Cách nấu nước dừa trị Covid

Thứ Hai, 01/11/2021 | 18:10

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng cao ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhiều người dân đã đổ xô mua thực phẩm, thức uống giàu vitamin C để tăng sức đề kháng nhằm phòng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cách nấu nước dừa trị Covid

Người tiêu dùng chọn mua trái cây giàu vitamin C về dùng để tăng sức đề kháng. Ảnh: T.Q

Mấy ngày qua, các loại thực phẩm như: dừa, gừng, cam, sả, mật ong, tỏi… luôn trong tình trạng đắt hàng vì có nhiều người tìm mua. Ngoài mua thực phẩm, nhiều người còn đăng tải, chia sẻ trên trang mạng xã hội Facebook, Zalo nhiều bài thuốc nam theo kiểu dân gian để ngừa và điều trị bệnh COVID-19. Trong đó, phổ biến nhất là dùng sả, chanh, gừng, tỏi, mật ong, chanh đào, lá bạc hà… nấu nước uống hoặc xông cổ họng, hít vào khoang mũi. Chị Thanh Thảo (Phường 1, TP. Bạc Liêu) chia sẻ: “Tôi được người thân bày cách sử dụng nước dừa nấu gừng, sả mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ bị cảm cúm. Do đó từ khi có dịch bệnh, tôi thường xuyên nấu nước dừa với gừng, sả và chế biến gừng với mật ong cho cả nhà cùng uống để giữ ấm họng, cơ thể, hy vọng ngăn ngừa được vi-rút xâm nhập cơ thể”.

Tương tự chị Thảo, nhiều bà nội trợ cũng mua gừng, sả, tỏi, cam, bưởi, mật ong, các loại thuốc bổ, vitamin C… tích trữ trong nhà để sử dụng dần với mục đích tăng cường sức đề kháng, giúp ngăn ngừa dịch bệnh. Bên cạnh các mặt hàng thực phẩm đang được nhiều người mua về chế biến để sử dụng, thì các sản phẩm được chế biến sẵn từ các loại trái cây như: nước chanh sả, chanh đào mật ong, nước cam, bột cam… cũng được khách hàng đặt mua rầm rộ tại các cửa hàng, xe đẩy, các trang mạng xã hội.

Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định các loại thực phẩm hay các bài thuốc dân gian, gia truyền kể trên có thể ngừa và điều trị được bệnh COVID-19. Việc sử dụng các loại thực phẩm, dược phẩm không theo chỉ định của bác sĩ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, mỗi người dân cần tỉnh táo và cẩn trọng tránh “tiền mất tật mang”.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân, người dân và nhất là người dùng mạng xã hội tuyệt đối không nên đăng tải, chia sẻ những thông tin, bài thuốc, phương pháp trị bệnh COVID-19 khi chưa được kiểm chứng của cơ quan chức năng. Trước mắt, phải tuân thủ nguyên tắc “5K” trong phòng chống dịch bệnh. Nếu nhiễm bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị theo phương pháp khoa học và làm theo hướng dẫn của ngành Y tế. Hơn hết là xây dựng lối sống lành mạnh giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng để “chung sống an toàn với dịch bệnh”.

Minh Luân

Với các bệnh nhân F0 thì việc bù nước và điện giải là cần thiết và quan trọng. Khi bị F0 điều trị tại nhà, người bệnh sẽ được khuyên uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước cơ thể bị mất do sốt, tiêu chảy, vã mồ hôi, nôn, thở nhanh…

Vậy, F0 nên uống nước gì để bù lượng nước đã mất?

1. Nước dừa bổ sung điện giải cho F0 điều trị tại nhà

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, vitamin tốt cho sức khỏe.

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240ml chứa 60 calo, cũng như:

  • Carb: 15g
  • Đường: 8g
  • Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
  • Magiê: 4% DV
  • Phốt pho: 2% DV
  • Kali: 15% DV

Cách nấu nước dừa trị Covid

Uống nước dừa giúp cân bằng điện giải.

Các khoáng chất trong nước dừa như kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày. 

Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:

  • Người bị F0 điều trị tại nhà biểu hiện lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…
  • Người bị COVID-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh, hạ huyết áp…
  • Người béo phì bị COVID-19 tiêu hóa kém, hay đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi…
  • Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…

2. Nước chanh, thức uống dễ chế biến

Cách nấu nước dừa trị Covid

Nước chanh đơn giản, dễ chế biến, tốt cho người mắc COVID-19.

Trong chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hóa khác giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, trị chứng sốt, chứng viêm cho bệnh nhân là F0 điều trị tại nhà hay háo, khát, nhu cầu nước cao.

Chanh có chứa rutin C vừa có tác dụng bền thành mạch máu, vừa làm giảm nguy cơ tai biến cho bệnh nhân mắc bệnh nền. Nước chanh có chứa đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm giảm sự mệt mỏi, lợi tiểu, giúp tăng sự đào thải độc tố cho cơ thể.

Chanh có tác dụng tiêu đờm, nhầy, giảm ho là triệu chứng mà các F0 thường mắc phải. Chanh làm cho đờm loãng ra, dễ khạc, làm giảm mạnh các triệu chứng khó thở của bệnh nhân.

Với các bệnh nhân F0 thì việc bù nước và điện giải là cần thiết và quan trọng. Việc uống nước chanh đường dễ sử dụng, lợi ích kép nên chúng ta cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân F0 có bệnh lý nền đái tháo đường nên hạn chế lượng đường cho thêm vào nước chanh. Ngoài ra, có thể pha nước chanh muối hoặc nước chanh, gừng, mật ong cũng rất tốt cho sức khỏe.

Có thể uống 1 ly nước chanh sau bữa ăn (sáng, trưa, tối) khoảng 1,5-2 tiếng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiêu hóa thức ăn. Hoặc cũng có thể uống nước chanh pha mật ong vào buổi tối. Nhưng chỉ nên uống 1 ly vào trước 8-9h tối, không nên uống quá muộn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

3. Mật ong pha gừng

Cách nấu nước dừa trị Covid

Kết hợp gừng và mật ong tốt cho sức khỏe.

Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nó càng tốt hơn nếu kết hợp với một loại gia vị là gừng. Bởi cả hai đều có đặc tính kháng khuẩn giúp tránh nhiễm trùng và các tế bào gây hại cho cơ thể. Khi mật ong kết hợp cùng gừng sẽ tạo nên một thức uống chống dị ứng và chữa lành vết thương trên cơ thể, tốt cho người bệnh F0 điều trị tại nhà.

Theo nhiều nghiên cứu, hợp chất gingerol và shogaol trong gừng đóng vai trò là chất chống ôxy hóa mạnh, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, thành phần dưỡng chất và hàm lượng vitamin dồi dào trong mật ong cũng giúp tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự vận động của tế bào.

Với tính ấm và khả năng sát khuẩn cao, gừng ngâm mật ong sẽ giúp cơ thể chống lại các virus gây bệnh, giúp làm ấm cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và cung cấp các dưỡng chất cũng như vitamin cho cơ thể.

Nếu không có sẵn gừng, có thể uống mật ong pha với nước ấm. Tiêu thụ nước mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ cho người bệnh F0 điều trị tại nhà, và nó cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp cải thiện phản ứng miễn dịch.

4. Dung dịch oresol

Với những trường hợp F0 điều trị tại nhà, nếu có sốt nên bù nước và điện giải cho người bệnh bằng đường uống. Bên cạnh nước lọc, nước trái cây, có thể sử dụng dung dịch oresol pha với đúng liều lượng cho người bệnh uống thay cho nước lọc.

Khi pha, cần làm theo đúng hướng dẫn. Kiểm tra gói để biết hướng dẫn sử dụng và thêm lượng nước sạch một cách chính xác. Pha không đúng tỷ lệ nước như trong hướng dẫn có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.

Chỉ hòa oresol với nước sạch để uống. Không thêm oresol vào sữa, súp, nước trái cây hoặc các loại nước ngọt. Không tự ý thêm đường hay bất kỳ thành phần nào khác.

Lượng nước điện giải cần bổ sung thay đổi khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng bệnh.

5. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Cách nấu nước dừa trị Covid

Sữa bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh F0.

Theo tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành, người bệnh nhiễm COVID-19 đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách người bệnh sẽ suy dinh dưỡng nặng.

Theo đó, F0 điều trị tại nhà nên tăng cường sử dụng sữa mỗi ngày. Bổ sung thêm 1-2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi... bởi sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu phù hợp với người bệnh. Đặc biệt với sữa năng lượng cao, làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi. Thay vì uống sữa, bạn cũng có thể ăn sữa chua hàng ngày để cung cấp các lợi khuẩn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.

Cách nấu nước dừa trị Covid
Người mắc COVID-19 có nên ăn thịt gà?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chung sống với F0: Giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách nào?

Vân Khanh