy, trình tự xử lý kỷ luật lao động của Công ty bạn sai quy định pháp luật nên bạn có thể yêu cầu trách nhiệm bồi thường của hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012. 

Trường hợp 1: Phải nhận người lao động trở lại làm việc, phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc và cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương.

Trường hợp 2: Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc, cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phải trả trợ cấp thôi việc.

Trường hợp 3: Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc và cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương  để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp 4: Trường hợp bên công ty nhận người lao động trở lại làm việc mà không còn vị trí, công việc đã giao kết mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc, cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Tiền lương là khoản tiền lương theo hợp đồng lao động.