Các nhà khảo cổ đã phát hiện công cụ làm bằng chất liệu gì của người tối cổ ở đồng nai

.

Cập nhật lúc: 20:33, 08/10/2021 (GMT+7)

Sự phân chia giữa các đơn vị hành chính thuộc về các thể chế quản lý nhưng sông thì không có, sông cứ chảy theo dòng của nó từ thượng nguồn và xuôi ra biển.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện công cụ làm bằng chất liệu gì của người tối cổ ở đồng nai
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua cầu Hóa An (TP.Biên Hòa)

Và cứ gắn với con sông nơi bến nước, bãi bồi hay gò nổng, núi cao là con người nương theo địa thế đó mà sinh tồn bằng nhiều cách như lập làng cư trú, săn bắn, hái lượm, trồng trọt, đánh bắt và thực hành tín ngưỡng với thế giới thần linh của mình.

Người xưa ở ven sông…

Dấu tích của con người cổ hàng nhiều thế kỷ trước Công nguyên ven sông vẫn còn nhiều, ẩn giấu đâu đó trong những tầng đất mà những phát hiện khảo cổ chỉ là một trong những số ít phản ánh sự hiện diện của con người xưa. Những nhà địa chất người Pháp và nghiên cứu khảo cổ học của Việt Nam đã phát hiện, khai quật những địa điểm cư trú, công xưởng… của con người xưa trên lưu vực sông Đồng Nai. Trong đó có những di chỉ đáng chú ý như Suối Linh, cù lao Rùa, Bến Đò, Mỹ Lộc, Dốc Chùa, An Sơn, Rạch Núi, Phước Tân, Bình Đa, Gò Me, Cái Vạn, Rạch Lá, Rạch Lăng…

Rất nhiều hiện vật được thu thập từ các chất liệu đá, gốm, xương, sừng, đồng… phản ánh sự đa dạng về loại hình công cụ, vũ khí, trang sức của người xưa. Họ đã xuất hiện, tụ cư trong những địa điểm ven đồi, ven sông, nơi cửa sông “giao nước” với các hoạt động săn bắn, hái lượm, trồng trọt, đánh bắt… trong một thời đoạn lịch sử khá dài.

Những vết tích cư trú của người cổ ven sông rất nhiều và được biết đến ở các địa bàn thuộc nhiều tỉnh Đông Nam bộ qua khai quật khảo cổ học, được đúc kết để khái quát về một nền văn hóa của cư dân thời nguyên thủy. Những gì còn lại của người xưa là những sưu tập trong các bảo tàng địa phương và còn ẩn khuất đâu đó chưa tìm thấy.

Một dấu tích khá độc đáo ở cù lao Rùa giữa sông Đồng Nai (nay thuộc xã Thạnh Hội, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Trên cù lao Rùa, từ thế kỷ XIX, các nhà địa chất Pháp đã phát hiện một số di vật về người cổ. Sau năm 1975, qua các những lần thám sát, và đặc biệt hai cuộc khai quật khảo cổ đã thu nhận được hàng ngàn hiện vật các chủng loại về dấu tích cư trú, mộ táng của con người tiền sử với niên đại: giai đoạn sớm từ 3.500-3.000 và muộn từ 3.000-2.700 năm cách ngày nay. Di chỉ khảo cổ cù lao Rùa được xếp hạng vào danh sách các di tích khảo cổ học cấp quốc gia vào năm 2009.

Chính dòng sông Đồng Nai là điều kiện thuận lợi để cư dân xưa tạo nên nguồn sống. Đặc biệt, nơi một làng cổ ven sông có địa danh Bình Đa (nay thuộc P.An Bình, TP.Biên Hòa), cuộc khai quật vào năm 1979 đã phát hiện một sưu tập những thanh đoạn đàn đá có niên đại cách đây hơn 3.000-2.700 năm. Nhiều di chỉ khảo cổ khác ven sông còn tìm thấy những dấu ấn tiêu biểu với những hiện vật khá độc đáo… Nhưng ở đây, chúng ta chỉ nhắc đến con người xưa ven sông Đồng Nai với loại nhạc cụ đàn đá. Chắc chắn, người cổ đã vất vả, cực nhọc giữa muôn trùng khó khăn để đảm bảo sự sinh tồn và chính trong cuộc sống đó, cũng chính họ đã làm nảy sinh sự cảm thụ về âm nhạc bởi những thanh đá được chế tác thời “nguyên thủy, hồng hoang”.

Cách đây hơn 3.000 năm, để làm cho những thanh đá vang lên đúng tiếng nhạc, chắc chắn những người chủ tâm chế tác có bàn tay khéo léo, sự cảm thụ tinh tế về âm thanh, đã trải qua những tìm tòi, thử nghiệm, dày công đục đẽo, chỉnh hình, chỉnh âm. Chúng ta có thể hình dung về một cộng đồng dân cư ven sông của Đồng Nai, sau những mùa vụ trồng trọt, cùng hòa niềm vui với nhau những dịp lễ hội với điệu nhảy, âm thanh từ dàn nhạc đàn đá vang lên trong ánh lửa bập bùng. Chính đó là môi trường xã hội được nâng cao của người cổ, phản ánh sự cảm thụ văn hóa, nghệ thuật tinh tế.

Bí ẩn của đền đài

Sông Đồng Nai ở khu vực ranh giới giữa Lâm Đồng - Đồng Nai vốn là rừng núi, nhiều đỉnh núi nên từ trên cao nhìn xuống, sông như con rắn màu trắng uốn lượn quanh co giữa đại ngàn xanh thẳm. Những đồi núi ven sông của miệt rừng này - bây giờ nằm trong phạm vi của rừng quốc gia Cát Tiên để lại những dấu tích khảo cổ quan trọng của những con người sinh sống cách đây hàng ngàn năm. Nhiều dấu tích của đền đài về con người xây dựng dưới chân núi, ven đồi hay lưng chừng hoặc trên đỉnh cao đã được phát hiện qua thám sát, khai quật khảo cổ như: Rạch Đông, Cây Gáo, Miễu Ông Chồn, Nam Cát Tiên, Đạ Lắk… (Đồng Nai), đặc biệt là quần thể di tích Cát Tiên trên địa bàn H.Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, tả ngạn khu vực sông Đồng Nai.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện công cụ làm bằng chất liệu gì của người tối cổ ở đồng nai
Du khách tham quan Linga - Yoni lớn nhất Đông Nam Á tại di tích khảo cổ Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: TL

Tôi đến với khu di tích này 2 lần trong những ngày đang khai quật và nhiều lần khi dẫn sinh viên thực tập, điền dã. Một quần thể đền đài với kiến trúc được phát lộ trải dài trên một diện tích khá rộng. Trên đỉnh đồi núi cao là phế tích của một đền tháp với bệ thờ Linga - Yoni lớn bằng đá (biểu tượng sinh thực khí) trong tín ngưỡng Balamôn được cho là ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại. Bộ ngẫu tượng với kích thước lớn và ước nặng khoảng 4 tấn này được xác định lớn nhất trong các số Linga - Yoni  phát hiện ở Đông Nam Á. Phía dưới những trảng đất bằng hoặc gò thấp là kiến trúc hỗn hợp gạch, đá của một hệ thống các đền tháp kéo dài được phát lộ. Trong các khu đền đài này, phát hiện nhiều hiện vật bằng đá, đồng, gốm, thủy tinh, vàng, bạc… Nhiều mảng được khắc họa hoa văn tỉ mỉ với nhiều đề tài. Các mảnh vàng mỏng được khắc hoa, tượng linh thú, vật linh, thần linh và những bệ tượng Linga - Yoni nhiều chất liệu (đá, vàng, đồng, thủy tinh)…

Không ít người sẽ đặt câu hỏi, tại sao giữa vùng núi bạt ngàn cách đây hơn mười mấy thế kỷ, những cư dân nào đã xây dựng nên đền tháp, làm sao có thể chuyển đến, đưa lên những bệ đá lớn, số lượng gạch nhiều đến chóp núi như vậy… Nhiều lý giải nhưng tất cả đều ngưỡng mộ về sức mạnh đoàn kết, sự tài hoa và tín niệm mạnh mẽ của con người xưa. Từ trên đỉnh cao của chóp núi tôi nhìn về phía  sông Đồng Nai uốn lượn quanh các thung lũng, chắc chắn, chính từ dòng sông này là huyết mạch, phương tiện để kéo cư dân trụ lại, chuyên chở nguyên vật liệu, chọn lựa địa điểm xây dựng đền thiêng trong vùng đất thánh Cát Tiên.

Khu di chỉ Cát Tiên có thể được xem là trung tâm và ngoại vi của nó có thể tìm thấy một hệ thống đền tháp khác đã giấu mình trong sự vần xoay của thời cuộc, sự che mờ bởi thời gian và môi trường… cho đến khi con người phát hiện. Dọc sông Đồng Nai là một ngoại vi của Cát Tiên với nhiều đền tháp mà tôi đã có lần đến công trường khai quật Đạ Lắk bên hữu ngạn Đồng Nai gần đó cũng như một số di chỉ khác qua tư liệu.

Những ngọn núi, đồi, gò ven sông Đồng Nai trải dài trong dòng chảy cho đến bờ thác Trị An xưa có nhiều vết tích đền tháp. Một số đã khai quật, thu thập nhiều hiện vật ở các cơ quan nghiên cứu, nhiều hiện vật quý hiếm góp phần làm rõ những dấu tích văn hóa cổ. Dưới lòng hồ Trị An, một số di chỉ ở khu vực Cây Gáo đã được khai quật trước khi bị nhấn chìm bởi lớp nước mênh mông khi hoàn tất đập ngăn nước của công trình thủy điện lớn nhất miền Nam xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ XX...

Ghi chép của Phan Đình Dũng

Bài 4: Những bộ sưu tập dưới lòng sông

Bài 13. VIỆT NAM THỜI kì NGUYÊN THỦY

Câu 1: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại cách nay bao nhiêu năm?

A. 30 – 40 van năm.

B. 40 – 50 vạn năm.

C. 20 – 30 vạn năm.

D. 10- 20 vạn năm

Đáp án : Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của Người tối cổ có niên đại cách đây khoảng 30 – 40 vạn năm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam?

A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.

B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.

C. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.

D. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.

Đáp án : Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của Người tối cổ cách đây 30 – 40 vạn năm và công cụ đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Di tích tiêu biểu nào minh chứng cho sự sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam?

A. Di tích Sơn Vi (Phú Thọ).

B. Di tích văn hóa Ngườm (Thái Nguyên).

C. Di tích Núi Đọ (Thanh Hóa).

D. Di tích văn hóa Sa Huỳnh.

Đáp án : Các nhà khảo cổ đã tìm ra rìu tay đá cũ ở Núi Đọ (Thanh Hóa). Điều đó minh chứng Người tối cổ đã sinh sống ở đây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy nhiều dấu tích của

A. văn hóa đá cũ.

B. văn hóa đá mới.

C. văn hóa sơ kì đồ đồng.

D. văn hóa sơ kì đá mới

Đáp án : Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy dấu tích của văn hóa sơ kì đá mới, cách ngày nay khoảng 6000 – 12000 năm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Thời đại nào đóng vai trò làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới?

A. Thời đại đá cũ.

B. Thời đại sơ kì đá mới.

C. Thời đại hậu kì đá mới.

D. Thời đại Kim khí.

Đáp án : Thời đại Kim khí (cách ngày nay 3000 – 4000 năm), làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ trên đất nước Việt Nam trong cách đây khoảng 5000 – 6000 năm là

A. săn bắn, hái lượm

B. săn bắn, hái lượm, đánh cá

C. săn bắn, hái lượm và trồng rau, củ quả

D. nông nghiệp trồng lúa.

Đáp án : Cách ngày nay khoảng 5000 – 6000 năm, phần lớn các thị tộc đều bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa dùng cuốc đá. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là

A. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên

B. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh

C. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai

D. Cư dân văn hóa Đông Sơn

Đáp án : Cư dân văn hóa Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Thuật luyện kim ở Việt Nam ra đời nhờ sự phát triển của

A. nghề làm gốm.

B. nghề nông trồng lúa nước.

C. sự phổ biến cuốc đá.

D. sự giao lưu với nước ngoài.

Đáp án : Thuật luyện kim ở Việt Nam được phát minh nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim từ kim loại đầu tiên là đồng…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm của Người tối cổ ở Việt Nam?

A. Sống thành từng bầy.

B. Săn bắt thú rừng để sống.

C. Hái lượm hoa quả để sống.

D. Biết trồng

Đáp án : Người tối cổ sống thành từng bầy. Họ săn bắn thú rừng và hái lượm hoa quả để sống. Người tối cổ chưa biết trồng lúa, nền nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam được hình thành từ văn Hòa Bình, Bắc Sơn tương ứng với thời kì sơ kì đá mới cách đây 6000 – 12000 năm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Chủ nhân văn hóa Sơn Vi không mang trong mình đặc điểm nào sau đây?

A. Cư trú trong các hang động, mái đá ngoài trời.

B. Sinh sống trên địa bàn khá rộng.

C. Phát triển trao đổi hàng hóa giữa các bộ lạc. 

D. Lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

Đáp án : Chủ nhân văn hóa Sơn Vi cư trú trong các hang động, mái đá ngoài trời, ven bờ sông, bờ suối, trên một địa bán khá rộng từ Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị. Họ sống thành các thị tộc, sử dụng công cụ đá ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

Cư dân văn hóa Sơn Vi chưa có sự phát triển của trao đổi hàng hóa giữa các bộ lạc. Đây là đặc điểm của đời sống vật chất của con người cách đây khoảng 5000 – 6000 năm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Cách ngày nay khoảng 5000 – 6000 năm, con người đã có nhiều tiến triển thúc đẩy nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, ngoại trừ việc

A. Sử dụng kĩ thuật cưa, khoan đá, phát triển kĩ thuật làm gốm bằng bàn xoay.

B. Phần lớn thị tộc bước vào giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc đá.

C. Trao đổi sản phẩm được đẩy mạnh giữa các bộ lạc.

D. Sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim.

Đáp án : Cách nay khoảng 5.000- 6.000 năm, con người đã:

– Sử dụng cưa, khoan đá, bàn xoay, công cụ lao động được cải tiến, năng suất lao động tăng.

– Phần lớn các dân tộc đều bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa dùng cuốc đá.

– Dân số gia tăng, trao đổi sản phẩm, đời sống vật chất được ổn định, đời sống tinh thần được nâng cao.

Đáp án D: Con người biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim trong thời gian cách ngày nay 3000 – 4000 năm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Xã hội nguyên thủy trên đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tương ứng với sự xuất hiện của

A. người tối cổ

B. người tinh khôn

C. xã hội có giai cấp và nhà nước

D. loài vượn cổ

Đáp án : Công xã thị tộc được hình thành cũng có nghĩa con người từ bỏ cách tổ chức theo bầy đàn, chuyển sang tổ chức theo thị tộc. Ở nhiều địa phương của Việt Nam đã tìm thấy những răng hóa thạch và nhiều công cụ đá ghè đẽo của Người tinh khôn tại các khu di tích văn hóa Ngườm (Võ Nhai – Thái Nguyên), Sơn Vi (Lâm Thao – Phú Thọ).

=> Xã hội nguyên thủy trên đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tương ứng với sự xuất hiện của Người tinh khôn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn?

A. Sống thành thị tộc, bộ lạc.

B. Lấy săn bắt hái lượm làm nguồn sống chính.

C. Biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.

D. Sử dụng công cụ sắt diễn ra phổ biến.

Đáp án : Những đặc điểm của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn bao gồm:

– Sống định cư trong hang động, mái đá gần nguồn nước họp thành thị tộc, săn bắt, hái lượm, trồng rau củ, quả.

– Người Hòa Bình ghè đẽo, mài lưỡi rìu, làm công cụ bằng xương, tre, gỗ, người Bắc Sơn biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.

– Cuộc sống vật chất và tinh thần được nâng cao.

Đáp án D: Thời kì này chưa có sự xuất hiện của công bằng sắt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là

A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên

B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai

C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai

D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai

Đáp án : Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trên đất nước ta bao gồm:

– Cư dân Phùng Nguyên(mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam), cư dân Hoa Lộc – Thanh Hóa, sông Cả – Nghệ An:

+ Trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.

+ Công cụ bằng đá, làm đồ gốm bằng bàn xoay, dùng tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải, chăn nuôi.

+ Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng.

– Cư dân văn hóa Sa Huỳnh – Nam Trung Bộ biết thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa, cây trồng khác, chế tác và sử dụng đồ sắt, làm gốm, dệt vải, đồ trang sức; thiêu xác chết.

– Cư dân văn hóa Đồng Nai: làm nghề nông trồng lúa nước, khai thác lâm sản, săn bắt, làm nghề thủ công, công cụ đá, đồng, thủy tinh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Văn hóa Sơn Vi có điểm gì tương đồng với văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn?

A. Lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

B. Cư dân tổ chức thành từng bầy người.

C. Bắt đầu biết làm đồ gốm.

D. Biết mài rộng trên lưỡi rìu đá.

Đáp án : 

Các nhà khảo cổ đã phát hiện công cụ làm bằng chất liệu gì của người tối cổ ở đồng nai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Cuộc sống của cư dân Sơn Vi có đặc điểm gì khác so với cư dân Núi Đọ?

A. sống thành từng bầy với khỏng 20 – 30 người, gồm 3 – 4 thế hệ

B. kiếm sống bằng phương thức săn bắt hái lượm

C. sống thành các thị tộc, bộ lạc

D. biết trồng các loại rau, củ, quả và chăn nuôi các loại thú nhỏ

Đáp án : – Đáp án A: là đặc điểm của cư dân Núi Đọ.

– Đáp án B: là đặc điểm giống nhau của cư dân Sơn Vi và cư dân Núi Đọ.

– Đáp án C: cư dân Sơn Vi đã sống thành các thị tộc bộ lạc, đây cũng là thời kì hình thành và phát triển của công xã thị tộc. Trong khi đó, cư dân Núi Đọ vẫn đang sống thành từng bầy, gọi là bầy người nguyên thủy.

– Đáp án D: là đặc điểm của cư dân Hòa Bình. Đây cũng là đặc điểm của nền nông nghiệp sơ khai đã được bắt đầu từ thời văn hóa Hòa Bình.

=> Sống thành thị tộc, bộ lạc là đặc điểm khác của cư dân Sơn Vi so với cư dân Núi Đọ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy trên đất nước ta đi liền với các nền văn hóa theo trình tự là

A. Núi Đọ (người tối cổ – đá cũ) -> Hòa Bình, Bắc Sơn (người tinh khôn – đá mới) ->  Phùng Nguyên (mở đầu thời đại đồng thau)

B. Sơn Vi (người tối cổ – sơ kì đá cũ) -> Núi Đọ (người tối cổ – hậu kì đá cũ) -> Phùng Nguyên (người tinh khôn – hậu kì đá mới)

C. Núi Đọ (người tối cổ – đá cũ) -> Sơn Vi (người tinh khôn – đá mới) -> Hòa Bình, Bắc Sơn (người tinh khôn – hậu kì đá mới)

D. Núi Đọ (người tối cổ – đá cũ) -> Hòa Bình, Bắc Sơn (người tinh khôn – đá mới) ->  Đông Sơn (mở đầu thời đại kim khí)

Đáp án : Các nền văn hóa đi liền với các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy trên đất nước ta là:

Các nhà khảo cổ đã phát hiện công cụ làm bằng chất liệu gì của người tối cổ ở đồng nai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là

A. sống trong các thị tộc, bộ lạc

B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước

C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính

D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai

Đáp án : – Đáp án A, B, C: là điểm giống nhau của cư dân văn hóa Sơn Vi và cư dân văn hóa Hòa Bình.

– Đáp án D:

+ Cư dân văn hóa Sơn Vi: lấy săn bắt, hái lượm là nguồn sống chính.

+ Cư dân văn hòa Hòa Bình, Bắc Sơn: lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính nhưng đã biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả, …. Đây là biểu hiện của nền nông nghiệp sơ khai của cư dân văn hóa Hòa Bình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Khoảng thời gian bắt sử dụng đồ sắt của cư dân trong xã hội nguyên thủy Việt Nam có điểm gì tương đồng với nhiều nước khác trên thế giới cùng thời kì này?

A. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 3000 năm.

B. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 7000 năm.

C. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 5500 năm.

D. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 6000 năm.

Đáp án : – Cách đây khoảng 3000 – 4000 năm, cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã bắt đầu biết chế tác và sử đụng đồ sắt. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ sắt ở Việt Nam giai đoạn này chưa thực sự phổ biến trên toàn quốc.

– Trên thế giới, khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Việc phát minh ra thuật luyện kim không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.

B. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.

C. Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.

D. Mở đầu cho sự hình thành nền văn hóa Đông Sơn.

Đáp án : Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng:

-Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
 – Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.

– Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.

=> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế – xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.

 Đáp án D: thuật luyện kim không có ý nghĩa mở đầu cho nền văn hóa Đông Sơn. Thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn là từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ I SCN, thời kì này công cụ bằng đồng thau phổ biến và bắt đầu có sử dụng công cụ bằng sắt.

Đáp án cần chọn là: D