Cách ghép nào có tỷ lệ sống cao hơn

Giới thiệu:

Ghép cành là phương pháp ghép cho phép ghép các chi của gốc ghép có kích thước lớn hơn nhiều so với mảnh ghép. Ghép cành được tiến hành vào cuối mùa đông khi cả gốc ghép và cành ghép đều ở trạng thái ngủ đông.

Một trong những hình thức ghép đơn giản và phổ biến nhất là ghép cành. Đây là một phương pháp cho cây ra hoa và đậu quả theo thứ tự các giống khác nhau. Ghép cành được sử dụng để nhân giống các giống hoa và cây ăn quả khó ra rễ.

Kiểu ghép này thường được thực hiện trong mùa đông và đầu xuân. Khi cả cành ghép và gốc ghép vẫn ở trạng thái ngủ đông. Ghép cành có thể được thực hiện trên các thân chính hoặc trên các cành bên hoặc giàn. Một số ví dụ về ghép cành cho cây ăn quả là táo, anh đào, lê, và đào.

Gốc ghép được sử dụng để ghép cành phải có đường kính từ 3 đến 10cm và phải thẳng hàng. Cành ghép phải có đường kính khoảng 0,5-1cm, thẳng và đủ dài để có ít nhất ba chồi. Những cành có độ dài kéo dài từ 15-20cm là dễ sử dụng nhất.

Phương pháp ghép cây cơ bản

Ghép cây là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khoẻ và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép [gốc tháp] tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép.

Nếu gốc ghép và mắt ghép thuộc cùng một cá thể thì đây là một sự tự ghép [autogreffon]; nếu chúng đến từ các cá thể khác nhau của cùng một loài, người ta gọi đây là sự đồng ghép [himogreffon], sự kết hợp giữa các loài hoặc các giống khác nhau là một sự dị ghép [hétérogreffon].

Các kỹ thuật ghép cực kỳ đa dạng. Tuy nhiên, người ta có thể phân biệt làm 3 loại chính.
1. Ghép cành.
2. Ghép mắt.
3. Ghép mô được nuôi cấy in-vitro.

Ở đây, xin giới thiệu 2 phương pháp đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.


Kỹ thuật ghép cây là gì?

Kỹ thuật ghép cây trồng hay còn gọi là kỹ thuật nhân giống cây trồng. Là cách tách rời một chồi non hoặc một đoạn thân cây non vào “ở nhờ” vào một cây cùng họ để tiếp tục phát triển và cho năng suất cao. Cây được chọn để ghép phải có những đặc tính nổi bật mà nhà nông mong muốn, kể như: sống khỏe, tăng trưởng tốt, ra hoa đẹp, ra nhiều trái, quả ngọt,…

Quan trọng phải biết chọn thời điểm ghép cây vào thời kỳ đâm chồi nảy lộc. Chọn loài cây tương ứng giống để ghép cành. Và xác định rõ mong muốn ghép cây để cho cây có hình thù đặc biệt, cho cùng một cây mà ra nhiều loại trái khác nhau,…mà vận dụng đúng phương pháp ghép cây phù hợp.

Ưu điểm của kỹ thuật ghép cây

Năng suất cao là vấn đề được bàn tới nhiều nhất của kỹ thuật ghép cây. Ghép cây đúng cách thì cam kết với bà con gốc ghép sẽ phát triển bình thường khỏe mạnh. Và đặc biệt nhành cây được ghép cho ra quả, đơm hoa giống như những nhánh khác trên toàn bộ gốc ghép.

Nếu bà con nghĩ ghép cây thì dễ suy cây thì điều này hoàn toàn sai lầm. Ưu điểm của kỹ thuật ghép cây là giúp gốc ghép tăng khă năng chống chịu với điều kiện bất lợi của thời tiết như hạn hán, lũ lụt. Và tác động xấu của sâu bệnh. Ngoài ra, người làm vườn có quyền điều tiết sinh trưởng của cây ghép cho cao hay lùn đi như mong muốn.

Vậy đã rõ kỹ thuật ghép cây là thủ pháp tuyệt vời để ươm giữ những đặc tính tốt , duy trì được những giống cây quý. Ghép cây thành công mang đến cho thị trường cây trồng những cây trái với “mẫu mã” đẹp. Từ đó, mà giá cả được thổi lên do nhu cầu của người dân cao. Cái đau bị ép giá, mất mùa, hay vòng lẩn quẩn làm nông không giàu được cũng dần được xóa bỏ.

Nguyên tắc ghép cây

Ghép cây thì phải trên nguyên tắc phải chuẩn bị dụng cụ ghép cây chuyên dùng gồm có dao, kéo, băng keo , dây nilong mỏng. Ngoài ra, buộc tuân thủ phương pháp ghép được nghiên cứu là chỉ ghép cây cùng họ và mối ghép phải kín thì dinh dưỡng mới tiếp cận nuôi gốc và mắt ghép được. Xem nhẹ các trình tự hướng dẫn thì cây sẽ chết nên bà con cần cực kì lưu tâm.

Video liên quan

Chủ Đề