Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị

- Để thực hiện một bữa ăn tươm tất, người nội trợ phải biết tính toán, lựa chọn và sắp xếp các món ăn thế nào cho phù hợp với khấu vị và điều kiện sẵn có tức là phải đề ra thực đơn. Ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong buổi liên hoan, tiệc chiêu đãi hay bữa ăn thường. - Các món ăn được ghi theo trình tự nhất định, món nào dọn trước, món nào dọn sau.

- Tùy theo tính chất của bữa ăn mà ấn định số món ăn phù hợp. Nếu là bữa ăn thường thì từ 3 - 4 hoặc 5 món. Nếu là bữa liên hoan, chiêu đãi thì dọn từ 4 - 5 món trở lên.

A. CÁCH TÍNH TOÁN VÀ LẬP THỰC ĐƠN CHO CÁC BỮA ĂN THƯỜNG NGÀY:

Khi chuẩn bị thực đơn, ngoài việc phân biệt để lựa chọn đủ các nhóm thực phẩm, cần phải để ý đến các yếu tố sau:

Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị

1. Giá trị dinh dưỡng của thực đơn Nên chọn đủ các thức ăn cần thiết cho cơ thế trong một ngày (gồm dủ các nhóm thực phẩm).

2. Tính chất của những người trong gia đình

Sô' người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, sự hoạt động, Sở thích về ăn uống của mọi người trong gia đình, cần phải quan tâm khi chuẩn bị thực đơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng và chia khẩu phần ăn thành 3 hay 4 bữa ăn trong ngày.

3. Ngân quỹ gia đình

Thức ăn dự trù cho thực đơn cần đầy đủ chất bố' dưỡng, vệ sinh, đủ dùng cho cả gia đình mà không tiêu hơn món tiền đã định chi cho việc ăn uông.

4. Thì giờ và phương tiện ăn uống

Cần chú ý đến thì giờ có thể dành để nấu và dọn thức ăn. Khả năng nấu nướng chế biến, phương tiện vật chất cũng như thời gian để làm món ăn. Thường nên tránh dọn nhiều món ăn tốn công và mất nhiều thì giờ trong cùng một bữa ăn. Nếu là bữa ăn liên hoan chiêu đãi thì nên chuẩn bị thực đơn gồm những món ăn có thể làm trước ngày đãi tiệc, kèm theo món ăn thực hiện ngay hôm đãi tiệc.

5. Sự khác biệt về tính chất của thực phẩm

Thức ăn dọn trong cùng một bữa phải khác nhau về màu sắc, hình thức, độ cứng mềm, cách nấu nướng và hương vị hòa hợp nhau thì trông đẹp mắt và kích thích được sự ngon miệng.

6. Thay đổi món ăn hàng ngày

Nên tránh dọn cùng một món trong nhiều ngày liên tiếp. Nếu có thể được, nên thay đổi cách nấu các rau quả và thịt cá trong mỗi bữa ăn.

7. Lượng thức ăn trù liệu

Dự trù thức ăn vừa đủ, không để phí phạm dư thừa, trong trường hợp không dùng hết trong ngày, thức ăn thừa nếu có thể nên chế biến lại để thay đổi hương vị.

8. Sự khác nhau về nhiệt độ

Nên dọn thức ăn nóng và lạnh chen lẫn nhau. Dù mùa hè nóng nực cũng cần có một thức ăn nóng trong bữa ăn.

9. Sự khác nhau về hương vị

Về hương vị của món ăn, rất cần ồ sự hòa hợp mới kích thích được sự ngon miệng. Món ăn có vị chua nên dọn trước và trái lại món ăn có vị ngọt thường dọn sau cùng. Tránh dọn thức ăn có mùi vị lặp đi lặp lại nhiều lần trong bữa ăn.

>>> Ví dụ:

Món canh chua ăn với món sườn xào giấm và rau cải trộn dầu giấm hay gỏi.

10. Tính dễ tiêu của thức ăn.

Tính dễ tiêu của thức ăn rất cần để bảo vệ bộ phận tiêu hóa. Những thức ăn dai hoặc “nặng bụng” vì có quá nhiều chất béo thật không thích hợp với người lớn tuổi, có độ nhai kém hoặc người đau ốm bệnh hoạn, hoặc trẻ con. Tóm lại, chúng ta sẽ cảm thấy thú vị và ngon miệng khi thức ăn dọn trên bàn với đầy đủ các yếu tố cần thiết: - Trình bày đẹp mắt, hương vị ngon thơm, vệ sinh. Đầy đủ dinh dưỡng, hợp sở thích, món ăn quen thuộc. Việc xây dựng thực đơn cho thời gian dài từ 7 đến 10 ngày là việc rất cần thiết vì các lợi ích sau: - Dễ theo dõi các món ăn trong ngày và từ ngày này sang ngày khác. - Kiểm soát được giá trị dinh dưỡng của các bữa ăn trong tuần. - Nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt, cá, trứng, sữa, tim, gan, bầu dục... không nhất thiết phải ăn mỗi ngày nhưng trong tuần nên ăn ít nhất một lần. - Tiết kiệm được thời gian mua sắm thực phẩm. - Các loại thực phẩm có thể tồn trữ nên mua cùng một lúc để đủ dùng trong tuần.

- Mua thực phẩm rẻ hơn, vì mua nhiều, đỡ mất công cũng như giảm chi phí chuyên chở (nếu nấu ăn cho tập thể).

B. CÁCH TÍNH TOÁN VÀ LẬP THƯC ĐƠN CHO CÁC BỮA ĂN LIÊN HOAN, CHIÊU ĐÃI

>> Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện sẵn có kết hợp với tính chất của bữa ăn liên hoan mà chuẩn bị thực đơn cho phù hợp.

Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị

1. Đối với bữa ăn mà khách tự phục vụ: thì thực đơn thường có một món ăn chính với một hoặc hai món rau, xà lách, bánh mì hoặc cơm, món tráng miệng và thức uống giải khát. - Đặc tính món ăn: Nên chọn các món dễ dọn và khách ăn dễ dàng, sạch sẽ. Tránh món ăn có nhiều nước, có dầu hoặc nước xốt cà nhỏ giọt. Thức ăn cần mềm, có thể dùng nĩa cắt, không cần sử dụng dao. Món ăn giữ nóng lâu và trông đẹp mắt. 2. Đối với bữa ăn có người phục vụ và dọn từng món trên bàn ăn. * Chuẩn bị thực đơn: Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện sẵn có kết hợp với tính chất của bữa ăn liên hoan mà chuẩn bị thực đơn cho phù hợp. Thông thường, thực đơn được kê như sau: - Món khai vị: Đồ nguội - xúp - gỏi - Món ăn chơi - Món nhậu - Món ăn chính (ăn no) - Món lẩu - canh - Món cơm - mì - bún... - Món tráng miệng + Để cấu tạo thực đơn hoàn chỉnh, cần lưu ý: - Chọn trong mỗi loại thức ăn tối thiểu một món tiêu biểu theo ý. - Các món ăn cần có sự hòa hợp với nhau. - Không để trùng lắp về nguyên liệu chính và màu sắc giữa các món ăn phải được hài hòa, không đơn điệu...

Thí dụ:

Trong cùng thực đơn không thể chọn các món toàn gà hoặc toàn vịt hay tôm cá... + Nên chọn món ăn có thể nấu trước ngày đãi tiệc xen lẫn món ăn cần nấu ngay hôm đãi tiệc để không quá bận rộn. - Phải tôn trọng trình tự của món ăn ghi trong thực đơn, món nào cho ăn trước món nào cho ăn sau. Tránh đưa những món ăn tương tự ra cùng một lúc. * Sắp đặt và bày trí Ngoài việc lập thực đơn, chế biến thức ăn phù hợp với khẩu vị, việc sắp đặt và bày dọn một bữa ăn cũng không kém phần quan trọng, góp phần làm cho bữa ăn thêm tươm tất và ngon miệng.  

a. Sắp đặt theo lối Việt Nam: mỗi phần ăn gồm có:

Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị

- Chén ăn cơm hay ăn các thức ăn khác. - Đĩa kê. - Đũa, muỗng ăn canh. - Khăn lau. - Ly nước. - Chén bát đựng nước mắm.

* Cách trình bày

Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị

- Chén úp lên đĩa kê. Đũa đặt bên mặt của chén, muỗng ăn canh đặt bên trái của chén. - Khăn ăn đặt trên đĩa kê, úp chén lên khăn ăn (có thể xếp khăn thành hình bông hoa và đặt trên miệng chén hoặc miệng ly). - Ly nước để phía trên đũa và cách đầu đũa độ 1 cm. - Chén đựng nước chấm để trước chén ăn cơm.

b. Sắp đặt theo lối phương Tây: mỗi phần ăn gồm có:

Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị

- Dĩa bàn ăn. - Đồ gác dao muỗng (nếu có). - Dao. - Ly nước (hoặc rượu). - Muỗng, nĩa. - Khăn ăn.

* Cách trình bày

Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị

Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị

Tại mỗi phần ăn thường đặt hai cái dĩa, dĩa sâu ở trên, dĩa cạn ở dưới (dùng làm dĩa kê) để khi ăn xong một món, lấy bớt dĩa dơ ra, còn lại một cái sạch để dùng món khác. Như thế tránh được phiền phức. Bên phải đặt dao và muỗng, bên trái đặt nĩa. Những ly rượu thường đặt phía trước dĩa, cạnh những ly rượu có thêm một ly nước lạnh để cho những người uống rượu không được có thể dùng nước lạnh thay. Khi đặt bàn, nhớ để khăn ăn vào dĩa.

Hay nhất

Khai vị:

- Phồng tôm
- Salad
Món chính
gà nướng
sườn chua ngọt
bò bít tết
món tráng miệng
Chè hoa quả
đồ uống
Trà sữa

Skip to content

Việc chuẩn bị thực đơn liên hoan cho công ty, gia đình, bạn bè … làm bạn mất nhiều thời gian và công sức. Bạn phụ trách lên kế hoạch tổ chức tiệc liên hoan cho công ty. Nhưng vẫn chưa biết sẽ lên thực đơn như thế nào? Dưới đây sẽ là một gợi ý nhỏ các món ăn để bạn có thể tham khảo.

Để tạo ra một bữa tiệc liên hoan phong phú, hấp dẫn với rất nhiều món. Từ các món ăn truyền thống của ẩm thực ba miền cho đến các món ăn mang đậm phong cách Á, Âu. Hay những món ăn từ hải sản, đặc sản.

Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị

Nhiều món ăn đã quen thuộc với người Việt Nam chúng ta. Nhưng lại được chế biến theo cách mới lạ hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo nhất. Sẽ góp phần không nhỏ để những bữa tiệc của bạn thêm hoàn hảo.

Thực đơn liên hoan số 1

Món khai vị

  • Nộm sứa gà xé
  • Súp tôm rau
  • Cơm cháy bách hoa

Món chính

  • Ngọn su xào tỏi
  • Gà hầm nhân sâm
  • Thịt dê nướng
  • Tôm tú cầu
  • Cá diêu hồng nướng tương
  • Mực xào tàu xì
  • Lẩu hải sản

Món tráng miệng

Thực đơn liên hoan số 2

Món khai vị

  • Súp tôm rau
  • Nộm mực Thái Lan

Món chính

  • Rau củ luộc
  • Nem tôm thịt
  • Gà quay mật ong
  • Bò sốt tiêu đen
  • Thịt cừu nướng
  • Đậu nhật chiên kim sa
  • Cá chép hấp xì dầu
  • Canh cua ngao

Món tráng miệng

Thực đơn liên hoan số 3

Món khai vị

  • Súp ngô gà xé
  • Rau củ luộc

Món chính

  • Cà tím rang muối
  • Cơm cháy bách hoa
  • Sườn non nướng tỏi
  • Dồi dê chiên
  • Gà xé hấp muối
  • Bò sốt tiêu đen, bánh bao
  • Cá chép hấp xì dầu
  • Canh chua cá lóc

Món tráng miệng

  • Trái cây thập cẩm
  • Chè hạt sen

Đặt ngay trên website các sản phẩm thịt dê, thịt cừu, dồi dê

Thực đơn liên hoan số 4

Món khai vị

Món chính

  • Rau xào
  • Cà tím rang muối
  • Gà quay da giòn
  • Bò hầm ngũ đậu, bánh mì
  • Tôm chiên bơ tỏi
  • Cá chép chiên giòn

Món tráng miệng

Thực đơn liên hoan số 5

Món khai vị

Món chính

  • Cánh gà chiên
  • Salad Nga
  • Khoai môn nhồi tôm thịt
  • Sườn non nướng tỏi
  • Canh mộc nấm thả
  • Cơm rang dương châu

Món tráng miệng

Thực đơn liên hoan số 6

Món khai vị:

Món chính

  • Nộm sứa gà xé
  • Rau xào
  • Gà xé hấp muối
  • Mực chiên bơ tỏi
  • Cháo cá ngạnh
  • Xôi chim cút

Món tráng miệng

Thực đơn liên hoan số 7

Món khai vị

Món chính

  • Nộm mực Thái Lan
  • Khoai môn nhồi tôm thịt
  • Mực tái hành gừng
  • Bò sốt tiêu đen, bánh bao
  • Nem cua bể
  • Gà quay mật ong
  • Cà tím rang muối
  • Cá chép om dưa

Món tráng miệng

Bạn là đại lý, nhà hàng, quán nhậu cần nguồn hàng thịt dê, thịt cừu, dồi dê để kinh doanh. Gọi ngay để nhận báo giá sỉ chi tiết.

Thực đơn liên hoan số 8

Món khai vị

Món chính

  • Nộm bò sốt tương mè
  • Rau củ luộc chấm kho quẹt
  • Mực hấp tỏi ớt
  • Ngao hoa hấp sả
  • Cá hấp xì dầu

Món tráng miệng

Thực đơn liên hoan số 9

Món khai vị

Món chính

  • Nộm hoàng đế
  • Đậu chiên kim sa
  • Khoai môn nhồi tôm chiên
  • Tôm tú cầu
  • Bò xào ngũ sắc
  • Gà xé hấp muối
  • Cua rang me
  • Ốc hương nướng cháy tỏi
  • Vịt hầm tiêu xanh, bánh mì

Món tráng miệng

Thực đơn liên hoan số 10

Món khai vị

Món chính

  • Salad thập cẩm
  • Nêm tôm quế lâm
  • Rau xào thập cẩm
  • Bò sốt tiêu đen, bánh bao
  • Vịt hầm tiêu xanh, bánh mì
  • Chim cút nướng bơ
  • Cá hấp xì dầu
  • Canh chua cá, bún

Món tráng miệng

  • Thạch rau câu
  • Trái cây thập cẩm

Trên đây là một số gợi ý thực đơn liên hoan cho các bữa tiệc. Mà bạn không cần phải tốn thơi gian suy nghĩ nên chuẩn bị những món ăn gì. Chúc các bạn thực hiện các món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng.

Xem thêm bài viết khác

Bữa ăn liên hoan chiêu đãi dùng món nào làm khai vị