Cách mua nhà ở Sài Gòn

Loạt bài Người trẻ cách gì mua nhà Sài Gòn? trên Thanh Niên đang tiếp tục nhận được rất nhiều những chia sẻ đồng cảm và thú vị của đông đảo độc giả.

Người trẻ cách gì mua nhà Sài Gòn - Kỳ 2: 'Cày' tối mặt sắm nhà tiền tỉ

"Không cố gắng thì chẳng bao giờ có nhà"

Bạn tên Đức tâm sự: "Mình từng là người đồng cảnh ngộ. Tốt nghiệp đại học năm 2003, lập gia đình năm 2006, rồi sau 14 năm đi làm thì mình vẫn chưa trả hết số nợ 500 triệu đồng mượn gia đình để mua nhà. Bao nhiêu năm tằn tiện không dám tiêu xài, gia đình xào xáo cũng vì chuyện kinh tế. Nhưng đúc kết lại, nếu không cố gắng chẳng bao giờ có nhà. Và bằng bàn tay khối óc thì căn nhà mới là tài sản xứng đáng để mình sở hữu. Ủng hộ cố gắng của mọi người, vay ngân hàng mua nhà".

Còn với độc giả tên Sam thì căn nhà là một mục tiêu lớn, muốn đạt được phải có lộ trình và phương cách khả thi. "Mấu chốt là năng suất lao động và thành phẩm lao động của bản thân phải vượt lên mức "đủ xài" của xã hội. Cả triệu người đã sở hữu nhà, vậy mục tiêu đó không có gì ghê gớm, hãy tìm câu trả lời qua công việc hiện tại và xem nỗ lực bản thân đến đâu".

Có những người mua nhà khá dễ dàng nhưng phần lớn bạn trẻ gặp khó khăn trong việc sắm chốn an cư

Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch

15 năm đi làm mua được 4 căn nhà Sài Gòn, "bí kíp" nằm ở đâu?

Trong khi việc mua nhà là cả một quá trình "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" của bao bạn trẻ đương thời thì đó lại là giấc mơ tương đối dễ dàng với một số người khác. Chẳng hạn như bạn đọc tên H.T.T hay Khang, họ rất tự tin khi kể lại câu chuyện của bản thân.

Cụ thể, H.T.T chia sẻ: Mua nhà ở TP.HCM không khó chút nào. Mình làm công ăn lương thôi nhưng phấn đấu từ nhân viên lên cán bộ quản lý, vay thêm từ ngân hàng mua nhà, chứ không vay thì khi đợi đủ tiền, nhà đó thành nhà người ta và gấp 5 lần giá cũ. 10 năm đi làm, 2 vợ chồng mình mua được 3 căn nhà tại Sài Gòn. Chắc cú 100%. Chuyện nhỏ. Phải siêng hơn người, giỏi hơn người một chút, tiết kiệm là được thôi".

Bạn Khang đồng tình: "Bạn nói chính xác, giống như nhà mình, 15 năm đi làm mua được 4 căn nhà ở Sài Gòn".

Còn anh Nguyễn Quốc Thắng thì kể lại bí quyết mua nhà Sài Gòn theo cách khá "thảnh thơi" của chính mình. Anh Thắng là công chức nhà nước, mới mua nhà được 2 năm ở Sài Gòn. "Ai đã qua đoạn trường ở nhà thuê nghĩ lại sẽ thấy nổi da gà liền. Lúc trước, sau gần 10 năm đi làm, tôi có để dành được 300 triệu đồng gửi ngân hàng. Tôi lấy tiền lãi suất bù vào thêm một ít lương nữa là đủ trả tiền nhà thuê. Lông bông một thời gian dài, chợt gặp lại cô bạn cũ, hỏi mình có nhà riêng chưa vì vợ chồng cô ta đã mua được 1 căn rồi. Mình hơi bị quê vì đi làm trong 1 ngành cũng khá ngon lành, thu nhập hàng tháng cũng khoảng 12 triệu mà cứ "lênh đênh". Mình bắt chước cô bạn đi tìm nhà để mua, đồng thời liên hệ ngân hàng để hỏi vay. Nói thật chỉ khi nhìn bảng chiết tính của nhân viên ngân hàng là mình hoa mắt vì số tiền gốc và lãi trả hàng tháng là mất tiêu khoảng lương tháng rồi, lấy gì ăn? Cũng thật may, mình tìm được căn nhà nhỏ thôi, 2,7x11m có 1 tầng đúc giả, nhưng được cái nhà đẹp mà gần chỗ làm, được bán với giá 850 triệu. Thế là mình chạy về quê vay mấy đứa em, rồi ba mẹ mình cho mượn thêm để bù vào đủ số tiền. Mua nhà xong thì cưới vợ thôi. Giờ thì mỗi tháng mình góp 5 triệu để trả tiền, không có lãi suất. Và  thế là mình có chỗ đi về, có người nấu cơm cho ăn, và yên tâm góp đến khi hết nợ. Vậy đó các bạn trẻ ạ".

Nói thêm về chuyện nhiều người thu nhập "khủng", lên đến 50 triệu/tháng mà vẫn không mua nổi nhà Sài Gòn, bạn đọc Lê Nguyên góp ý: Thấy nhiều người chi tiêu "mạnh tay" quá. Thu nhập tháng 50 triệu mà không dám mua nhà, đó là do chi tiêu lãng phí, không muốn tiết kiệm hoặc không có mục tiêu cụ thể thôi. Cách đây 6 năm, khi 2 vợ chồng tôi mới cưới thì tổng thu nhập chỉ 10 triệu/tháng và phải ở trọ nhưng mỗi năm vẫn để dành được 40 triệu. Tiền đám cưới 2 vợ chồng tự lo hết nên xong thì chỉ còn gần 30 triệu làm vốn. Sau 6 năm, tiền lương có tăng, do đó thưởng Tết tăng theo. Chúng tôi mua đất cách đây 2 năm với giá 250 triệu tại Nhà Bè, giờ thì ở nhà mới đã được 1 năm, nhà tôi 1 trệt 1 lầu, rộng rãi, sạch đẹp. Cũng nói thêm rằng tôi phải mượn người quen hết hơn 200 triệu. Nếu tổng thu nhập mà 50 triệu như mấy bác nói trên chắc tôi mua lâu rồi hoặc không cần mượn thêm. Tôi tiết kiệm bằng cách không mua sắm lung tung mà vẫn đảm bảo đi làm lịch sự, trẻ trung. Vui chơi cũng thế, chưa kể thi thoảng vẫn biếu ba mẹ 2 bên quà tiền". 

10 năm đi làm, 2 vợ chồng mình mua được 3 căn nhà tại Sài Gòn. Chắc cú 100%. Chuyện nhỏ. Phải siêng hơn người, giỏi hơn người một chút, tiết kiệm là được thôi

Một bạn đọc chia sẻ


Bạn đọc Hữu Nhi khuyên: Mình phải tạo dựng từ từ thôi, mua đất trước rồi tích lũy xây nhà sau, xây nhà theo thiết kế của mình thì phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình và có thể cắt giảm phần trang trí không cần thiết. Tuy làm vậy sẽ vất vả hơn là cầm 1 đống tiền đi mua nhà vô ở liền nhưng lại hạn chế được một phần nào rủi ro".

Bạn đọc tên Thông góp ý kiến: Vợ chồng tôi tuổi 40, lương hiện tại gần 90 triệu. Trước đây thì chúng tôi cũng "lèo tèo" như các bạn, nhưng cũng nhờ ngân hàng mà hiện giờ đã có 1 căn nhà ở Bình Tân rộng rãi, cao ráo, xe cộ đầy đủ, còn được 1 căn nhà nhỏ 2 tầng cho thuê và 1 miếng đất 800 mét vuông ở Long An. Cái gì cũng có giá của nó cả, tôi không hiểu sao các bạn trẻ cứ thích ở gần trung tâm, xe phải xe mới. Nếu chịu khó thì tôi tin cái gì cũng làm được. Tôi vẫn phải lo cho 2 bên gia đình đầy đủ cũng như con cái ăn học, nói chung hoàn cảnh cũng chỉ làm công ăn lương như các bạn mà thôi".

'Vợ chồng tôi thu nhập 50 triệu/tháng vẫn không dám mua nhà Sài Gòn'

Sau bài viết Người trẻ mua nhà Sài Gòn, nhiều bạn đọc báo Thanh Niên cũng đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của mình...

Tại sao cứ phải chăm chăm mua nhà Sài Gòn?

Phần bình luận dưới bài viết Người trẻ cách gì mua nhà Sài Gòn? xuất hiện nhiều phân tích khá hay, nổi bật có nhận xét của bạn đọc tên Văn: Giá nhà ở Sài Gòn cao là vì nhiều lý do, đất chật dân đông, dân nhập cư liên tục dồn vào và ai cũng muốn có căn nhà khiến giá nhà tăng vọt. Các bạn trẻ cày để mua nhà nhưng chính họ lại tạo áp lực lên những người khác, ai cũng muốn có nhà riêng để ở trong khi nhà thì có hạn nên theo quy luật thị trường người trả giá cao nhất sẽ có, cũng đồng nghĩa với việc giá nhà sẽ luôn cao khi luôn có hàng vạn người thành phố, người nhập cư đua nhau mua bằng được 1 căn nhà. Chính các bạn làm khổ chính mình và làm khổ lẫn nhau. Nếu muốn hết khổ thì các bạn nên về quê mua nhà lập nghiệp, thành phố giãn dân ra thì bớt áp lực bất động sản, giá nhà sẽ giảm ngay.

Cũng cùng quan điểm đó, độc giả N.V.H viết: Tại sao các bạn trẻ cứ chăm chăm mua nhà ở Sài Gòn không vậy?! Với số tiền 1 - 2 tỉ, các bạn dư sức ở tại quê nhà làm ăn và làm giàu mà? Sao cứ phải dồn lên Sài Gòn kiếm sống mãi?!

Tin liên quan

Theo ông Phan Công Chánh [Chuyên gia bất động sản cá nhân], người trẻ cần xác định rõ 5 bước cần thiết trước khi mua nhà. 5 bước này có tên “Khu - Tiền - Cụ - Pháp - Giao", gồm: Khu vực sẽ sinh sống; Khoản tiền sẽ mua nhà; Loại nhà cụ thể sẽ mua; Pháp lý; Tiến hành giao dịch.

Người trẻ cách gì mua nhà Sài Gòn - Kỳ 3: Cầm 200 triệu đã dám sắm

Khi vừa sinh con gái đầu lòng, có trong tay hơn 200 triệu, vợ chồng anh Minh quyết định mua nhà chung cư trả góp tại quận 12 [TP.HCM]. Căn nhà rộng 60 m2 với đầy đủ tiện ích xung quanh khiến anh chị khá hài lòng.

Khu vực sẽ sinh sống: Chọn nơi mình muốn gắn bó lâu dài

Tôi có người bạn tên X. làm việc ở quận 7 nhưng mua nhà ở quận Thủ Đức, TP.HCM. Bạn chia sẻ với tôi: “Từ ngày về đó hầu như cắt đứt liên lạc với bạn bè. Thứ bảy, chủ nhật được nghỉ nhưng bạn bè rủ đi đâu chơi thì anh cũng không đi được. Bởi hằng ngày anh đều phải đi một quãng đường dài, cuối tuần mệt quá, chỉ muốn ngủ thôi.”

Chọn một bất động sản để ở thì phần lớn mọi người chỉ chuộng giá rẻ. Vì mua căn nhà đầu tiên, họ có rất ít sự lựa chọn với số tiền tích lũy hạn hẹp của mình. Lời khuyên của tôi là bước quan trọng nhất đầu tiên nhằm mua được căn nhà để ở là phải chọn được khu vực mình muốn sinh sống và gắn bó trong một thời gian dài. Lập một danh sách những khu vực mà mình muốn sống. Danh sách này ít nhất cần có 5-10 cái tên. Cần đi xem ít nhất 5-7 khu vực trong danh sách này để có căn cứ đối chiếu, so sánh và lựa chọn.

Người trẻ cách gì mua nhà Sài Gòn - Kỳ 2: 'Cày' tối mặt sắm nhà tiền tỉ

Đừng bao giờ mua nhà vì nó rẻ, phải mua nhà vì nó tiện. Giả sử ở TP.HCM, nếu bạn mua nhà để ở, bạn sẽ ở quận mấy? Quận 12 chăng, vì gần chỗ làm? Nhưng nếu nay mai bạn chuyển qua quận 4 làm thì sao? Nếu chuẩn bị cưới vợ, bạn muốn mua nhà ở quận 10 vì gần quận 3, quận 5, quận 1, thì hãy tìm hiểu xem bà xã tương lai xem đi làm có gần không? Chứ đi làm ở quận 7 mà nhà ở quận 10 thì tội cho bà xã.

Người trẻ cần xác định rõ nhiều yếu tố trước khi quyết định mua nhà

Ảnh minh họa: Đình Sơn

Giới trẻ rất ít người có khả năng mua nhà. Người từ tỉnh xa tới, dưới 30 tuổi mà sở hữu được một ngôi nhà là người rất giỏi, rất hiếm. Trường hợp ba mẹ có điều kiện mua nhà cho thì chúng ta khỏi bàn. Người Việt với thu nhập bình quân đầu người còn thấp, từ lúc ra trường đi làm tích lũy ở độ tuổi 22 thì khoảng 10 - 15 năm sau mới có khả năng mua được nhà. Những người có nhà thường rơi vào tầm tuổi 35 – 45. Khi bước qua ngưỡng 30, con người bắt đầu biết quý sức khoẻ. Đó là lý do vì sao nhà gần bệnh viện được quan tâm nhiều nhất.

Xu hướng chọn nhà gần nơi làm việc” chiếm 25% thì không có gì ngạc nhiên, vì công việc chiếm 1/3 thời gian cuộc sống của con người mà. Xu hướng chọn nhà “gần trường học” chiếm vị trí thứ 3 [23%], vì người ở tuổi này đã có con cái. Gần trường học để đưa đón con cho tiện. Cuối cùng, đứng thứ 4 là yếu tố “gần chợ” để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình.

'Vợ chồng tôi thu nhập 50 triệu/tháng vẫn không dám mua nhà Sài Gòn'

Sau bài viết Người trẻ mua nhà Sài Gòn, nhiều bạn đọc báo Thanh Niên cũng đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của mình...

Bốn yếu tố này chiếm 94% quyết định của những người đi mua nhà. Nếu bạn đang có ý định mua bất động sản thì hãy nghiên cứu thật cẩn thận khu vực mình sẽ sống theo bốn yếu tố: Có gần bệnh viện/chỗ làm/trường học/chợ hay không? Khu vực nào đáp ứng càng nhiều các yếu tố này thì đó chính là căn cứ để bạn lựa chọn đầu tiên. Trong thực tế thống kê, trung bình một người mua nhà để ở lần đầu xem khoảng 10-15 căn nhà thì mới quyết định. Cá biệt có một số trường hợp họ xem khoảng 30-35 căn nhà rồi mới quyết định.

Chuyên gia Phan Công Chánh

Ảnh: NVCC

Khoản tiền sẽ mua nhà: Quy luật "2 lần 50%"

Xác định khoản tiền để mua nhà là bước quan trọng thứ hai. Nếu chọn được khu vực yêu thích, bạn sẽ dành bao nhiêu tiền để mua nhà? Tiền đó là bạn tích lũy 100% hay có phải vay mượn ai không? Nếu có phải vay mượn thì nguồn trả lãi từ đâu? Có ổn định không?

Có nhiều người gặp được bất động sản tốt rồi mới đi vay, mượn để mua. Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi khuyên rằng nên xác định số tiền mua nhà trước, rồi hẵng tính đến nhà tốt để mua. Bạn phải xác định được độ chắc chắn của các nguồn vốn trước khi dòm ngó bất kỳ bất động sản nào.

Nếu là hai vợ chồng trẻ đang có công ăn việc làm ổn định, nghĩ đến việc mua nhà để ở, đừng vay quá 50% giá trị căn nhà và tiền trả lãi không vượt quá 50% thu nhập. Tôi gọi đây là quy luật “2 lần 50%”.

Ví dụ cụ thể: Hai vợ chồng trẻ tổng thu nhập mỗi tháng 15 triệu, tích luỹ được 300 triệu, dự định mua nhà. Thì giá trị căn nhà không nên vượt quá 600 triệu.

Nếu đi vay ngân hàng 300 triệu trong 20 năm với lãi suất 10%/năm theo gốc lãi giảm dần đều, thì những tháng đầu tiên, số tiền tối đa phải trả bao gồm tiền gốc: [300 triệu/[20 năm x 12 tháng]] = 1,25 triệu; tiền lãi [300 triệu x 10%/năm]/12 tháng = 2,5 triệu; tổng cộng 2 khoản là 3,75 triệu bé hơn 50% tổng thu nhập mỗi tháng là 7,5 triệu. Như vậy thì rất thong thả. Vì khoản tiền còn lại dùng để tái tạo sức lao động và tích lũy thêm.

Theo một thống kê về khoa học chi tiêu của thế giới, một gia đình cần ít nhất 50% tổng thu nhập để tái tạo sức lao động, chưa kể tích lũy để phòng các trường hợp rủi ro như tai nạn, mất việc…

Với các bạn chưa tích lũy đủ 300 triệu trong ví dụ trên, tôi khuyên hãy mạnh dạn đi thuê ngay tại khu vực mình muốn sinh sống để trải nghiệm. Ngay cả khi bạn đã có đủ tiền để mua căn nhà đầu tiên mà vẫn còn e ngại, hãy thuê nhà để ở, để trải nghiệm khu vực đó xem điều kiện sống, môi trường [kẹt xe, ngập nước] , hàng xóm, các tiện ích có lý tưởng … để an cư không. Đừng quyết định vội vàng rồi sau đó phải hối tiếc.

Người trẻ cách gì mua nhà Sài Gòn - Kỳ 1: Vòng xoáy và giấc mơ 'xa xỉ'

Ra trường đi làm, lương gần chục triệu nhưng ai dám mua nhà ở Sài Gòn để an cư. Đối mặt với vòng xoáy cơm áo giữa thời buổi thóc cao gạo kém, không ít người trẻ còn phải ca hoài câu hát 'tiền đâu đám cưới bây giờ' chứ đừng nói đến chuyện mua nhà Sài Gòn. 

Loại nhà cụ thể sẽ mua: Chung cư hay nhà phố đều có ưu - khuyết điểm riêng

Khi đã xác định được khu vực và khoản tiền dùng để mua nhà, thì việc chọn loại nhà cụ thể sẽ mua là bước các bạn đi thực tế để lựa chọn. Hiện giờ người mua nhà lần đầu với số tiền hạn chế chỉ có vài lựa chọn, trong đó nhà phố và chung cư là hai lựa chọn tiêu biểu. Nhưng chúng đều có những hay dở khác nhau.

Chung cư mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây do đó mọi người chỉ mới bắt đầu quen dần với việc ở chung cư, khác với các nước đang phát triển như Singapore, Hàn Quốc, Mỹ … nơi mọi người hầu hết ở trong chung cư. Cùng chia sẻ không gian chung, tiện ích chung và rất an ninh.

Nếu nhà bạn ở chung với ba mẹ, anh chị lớn tuổi hay có con nhỏ thì chung cư hoàn toàn là một lựa chọn không tồi. Khi đó bạn có việc đi xa cũng sẽ rất yên tâm. Khi ở chung cư, cần chuẩn bị tâm lý bạn sẽ trả tiền cho các dịch vụ được thụ hưởng và những tiện ích chung cho cư dân. Nhiều người Việt chưa sẵn sàng trả phí cho những dịch vụ chung được thụ hưởng này.

Đối với nhà phố, bạn sẽ được tự do một mình một cõi và hầu như không có phí dịch vụ như ở chung cư. Nhưng ở nhà phố lại rất kém an toàn hơn nếu xét về mục đích để ở. Hàng xóm phức tạp ở các khu vực mới hình thành hoặc các khu vực dân cư cũ cũng là yếu tố làm e ngại nhiều người khi mua nhà để ở với tài chính hạn chế.

Pháp lý: Chỉ nên mua nhà có sổ hồng

Với người mua nhà lần đầu, điều kiện quan trọng tuyệt đối khi mua nhà để ở là chỉ mua những căn nhà có sổ hồng. Tức là những căn nhà đã hoàn chỉnh về pháp lý. Nếu phải đi xa hơn một chút để có căn nhà có pháp lý hoàn chỉnh, tôi khuyên bạn hãy làm điều này. Ở trong một căn nhà mua bằng giấy tay, cảm giác đó rất đáng sợ, luôn phập phồng và không đáng để đánh đổi.

Để kiểm tra tình trạng pháp lý hoặc quy hoạch căn nhà, hãy hỏi người chủ nhà cung cấp một giấy photo sổ hồng rồi đến Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi bất động sản tọa lạc để hỏi về quy hoạch, đến phòng công chứng hỏi về tình trạng mua, bán hay phong tỏa của căn nhà. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn nhiều khi đặt bút ký hợp đồng mua bán.

Trong trường hợp phải mua chung cư chỉ có hợp đồng, chưa có sổ hồng, hay có những điểm bạn không hiểu biết rõ về pháp lý, hãy nhờ đến sự cố vấn của luật sư hay các chuyên gia tư vấn độc lập trước khi ra quyết định.

Tiến hành giao dịch: 7 điều lưu ý

Bạn mua bán với ai quan trọng hơn bạn mua bán cái gì. Ở bước cuối cùng này, cần phải hiểu 1 giao dịch bất động sản sẽ trải qua 4 giai đoạn: 1. Ký hợp đồng đặt cọc; 2. Ký hợp đồng mua bán; 3. Đóng thuế; 4. Đăng bộ [đổi tên chủ cũ sang chủ mới].

Khi ký hợp đồng đặt cọc, để tăng mức độ chắc chắn, bạn hãy yêu cầu người bán đi công chứng. Ở bước này thường bạn sẽ thanh toán tối đa 10% giá trị căn nhà. Khi ký hợp đồng mua bán: chắc chắn hai bên phải ký tại phòng công chứng. Giai đoạn này thanh toán tối đa thêm 85% giá trị căn nhà.

Cần lưu ý rất nhiều trường hợp công chứng xong nhưng không thể đăng bộ được do nhà xây sai phép, xây không phép. Với tư cách là người mua, bạn phải kiểm tra kỹ điều này.

Đối với việc mua chung cư, bạn sẽ phải thanh toán theo tiến độ. Hãy tìm hiểu uy tín của chủ đầu tư bằng việc kiểm tra những dự án họ đã làm có bàn giao đúng tiến độ, đầy đủ tiện ích và làm đúng những gì đã cam kết lúc bán hàng hay không?

Và đây là 7 điểm bắt buộc phải có trong hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng mua bán: 1. Giá mua; 2. Diện tích; 3. Tiền cọc; 4. Thời gian công chứng; 5. Ngày bàn giao nhà; 6. Phương pháp thanh toán; 7. Các loại thuế phí.

Một lần nữa, nếu có gì thắc mắc, bạn nhất thiết phải tham khảo ý kiến của luật sư hoặc các chuyên gia tư vấn địa ốc độc lập để được hướng dẫn.

Tóm lại, mua căn nhà đầu tiên để ở bao giờ cũng là một trong 3 việc nhiều vất vả trong đời người nhưng cũng không kém phần thú vị. Như tôi hay nói: “Mùi sơn căn nhà mới bao giờ cũng thơm”.

Một kinh nghiệm quý giá là bạn có thể thuê để trải nghiệm trước rồi mới mua. Khi mua phải cân đối tài chính, đừng để căn nhà trở thành gánh nặng trong 15 - 20 năm tuổi trẻ. Ở thuê rồi dùng số tiền tích lũy để làm ăn, học phát triển bản thân cho đến khi có dư để mua một căn nhà như ý chắc chắn là một lựa chọn không tồi trong giai đoạn người trẻ Việt Nam có cơ hội sòng phẳng để trở thành một công dân toàn cầu như thế này.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề