Cách nấu cốt lẩu

Lẩu tomyum bắt nguồn từ Thái Lan. Xứ sở Chùa Vàng cũng là nơi rất nổi tiếng về các món ăn, món lẩu với độ cay và ngon trên cả mức tuyệt vời. Khi nhắc đến lẩu của Thái Lan người ta liền nghĩ đến lẩu Tomyum. Lẩu Tomyum không chỉ nổi tiếng ở Thái Lan mà còn được ưa chuộng ở rất nhiều nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.

Lẩu Tomyum có nước dùng vô cùng đậm đà, chua cay rất phù hợp với người Việt Nam ăn khi trời bắt đầu trở lạnh. Lẩu Tomyum còn được kênh CNN bình chọn đứng thứ 8 trong 50 món ăn hấp dẫn nhất thế giới. Để có được nước dùng đúng chất lẩu Tomyum thì vô cùng đơn giản. Hãy cùng Fallowcafe tìm hiểu xem cách nấu lẩu tomyum dễ nhất.

Mục lục

  • 1. Lưu ý trước khi nấu lẩu Tomyum
  • 2. Nguyên liệu và gia vị cần chuẩn bị
  • 3. Các bước làm lẩu Tomyum
    • Sơ chế nguyên liệu
    • Nấu nước dùng
    • Chế biến lẩu Tomyum

1. Lưu ý trước khi nấu lẩu Tomyum

Điều quan trọng nhất trong lẩu Tomyum đó là nước lẩu phải có màu đỏ cam để trong thật hấp dẫn, nước lẩu phải đạt chuẩn yêu cầu tối thiểu, hương vị phải đậm đà thơm ngon và tất nhiên là độ cay trong nước lẩu phải vừa đủ tránh không cay qua người nhà không ăn được.

Có đầy đủ những yếu tố trên thì chúc mừng bạn đã nấu lẩu Thái Tomyum thành công, chuẩn vị.

Xem thêm : Top 10 món ăn ngon ở Hà Nội mà bạn không thể không ăn

2. Nguyên liệu và gia vị cần chuẩn bị

  • 500g xương ống để nấu nướng dùng
  • 350 500gr tôm sú tươi, bỏ đầu, bỏ chỉ
  • 500gr sò
  • 500gram thịt bò
  • 200ml nước cốt dừa
  • 10 15 lá chanh
  • 3 cây sả đập dập và đã cắt
  • 1 củ riềng thái lát
  • 2 trái ớt băm nhuyễn
  • 2 nhánh tỏi, 1 củ hành tây băm nhuyễn
  • 2 trái cà chua bổ múi
  • 2 trái chanh vắt lấy nước cốt
  • Tùy chọn rau ăn kèm với lẩu tùy vào sở thích
  • 4 muỗng gia vị Tomyum
  • 3 muỗng ớt bột Thái
  • 2 -3 muỗng nước mắm
  • 1 muỗng cà phê bột nghệ
Cách nấu cốt lẩu
Nguyên liệu và gia vị cần chuẩn bị

3. Các bước làm lẩu Tomyum

Sơ chế nguyên liệu

  • Yêu cầu tối thiểu đó là những nguyên liệu bạn mua về phải tươi. Sau đó, bạn rửa qua nước muối và bắt đầu thực hiện cắt, lát như phần nguyên liệu nêu trên.

Nấu nước dùng

  • Khi thưởng thức lẩu Tomyum sẽ cảm nhận được vị ngọt do nước hầm gà.
  • 500g xương ống bạn luộc qua một lần nước để loại bỏ những chất cặn trong xương và để cho nước trong hơn. Sau đó dùng lại 500g xương ống hầm với lần nước thứ hai trong khoảng 45 phút.

Chế biến lẩu Tomyum

Sau quá trình hầm 500g xương ống trong 45 phút thì các bạn tiến hành các bước sau để chế biến lẩu Tomyum

  • Bước 1: Cho hành tỏi băm cùng 1 -2 muỗng dầu ăn rồi phi thơm cho thật vàng. Sau đó cho thêm cà chua, ớt băm, sả, riềng vào. Đảo đều tay cho đến khi cà chua nhuyễn ra là được. Nếu cảm thấy trong lúc xào hơi khô, bạn có thể cho thêm 1 muỗng nước hầm gà rồi xào đến lúc hết 1 muỗng là được.
  • Bước 2: Bạn cho toàn bộ những thứ đã xào ở trên vào trong nước hầm 500g xương ống.
  • Bước 3: Bạn cho 15 lá chanh, 200ml nước cốt dừa và 1 muỗng cà phê bột nghệ vào cùng.
  • Bước 4: Chờ cho đến lúc nước sôi, bạn bỏ tất cả những nguyên liệu còn lại vào trong nồi. Nêm nếm gia vị lần cuối xem đã hợp khẩu vị hay chưa rồi mới tắt bếp được.

Cách nấu cốt lẩu

lẩu TomyumNhững bước trên là cách nấu lẩu Tomyum vô cùng đơn giản ai cũng có thể nấu được. Và bạn cần lưu ý đó là lẩu Tomyum nên ăn vào lúc nước đang sôi sùng sục, đó là lúc lẩu Tomyum ngon nhất. Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn chế biến một nồi lẩu Tomyum thật ngon.