Cách làm la vối phơi khô

Trà vối được nấu bằng nụ vối, lá vối ủ khô hoặc bằng chính lá vối tươi. Nước vối được dùng hàng ngày như nước chè xanh vậy. Không chỉ là thứ nước uống thông thường, trà vối còn có công dụng vô cùng tốt với sức khỏe. Theo đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp tiêu hóa tốt. Lá vối có vị chát, tính mát, thanh nhiệt cơ thể. Nếu dùng lá vối thường xuyên, sẽ giải quyết được bệnh gout, giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Trong thực tế, ông bà ta thường dùng lá vối tươi vò nát, nấu nước gội đầu để chữa chốc lở rất hiệu quả.

Cách ủ lá vối

Lá vối tươi hãm trà sẽ có vị hơi ngái vì lá vối chứa nhiều chất diệp lục. Thông thường, người ta sẽ đem ủ lá vối cho chín rồi mới dùng để hãm trà. Cách ủ lá vối ngon nhất là ủ trong chum, vại sành, ủ với rơm rạ khô.

– Đầu tiên, lá vối hoặc nụ vối hái về sẽ được rửa thật sạch. – Lót lá chuối khô hoặc rơm rạ xuống đáy chum. Xếp lá vối lên rồi trên cùng lại là một lớp rơm rạ. – Úp sấp chum xuống, để trong mát khoảng 4-5 ngày

– Kiểm tra đến khi lá vối chuyển màu đen đều nhau là được. Lấy lá vối đem phơi nắng khô rồi cất dùng dần. Ủ lá vối đúng cách thì mới cho trà ngon.

Cách ủ lá vối thơm ngon chuẩn như bà ngoại nấu mà bạn không nên bỏ qua. Trong dân gian, người ta hãm nước lá này để uống vào những ngày hè nắng nóng nhằm giải khát, thanh nhiệt.

Xem thêm chi tiết: Lá vối có tác dụng gì?

Tuy nhiên, để có được ly nước lá vối thơm ngon đem lại hiệu quả chữa bệnh cao thì cần phải biết được cách ủ lá vối đúng chuẩn. Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem uống nước vối có tác dụng gì, uống nhiều có tốt không, cũng như hiểu rõ hơn về cách ủ dược liệu này nhé!

Lá vối

Lá vối khô

Tác dụng của lá vối là gì?

Lá vối được xem là một trong những loại lá dược liệu lành tính, rất tốt cho sức khỏe. Trong lá có hàm lượng lớn các chất như tanin, vitamin, chất khoáng và một số chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn.

Ngoài ra, lá còn có một ít tinh dầu có hương thơm khá dễ chịu, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Vậy vì sao cần phải ủ lá vối? Việc ủ lá vối có tác dụng gì? Dưới đây là một số tác dụng chính của dược liệu đối với sức khỏe.

Lá vối có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút [gout]

Nguyên nhân dẫn đến gout là do chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo, ngọt. Cơ thể không hấp thụ hết và ứ đọng nhiều thành phần chất uric. Ngoài ra, bệnh này còn do hệ thống tiêu hóa và bài tiết ở thận đào thải các chất không tốt. Khiến cho độc như uric ứ đọng ở các khớp tay chân, gây nên triệu chứng sưng, đỏ, đau khớp.

Bạn có thể giải độc cơ thể cách uống trà nụ hoa tam thất, kết hợp với việc ủ và sử dụng cách hãm lá vối tươi để dùng dần. Tuy nhiên lá tươi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, để cải thiện tình trạng, người bệnh phải tuân theo phác đồ chữa trị của bác sĩ. Cùng với đó nên kết hợp lối sống lành mạnh, kiêng ăn các loại thực phẩm, chất kích thích không tốt cho bệnh gout.

Tác dụng của lá vối trị bệnh đau dạ dày

Một số nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng đối với dạ dày, lá vối có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp đường ruột và dạ dày khỏe mạnh, chất tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và giúp kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây hại có trong đường ruột, giảm tình trạng viêm loét gây đau đớn.

Ngoài ra, còn có khả năng oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho người đang mắc bệnh đau dạ dày.

Để sử dụng hiệu quả, dùng lá vối khô với liều lượng vừa đủ đem hãm cùng với nước sôi trong 10 phút. Uống trong lúc còn ấm để cơ thể hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó có thể sử dụng nụ vối hãm trà tương tự như lá đều được. Ngoài ra, có thể thêm hoắc hương, bạch đàn để giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và khỏe mạnh hơn.

Tác dụng của lá vối trị viêm đại tràng mãn tính

Những bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính thường sẽ bị đau bụng âm ỉ, khó chịu, đi ngoài ra phân sống thì hãy sử dụng nước lá vối.

Đây là phương pháp tiết kiệm và đơn giản vô cùng hiệu quả để cải thiện tình trạng bệnh:

Sử dụng 200g lá vối tươi, rửa sạch, để ráo nước, tiếp đến vò cho hơi nát và hãm nước với nước sôi uống thay thế nước trà hằng ngày.

Tác dụng của lá vối chữa bệnh gout

Lá vối được xem là cứu tinh đối với những người mắc bệnh gout. Dược liệu này có khả năng giúp tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt là thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Đồng thời giúp giảm béo và lợi tiểu, tiêu độc.

Lá vối có tác dụng chữa bệnh đau bụng đi ngoài

Dùng 12g lá khô, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu. Tất cả đem thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó sắc cùng với 500ml nước, sắc đến khi còn 100ml thì chia ra 2 lần uống hết trong ngày.

Sử dụng liên tục 2 – 3 ngày sẽ thấy hết đau bụng đi ngoài, tiêu chảy, phòng ngừa tình trạng kiệt sức vì mất nước.

Uống lá vối có tác dụng giảm cân

Lấy 200g lá vối tươi sau đó vò nát. Sau đó dùng 2 lít nước sôi, đem hãm trong 1 giờ rồi uống thay nước hàng ngày. Dùng kiên trì sau 1 tháng trở đi sẽ thấy hiệu quả giảm cân rõ rệt.

Trà lá vối khi vào cơ thể có công dụng kích thích quá trình trao đổi chất, đốt cháy và loại bỏ mỡ thừa qua đường bài tiết.

Chị em nào muốn giảm cân an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí thì đây là phương pháp tuyệt vời nhất. Hiệu quả hơn nếu kết hợp vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều. Từ đó, mỡ thừa và năng lượng cũng bị đốt cháy đáng kể.

Lá vối có công dụng chữa bệnh lở ngứa, chốc đầu

Lấy một lượng lá vừa đủ, đem nấu kỹ với nước rồi lấy nước này để tắm. Dùng để rửa vùng bị lở ngứa và dùng gội đầu. Do có tính kháng viêm và diệt khuẩn tốt, nên đây là một trong những phương pháp hiệu quả để chữa trị các bệnh nấm da đầu. Bạn có thể nấu nước gội đầu bằng lá tươi hay lá khô đều có công dụng như nhau.

Tác dụng của lá vối chữa bệnh lở ngứa

Tác dụng của nước lá vối giúp lợi sữa

Phụ nữ mang thai uống nước chè vối trong thời kỳ 1-3 tháng đầu thai kỳ giúp kích thích tăng tuyến sữa. Đảm bảo hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai. 

Đồng thời kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt. Giúp mẹ và bé đều hấp thụ được dưỡng chất. Lưu ý nên uống điều độ và không quá lạm dụng trong giai đoạn thai kỳ.

Uống nước lá vối có tác dụng ổn định đường huyết

Bệnh tiểu đường là bệnh khá phổ biến hiện nay và đang trở thành mối nguy và nỗi lo đối với nhiều người. Theo nhiều nghiên cứu, uống nước lá vối giúp giảm mỡ máu và hạ đường huyết hiệu quả, tuy nhiên bạn nên kiên trì sử dụng lâu dài.

Dùng 15 đến 20g lá hoặc nụ vối đem đi sắc cùng với nước, đến khi sôi thì tắt bếp, nên sắc đến khi nước đặc lại, chia ra uống 3 lần trong ngày. Hoặc có thể dùng phần nụ đem đi hãm thành trà uống hàng ngày.

Công dụng của lá vối trị bệnh viêm gan, vàng da

Viêm gan, vàng da, gan nhiễm mỡ là những căn bệnh khởi đầu về gan rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm về sau sẽ gây hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến ung thư.

Nguyên nhân chủ yếu của các căn bệnh này chủ yếu đến từ việc sử dụng rượu bia quá nhiều, chất kích thích, ăn nhiều đồ cay nóng. Nhờ công dụng thanh nhiệt, tiêu độc cực mạnh trong cơ thể, mà lá vối được nhiều người sử dụng để giúp gan trở lại khỏe mạnh. 

Chuẩn bị lá vối với liều lượng vừa đủ, đem đi hãm cùng với nước sôi, uống trà vối thay thế cho nước lọc hay nước trà mỗi ngày. Để sử dụng đạt hiệu quả thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách dùng khoa học mang lại tác dụng tối đa và không sinh tác dụng phụ.

Công dụng của lá vối giúp giảm mỡ máu

Người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì thường có tỷ lệ mắc bệnh mỡ máu cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Nhất là ở những người lớn tuổi, một số ít có thể bắt gặp ở những người trẻ tuổi bị béo phì.

Bên cạnh việc uống trà nụ vối, người bệnh có thể kết hợp hãm trà lá vối để uống sẽ rất có lợi cho việc điều trị mỡ máu. Uống nước chè vối có công dụng làm giảm lipid trong máu, giữ chúng ở mức cân bằng, an toàn cho cơ thể.

Vì thế, đây cũng là một giải pháp khá hữu hiệu để hỗ trợ làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Xem thêm tác dụng của hạt chùm ngây giúp tóc chắc khỏe tại đây: //caythuocnam.webflow.io/posts/tac-dung-cua-hat-chum-ngay

Cách ủ lá vối tươi, khô đúng cách

Để tránh mùi ngái khi sử dụng lá tươi, người xưa thường dùng chúng đem đi ủ trong lu, chum, vại với mục đích tăng dược tính chữa bệnh và để pha nước uống thơm ngon hơn, tốt cho sức khỏe. Ngày nay, cách ủ lá vối bằng rơm hay lá chuối vẫn được lưu truyền rộng rãi từ đời này sang đời khác.

Ủ lá vối không khó nhưng không phải ai cũng biết. Sau đây là 2 cách ủ lá vối đơn giản và phổ biến nhất hiện nay:

Cách ủ lá vối tươi, khô bằng nước

Nên chọn những lá to, lành lặn, không vụn nát, sâu bệnh. Nước để ủ nên lấy nước lọc hoặc nước giếng, không dùng nước máy vì có chứa nhiều phèn, sẽ làm giảm dược tính vốn có của chúng.

Đối với lá tươi:

·       Lá tươi hái về bỏ những lá già, sâu bệnh, cắt bỏ phần cuống, rửa sạch cho bớt nhựa, cắt từng lá ra làm đôi hoặc làm ba.

·       Cho hết vào nước ngâm 3 ngày, cứ 1 ngày thay nước 1 lần.

·       Sau 3 ngày, vớt lá ra đem rửa sạch.

·       Sau đó phơi khô rồi đem bảo quản trong túi nilon, để dành dùng dần.

Cách ủ lá vối

Đối với lá khô:

Lá khô mua tại các hiệu thuốc Đông Y đem về có thể ủ ngay [vì lá được phơi khô đã bớt nhựa]. Làm tương tự như lúc ủ lá tươi.

Cách ủ này có thể giúp bạn bảo quản chúng tới 1 năm mà không bị hỏng. Đây là cách làm đơn giản, dễ thực hiện. Thích hợp cho những người ở thành thị, không có điều kiện ủ bằng rơm hoặc lá chuối.

Lưu ý trong khi bảo quản nên để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, hạn chế để những chỗ có độ ẩm cao, lấy ra bao nhiêu nên dùng hết trong ngày.

Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ làm, thích hợp nếu bạn ở thành thị, khó tìm thấy rơm rạ hay lá chuối.

Nhược điểm: Cách ngâm truyền thống này làm lá vối lâu chín, ủ không đều, nấu nước vị không đậm đà, mùi không thơm.

Cách ủ lá vối tươi, khô bằng rơm hoặc lá chuối

Rơm hay lá chuối bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều vùng quê. Rơm nên giũ sạch bụi bẩn, lá chuối chọn lá còn nguyên, không bị rách để ủ được kín hơn, hơi không bị thoát ra ngoài.

Nếu ở quê, bạn có thể dùng nước mưa hay nước giếng đều được, không dùng nước mặn, nước đã khử phèn hay đã khử trùng.

Đối với lá tươi:

·       Lấy lá tươi đi rửa sạch, để ráo nước.

·       Chuẩn bị 1 cái chum rồi lót rơm hoặc lá chuối vào dưới đáy chum.

·       Cho lá vào chum rồi phủ lên mấy lớp rơm hoặc lá chuối thật dày.

·       Để chum nơi thoáng mát rồi lật úp chum xuống.

·       Đợi 2-3 ngày, lấy ra phơi khô rồi đem cất bảo quản.

Đối với lá khô:

Cách làm tương tự như trên. Tuy nhiên, khi ủ xong, không cần phơi khô quá kỹ. Do nó đã được phơi khô sẵn, chỉ cần phơi 1-2 nắng cho héo đi là được.

Ưu điểm: Thời gian ủ nhanh, lá chín đều, nước trà dậy mùi thơm và rất đậm vị.

Nhược điểm: Cách làm hơi mất nhiều thời gian, khó tìm thấy rơm rạ, lá chuối để ủ.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn 2 cách ủ lá vối thông dụng và phổ biến nhất. Bạn có thể ghi chép lại cách làm để dùng khi cần. Tùy vào điều kiện thực tế mà có thể chọn cách ủ phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ những cách làm này cho những ai mắc bệnh gout, theo kinh nghiệm của người xưa, lá vối ủ 3 ngày 3 đêm chính là khắc tinh của căn bệnh khó chữa này.

Tác dụng của lá vối chữa bệnh gút [gout]

Cách nấu lá vối

Nước lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và còn mang tới nhiều tác dụng khác. Đây quả thật là thứ không thể thiếu trong các ngày hè nóng bức. Bạn có nhiều thời gian thì nên sử dụng cách này, vì cách này sẽ làm cho nước không những ngon mà thành phần dưỡng chất trong lá vối cũng tan ra ngấm vào nước một cách triệt để.

Để pha được nước vối ngon, thì không phải ai cũng biết, cùng tìm hiểu các cách sau đây:

Cách nấu lá vối tươi

Lá tươi hiện nay đang được bán rất phổ biến vì vậy để tìm mua thì không khó. Cách nấu lá vối tươi thường được nhiều người ưa chuộng hơn vì nấu xong nước sẽ có mùi vị thơm hơn rất nhiều so với lá vối khô.

Dùng 500g lá vối tươi rửa sạch, lặt bỏ các lá già hoặc bị sâu và để ráo nước.

Sử dụng nồi bỏ nước vào đun sôi, rồi cho lá vối vào nấu đến khi nước sôi lên thì tắt bếp.

Khi uống bạn có thể cho thêm đá để giúp tăng hương vị thơm ngon và màu xanh đẹp mắt của nước.

Cách nấu lá vối khô

Sử dụng 30g lá vối khô đem rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.

Tiếp đến, cho vào nồi và đun sôi cùng với 1,5 lít nước.

Đun lửa nhỏ, đến khi sôi cho cam thảo vào, đun thêm 10 hoặc 15 phút nữa rồi tắt bếp.

Nếu muốn giữ cho nhiệt độ nóng ấm được lâu hơn, thì nên rót ra ấm tích hoặc bình giữ nhiệt và uống hết trong ngày. 

Cách hãm lá vối

Sử dụng lá vối hãm với nước sôi giống như pha trà, cách này giảm được thời gian đáng kể và cũng không làm giảm đi độ ngon nên được sử dụng phổ biến, giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả. 

Dùng 20g lá vối khô rửa sạch bằng nước để loại bỏ hết bụi bẩn.

Rửa ấm trà và tráng bằng nước sôi, quá trình này sẽ giúp ấm trà nóng lên để không bị mất nhiệt trong quá trình hãm.

Cho nụ vối vào ấm, rót từ từ nước sôi vào, lắc qua lắc lại để tráng cho đều và đổ phần nước này đi.

Tiếp đến đổ thêm nước sôi 1 lần nữa rồi dùng nắp đậy kín lại, sau 15 đến 20 phút là đã có thể sử dụng được.

Uống nước lá vối có tốt không?

Công dụng của lá vối là không phải bàn cãi, nhất là khi dược liệu được ủ kỹ lưỡng, chúng sẽ đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng có phải uống lúc nào cũng được, uống càng nhiều càng tốt hay không? Nên uống nước lá vối khô hay tươi?

Những thắc mắc sẽ được giải đáp dưới đây, bạn hãy lưu ý và ghi nhớ để áp dụng theo nhé.

Hạn chế dùng lá vối khi đang đói

Lá vối nên sử dụng tốt nhất sau bữa ăn. Nếu dùng lúc đang đói sẽ hơi cồn cào dạ dày, gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra, nên hạn chế uống nước chè lá vối vào buổi sáng, bởi thời điểm này nhu động ruột chưa kịp thích nghi với hoạt động tiêu hóa.

Nên uống nước lá vối tươi hay khô?

Để có được những vi khuẩn có lợi, chúng phải được ủ kỹ và đem phơi khô. Vì vậy, bạn nên sử dụng lá vối khô thay vì loại tươi. Điều này sẽ cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tiêu hóa hết acid uric, thức ăn dầu mỡ, qua đó, có thể phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

Không nên uống nước lá vối ngay sau khi ăn

Như đã nói ở trên, công dụng của lá vối rất tốt cho tiêu hóa, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn đường ruột có lợi. Nếu uống ngay sau khi ăn sẽ giảm bớt sự hấp thu dưỡng chất từ thức uống này.

Hiểu một cách đơn giản, thức ăn chẳng khác nào là tác nhân làm vô hiệu hóa công dụng của lá vối vậy. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước vối để qua đêm.

Uống lá vối tươi có tốt không?

Lá vối tươi hay phơi khô sắc nước uống được nhân dân ta coi là một bài thuốc sát khuẩn. Trên thực tế, nhiều gia đình miền Bắc ngày xưa thường lấy lá tươi, vò nát rồi lấy nước tắm, gội đầu để chữa trị các bệnh nấm da đầu, chốc lở, mụn, dị ứng da,...

Ngày nay, do có nhiều loại dầu gội hơn, người ta dần lãng quên phương pháp này. Dù vậy, không thể chối cãi tác dụng tuyệt vời của loại lá này đối với đời sống nhân dân ta.

Uống nhiều lá vối có tốt không?

Tác dụng của nước vối là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng khoảng 100 gram trở lại, tương đương với việc uống 200-300ml chè vối.

Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra cảm giác cồn cào, đói bụng liên tục, điều này quả thật không dễ chịu chút nào!

Lá vối là một vị thuốc tốt cho sức khỏe, dù vậy bạn nên dùng nó một cách khoa học. Có như thế, dược liệu này mới phát huy hết tác dụng chữa bệnh vốn có của nó.

Lá vối bán ở đâu?

Lá vối mua ở đâu đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn Thảo dược An Quốc Thái, đây là nhà thuốc y học cổ truyền đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong nghề.

Bạn có thể đặt mua lá vối tại:

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM.

Website: //omega3.vn/

Hoặc liên hệ:

Hotline: 0902743250 [Mobi] - 0961744414 [Viettel].

Giá bán lá vối: 120.000 VNĐ/KG .

Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết: “Tác dụng của lá vối chữa bệnh gì? Cách ủ lá vối tươi, khô đúng cách”.

Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ ngay đến người thân và bạn bè của mình để cùng nhau trang bị kiến thức về cách ủ lá vối nhé!

Video liên quan

Chủ Đề